Thực phẩm “vàng” dành cho các mẹ bầu
Chuyên gia dinh dưỡng Carina Norris cho biết, một chế độ ăn uống lành mạnh quan trọng hơn bao giờ hết bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bà bầu mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Do đó, các thai phụ cần đặc biệt chú ý đến một chế độ ăn khoa học và hợp lý nhất để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm “vàng” đã được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyên dùng.
Cà rốt
Theo chuyên gia dinh dưỡng Norris, vitamin A vô cùng cần thiết với các thai phụ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nhiều quá có thể gây hại cho thai nhi.
Vitamin A có nhiều trong cà rốt và các loại rau quả màu cam khác. Ngoài ra, cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột và nhuận tràng. Hơn nữa, theo các chuyên gia canxi có trong cà rốt giúp tng cường xương, rng và thành ruột tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Cà rốt là nguồn vitamin A phong phú dành cho các mẹ bầu
Nhất là các thai phụ hay bị chứng táo bón làm phiền thì cà rốt được xem là “thần dược” quý giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón này. Theo đó, các bà bầu chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3 đến 5 ngày hoặc uống nước ép cà rốt có tác dụng trong việc hỗ trợ và điều trị táo bón hiệu quả.
Cá mòi
Cá mòi được biết đến là loại cá dồi dào Omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của thai nhi. Ngoài ra, cá mòi có hàm lượng thủy ngân thấp, do đó, chúng an toàn hơn những loại cá chứa omega-3 khác ở biển. Theo các chuyên gia, xương cá mòi khá mềm, chứa nhiều canxi, vì thế bạn có thể ăn cả xương nếu muốn bổ sung thêm canxi cho cả mẹ và bé.
Cá mòi giàu axit béo Omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của thai nhi
Video đang HOT
Thịt nạc đỏ
Sắt cần thiết cho quá trình chuyên chở oxy trong cơ thể bạn và làm tăng lượng máu lên rất nhiều. Trong đó, thịt nạc đỏ là nguồn giàu sắt nhất và dễ hấp thu nhất. Nhưng cần lưu ý đó là không nên ăn quá nhiều trong một tuần vì động mạch sẽ bị tắc nghẽn khi chất béo bão hòa trong máu quá cao.
Bột yến mạch
Bột yến mạch có chỉ số đường huyết thấp, do đó chúng có thể cung cấp năng lượng lâu dài. Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón hết sức hiệu quả ở phụ nữ mang thai.
Bột yến mạch có chỉ số đường huyết thấp phù hợp cho các bà bầu
Sữa chua ít béo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa chua ít béo có hàm lượng cao canxi rất tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, bổ sung lượng sữa chua ít béo hàng ngày có thể giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất và giúp xương chắc khỏe hơn.
Cam
Cam rất giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ được đầy đủ chất sắt trong thực phẩm ăn chay như đậu và đậu lăng. Đối với các thai phụ, cam luôn được xem là loại thực phẩm “vàng” bởi những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng ung thư mà cam còn giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, sản xuất các tế bào khỏe mạnh, lợi tiểu và chống rối loạn tiêu hóa.
Đồng thời, cam còn chứa rất nhiều canxi, do đó, bà bầu thường xuyên uống nước cam có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và một số chứng bệnh khác.
Ngoài ra, trong nước cam tươi rất dồi dào canxi, axit folic và kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.
Cam tươi được biết đến là thực phẩm “vàng” cho bà bầu vì những tác dụng mà nó mang lại
Ngũ cốc
Ăn sáng với ngũ cốc vừa nhẹ nhàng lại vừa có đủ dinh dưỡng cần thiết có lợi cho bà bầu. Theo các chuyên gia, nhiều loại ngũ cốc có chứa axit folic, vitamin D và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nên vô cùng hữu ích cho các bà bầu.
