Thực phẩm nấm mốc: Chớ nên “tiếc của”
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn, đặc biệt là thực phẩm đã bị nấm mốc, quá hạn sẽ là nguồn gây bệnh nếu người nội trợ tận dụng vì “tiếc của”.
Thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin.
Chứa nhiều độc tố
Khi nói đến thực phẩm “bẩn”, nhiều người nghĩ ngay tới những loại chứa hóa chất, nhiễm độc mà quên rằng thói quen sử dụng thực phẩm chưa khoa học cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm lớn là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Bởi tâm lý “tiếc của”, nhiều người cố gắng loại bỏ nấm mốc khỏi thực phẩm bằng cách rửa sạch, tráng nước sôi, đem phơi nắng… Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thói quen đó có thể gây hại khôn lường.
Hiện có hàng nghìn loại nấm mốc sinh trưởng ở môi trường nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Việc bảo quản không tốt các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm khô, ngũ cốc chứa hàm lượng tinh dầu cao sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng tình trạng nấm mốc. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc ở các loại ngũ cốc (thường là lạc, ngô, gạo, lúa mì, các loại hạt họ đậu…) lên đến 25%.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thông tin: Nếu không được bảo quản đúng cách, ngũ cốc có thể sản sinh độc tố aflatoxin. Các loại nông sản thường bị nhiễm aflatoxin là ngô, kê, lúa, miến, gạo, lúa mì, hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt bông), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa…
Đáng chú ý, độc tố aflatoxin rất khó bị phân giải bởi nhiệt độ cao hay hóa chất; không những thế, nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.500oC, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy, nếu ăn thì vẫn nguy hiểm. “Các báo cáo cho biết, aflatoxin gây ra 30% số trường hợp ung thư gan trên thế giới”, bác sĩ Minh Hương (Bệnh viện Thu Cúc) cho biết.
Video đang HOT
Hiện có gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy mức độ khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ăn phải những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng. Nhưng nếu độc tố tích lũy dần trong cơ thể thì có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, suy thận, ung thư buồng trứng… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh và 420 nghìn người tử vong do ăn thực phẩm không an toàn. Thực phẩm “bẩn” là nguyên nhân gây ra hơn 200 bệnh khác nhau.
Để tránh “rước bệnh vào người”
Theo khuyến cáo của chuyên gia, khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng, hoặc nghi ngờ thực phẩm bị nấm mốc thì không nên vì tiếc mà sử dụng; việc tiêu hủy thực phẩm ít tốn kém hơn khi phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do nó gây nên. Điều quan trọng, ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng làm khô thực phẩm chứ không triệt tiêu được nấm mốc. Do vậy, khi thực phẩm đã bị mốc, tốt nhất là bỏ đi.
Đối với các loại thực phẩm tươi sống, người dùng khi mua về cần bao gói cẩn thận và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cần hạn chế việc tích trữ quá nhiều đồ ăn, rau củ quả trong tủ lạnh. Các loại thực phẩm khô cần được để ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp và tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Các loại hạt, ngũ cốc có thể sử dụng trong vài tháng, thậm chí cả năm nếu biết cách bảo quản hợp lý như đựng trong lọ thủy tinh, hộp kín hoặc buộc nilon kín treo ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc rước bệnh vào người do bảo quản thực phẩm sai cách, các chuyên gia khuyến cáo: Người tiêu dùng cần tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Nếu phát hiện sản phẩm lên mốc xanh, vàng nâu hoặc đen thì ngay lập tức phải loại bỏ ngay. Bên cạnh đó, các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống cũng phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau bát đũa. Cần nấu chín kỹ thịt, cá và ăn ngay sau khi nấu; thức ăn nấu chín nếu để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm thì nhất thiết phải được đun chín lại. Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản, không dùng chung thớt để thái đồ chín và đồ sống…
Vì sao không nên phơi quần áo qua đêm?
Việc phơi đồ sau khi giặt tưởng chừng như là một điều rất dễ, nhưng nếu đồ không được phơi đúng cách, chúng có thể khiến bạn khó chịu khi mặc, thậm chí gây ra một số bệnh ngoài da.
Tại sao không nên phơi quần áo qua đêm
Là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi
Vào ban đêm, không khí có độ ẩm cao, quần áo không thể nào khô trong vài giờ được, nên thời gian phơi trong suốt 1 đêm chính là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, thói quen phơi quần áo ngoài trời hoặc ngoài ban công khiến quần áo không những lâu khô mà đôi khi còn khiến chúng ám mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
Ảnh minh họa
Các loại nấm mốc xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe
Có rất nhiều loại nấm mốc xung quanh môi trường sống của bạn gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: Viêm xoang, viêm phế quản, suy hô hấp, dị ứng,... Với những trường hợp thông thường, da bạn sẽ bị nấm ngứa. Nhưng nếu vẫn giữ thói quen phơi quần áo ban đêm trong thời gian dài, người hít phải những bào tử nấm mốc có thể xuất hiện một trong hai triệu chứng:
Nhiễm trùng: Những người có hệ thống miễn dịch kém thường mắc phải, hoặc những người có vết thương hở.
Dị ứng: Gây ra những phản ứng dị ứng như hen suyễn, xoang, nổi mề đay,...
Các dấu hiệu của bệnh do nấm mốc gây ra thường là: Ho, mệt mỏi kéo dài, đau mắt và vòm họng, đau đầu, kích ứng da hoặc buồn nôn.
Mẹo phơi quần áo đúng cách, bảo vệ sức khỏe gia đình
Việc phơi đồ sau khi giặt tưởng chừng như là một điều rất dễ, nhưng nếu đồ không được phơi đúng cách, chúng có thể khiến bạn khó chịu khi mặc, thậm chí gây ra một số bệnh ngoài da hoặc các triệu chứng dị ứng. Dưới đây là một số mẹo phơi quần áo đúng cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.
Ảnh minh họa
Không phơi quần áo vào ban đêm: Như những gì được lý giải ở trên, phơi quần áo vào ban đêm có thể khiến vi khuẩn và các loại nấm mốc sinh sôi phát triển trên quần áo, gây dị ứng và khiến quần áo có mùi khó chịu.
Phơi quần áo ở những không gian rộng rãi, thoáng mát, nhiều ánh sáng mặt trời: Việc phơi quần áo ở những nơi khô thoáng, có nhiều ánh mặt trời chiếu vào sẽ giúp chúng khô nhanh hơn, đồng thời hạn chế các vi khuẩn và nấm mốc sản sinh ở quần áo.
Phơi tách riêng quần áo sáng màu và tối màu: Việc này sẽ giúp cho những chiếc quần áo sáng màu của bạn không bị nhiễm màu bởi những quần áo có màu tối hơn, từ đó tăng độ bền và giữ cho những bộ đồ của bạn luôn sạch, đẹp.
Không phơi quần áo trên các dây phơi được làm từ sắt, thép hoặc kim loại dễ bị han, gỉ, vì gỉ sắt sẽ khiến cho quần áo của bạn bị dính những vết gỉ màu đỏ hoặc đỏ nâu, rất khó làm sạch. Thậm chí, việc tẩy các vết gỉ này khỏi quần áo cũng có thể khiến quần áo bị hỏng.
Để quần áo nhanh khô hơn vào những ngày mưa hay thời tiết ít nắng và gió, bạn có thể pha một chút nước muối vào nước xả vải cuối cùng.
Lộn trái quần áo trước khi phơi để giữ màu quần áo được tốt hơn, vì khi phơi quần áo dưới trời nắng, đặc biệt là khi nắng gắt, màu nhuộm quần áo sẽ rất dễ phai.
Cất quần áo ngay sau khi đồ đã khô, hạn chế để tới chiều tối, buổi đêm hoặc qua đêm ngoài trời, vì khi này là thời điểm sương xuống, sẽ khiến quần áo bạn bị ẩm và dễ phát sinh vi khuẩn.
Hạn chế phơi đồ khi trời nắng gắt, vì điều này có thể khiến các sợi vải và đường chỉ may nhanh bị mục, độ bền bị giảm xuống.
Nên phơi quần áo ngay sau khi giặt xong, vì nếu ngâm lâu, quần áo sẽ dễ bị hỏng và ám mùi khó chịu.
Quyết định táo bạo cứu bệnh nhân 16 tuổi trong gang tấc Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết các bác sĩ của khoa Ngoại 1 vừa đưa ra một quyết định táo bạo và đã giúp bệnh nhân 16 tuổi có thể kéo dài thêm cuộc sống. BS Nguyễn Văn Tiến và các đồng nghiệp mổ cho bệnh nhân Bệnh nhân N.N.T. bị ung...