Thực phẩm ăn nhanh: Có lợi hay có hại?
Ngày 18/11, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khoẻ con người”.
Thực phẩm ăn nhanh đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại.
Hội thảo cung cấp các thông tin khoa học hữu ích về xu hướng sử dụng thực phẩm ăn nhanh và một số vấn đề sức khoẻ, đồng thời cập nhật một số phương pháp cải tiến mới trong sản xuất mì ăn liền và một trong số các thực phẩm ăn nhanh thông dụng ở Việt Nam.
Trong bài báo cáo của mình về sự phát triển của thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại, TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu bật xu hướng phát triển của thực phẩm ăn nhanh, những lợi ích và xu hướng của thực phẩm ăn nhanh trong những năm vừa qua trên thế giới và ở Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo.
Cũng tại hội thảo, PGS. TS Lê Bạch Mai, nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng đã tập trung phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền – loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Ngoài ra, PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng đã cập nhật thêm một số phương pháp mới đã được khoa học thế giới nghiên cứu áp dụng nhằm nâng cao chất lượng mì ăn liền.
Sau khi được nghe trình bày các báo cáo khoa học, hội thảo đã thảo luận sôi nổi và thống nhất một số điểm chính. Cụ thể, trong những năm gần đây, thực phẩm ăn nhanh đang ngày càng trở nên phổ biến. Thực phẩm ăn nhanh là một loại thực phẩm khá thuận tiện, đa dạng, tiết kiệm thời gian, phù hợp trong nhiều hoàn cảnh sử dụng.
Với nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và nghiên cứu đã có nhiều điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu dinh dưỡng. Thực phẩm ăn nhanh đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại. Trong đó, mì ăn liền được coi là một trong số các loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất.
Video đang HOT
Các bằng chứng khoa học được trình bày trong Hội thảo đã cho thấy, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận… Để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm.
Người Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,2 tỷ gói mì ăn liền mỗi năm.
Trong thời gian tới, các đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu về cải tiến qui trình sản xuất, về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như bổ sung protein, chất xơ, tăng cường các vitamin và khoáng chất… để không ngừng nâng cao chất lượng mì ăn liền.
Đồng thời, cần nghiên cứu phát triển thêm các công thức sản phẩm mì ăn liền mới dành cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động trí óc nhiều… để mì ăn liền thực sự trở thành một món ăn nhanh cân đối về dinh dưỡng cho nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau.
Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm
Ăn nhiều mì tôm không hề tốt nhưng nếu biết cách ăn, đó lại trở thành món ăn khó quên nhất.
Bận rộn, không có thời gian cắm cơm, rất nhiều người trong chúng ta thực hiện món ăn 3 phút thần thánh - mì ăn liền (mì tôm).
Không phủ nhận, ăn nhiều mì tôm không tốt, nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ tôm vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.
Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân giải.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến đúng cách.
Không sử dụng gói dầu gia vị
Bởi mì tôm được làm theo cách chiên nên bước đầu tiên chúng ta cần làm là trần qua nước sôi để trôi bớt lớp mỡ ban đầu.
Và dĩ nhiên hãy vứt bỏ luôn gói dầu giàu chất béo không tốt cho cơ thể này.
Thêm rau xanh
Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra.
Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
Tuyệt đối không ăn "mỳ úp"
Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.
Ăn mì tôm quá thường xuyên
Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì tôm thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn.
Bạn không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế nóng trong, nổi mụn.
Bên cạnh đó, việc chú trọng tới hàm lượng muối trên nhãn của mì tôm cũng là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lượng gia vị. Việc chấm hay bổ sung gia vị mặn khác khi ăn mì tôm là hành động không được khuyến khích.
Nghiên cứu thực hiện trên hơn 10.700 người ở Hàn Quốc cho thấy ăn nhiều mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là phụ nữ.
Phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền cũng dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn. Đây là tình trạng mà cùng lúc cơ thể xuất hiện nhiều yếu tố có nguy cơ gây bệnh như béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết bất ổn. Tất cả đều làm tăng nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.
Hàm lượng natri cao trong mì ăn liền không có lợi cho sức khỏe là điều đã biết từ lâu. Nhưng thủ phạm chính gây hại lại là mì. Trong một nghiên cứu khác của đại học Harvard (Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện những kết quả đáng lo ngại sau khi kiểm tra quá trình tiêu hóa mì ăn liền.
Chất bảo quản hay còn gọi là TBHQ (t-butylated hydroxy quinone), là chất chống ô xy hóa hòa tan trong dầu mỡ. Chúng giúp kéo dài tuổi thọ thực phẩm và làm khó tiêu hơn bình thường. Không ít loại thực phẩm hiện nay có dùng chất bảo quản - trong đó có mì tôm.
Mỗi người Việt Nam trung bình tiêu thụ 55 gói mì ăn liền/1 năm Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mì ăn liền chỉ là 1 loại thực phẩm, trong khi bữa ăn của chúng ta đòi hỏi sự đa dạng. "Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền và trung bình mỗi người dân sử dụng 55 gói mì ăn liền/1 năm." Đây là thông tin được đề cập...