Củ cải
Không chỉ chứa vitamin C, củ cải còn có đầy đủ axit folic. Những loại vitamin và dưỡng chất này rất cần thiết trong thai kỳ để giảm nguy cơ em bé sinh ra bị khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống, tật không não…
Gạo lứt
Gạo lứt là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào có tác dụng giải phóng năng lượng. Ngoài ra, gạo lứt còn giàu chất xơ giúp bà bầu giảm chứng táo bón hiệu quả, giảm lượng cholesterol xấu trong máu và chống xơ vữa động mạch.
Gạo lứt là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào
Trứng
Theo lý giải của các chuyên gia, trong quá trình mang thai, các bà bầu cần khá nhiều vitamin D để có thể hấp thụ tốt canxi có trong thức ăn. Trong đó, trứng gà là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời dành cho các mẹ bầu. Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.
Theo Duocanbinh
Giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn trứng ngỗng có tốt không
Trứng ngỗng là thực phẩm được các mẹ bầu truyền tai nhau có công dụng giúp con thông minh hơn thường, càng ăn nhiều trứng ngỗng càng giúp bé phát triển trí não...
Vậy, ăn trứng ngỗng có tốt không và ăn bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
Trứng ngỗng được cho là giúp trẻ thông minh
Dinh dưỡng có trong trứng ngỗng
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt. Trứng ngỗng được xem là thực phẩm bổ dưỡng cho bà bầu bởi những dưỡng chất chứa trong nó. Trứng ngỗng to gấp 3-4 lần so với trứng gà. Hơn thế nữa trứng ngỗng có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, lipid, vitamin A, vitamin B1, vitamin PP, canxin, photpho, sắt... đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể của bà bầu. Đặc biệt chứa lượng protein cao lên đến 13g /100g giúp mẹ dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy trứng ngỗng được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Thực hư việc ăn trứng ngỗng giúp con thông minh
Vì tin rằng trứng ngỗng tốt cho trí tuệ của bé nên nhiều mẹ đã cố gắng ăn thật nhiều mặc dù nó khó ăn và nhanh tạo cảm giác ngấy. Tuy nhiên, thực tế cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng có tốt không và việc mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn. Thật ra đó chỉ là quan niệm và niềm tin dân gian. Bởi để bé phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như gen, dinh dưỡng, và tâm lý của người mẹ. Chế độ dinh dưỡng lại được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và trứng ngỗng chỉ là một nguồn nên không có vai trò quyết định. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong trứng ngỗng lại có một hàm lượng cholesterol cao gây hại cho sức khỏe nên không nên lạm dụng trứng ngỗng quá nhiều.
Trứng ngỗng to gấp 3-4 lần so với trứng gà
Lưu ý khi ăn trứng ngỗng
Để trứng ngỗng mang lại dinh dưỡng tốt nhất, bạn cần biết cách lựa chọn những loại trứng chất lượng. Lựa chọn những loại trứng mới đẻ và có chất lượng tốt. Không nên lựa chọn những loại trứng đã bị loãng sẽ khiến trứng bị biến thành những chất có hại cho sức khỏe.
Trứng ngỗng tuy có nhiều dưỡng chất, nhưng được các chuyên gia khuyên không nên ăn quá nhiều. Vậy ăn bao nhiêu là đủ? Một tuần bạn chỉ nên ăn tối đa một quả trứng ngỗng. Nếu ăn nhiều sẽ khiến mẹ khó tiêu, thêm đó bạn cần kết hợp những thực phẩm dinh dưỡng khác với các chất như vitamin D, axit folit...từ cá, thịt bò, rau củ quả... Tránh ăn trứng ngỗng với những thực phẩm kị nó như tỏi, các thực phẩm quá nóng.
Dinh dưỡng cho trẻ trong bụng mẹ cần được đặc biệt quan tâm. Bởi nó là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Cần cung cấp các loại thực phẩm đúng và đủ. Hy vọng, qua bài viết bạn có thể giải đáp được câu hỏi ăn trứng ngỗng có tốt không và những lưu ý khi ăn trứng ngỗng.
Theo Nau.vn
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh cho mẹ bầu mang thai tháng đầu Chế độ ăn uống của mẹ bầu khi mang thai tháng đầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng hợp lý của mẹ bầu đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển...