Thực hư việc uống sữa bà bầu sẽ làm mẹ dễ tăng cân, béo phì
Hiện nay, rất nhiều mẹ cho rằng uống sữa bà bầu sẽ “vào mẹ mà ít vào con” nên đã nói không với việc uống sữa bột khi mang thai. Liệu điều này có đúng?
Bồi bổ là điều khiến mọi phụ nữ đều quan tâm khi có thai, bên cạnh đảm bảo sức khỏe cho mẹ chuẩn bị cho kỳ vượt cạn thì dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Ngoài rau củ quả và canxi thì sữa không thể thiếu cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Nhưng có thật sự bà bầu dễ béo phì là do uống sữa dành cho bà bầu?
Có phải uống sữa bà bầu sẽ khiến phụ nữ mang thai tăng cân đáng kể?
Đây là quan niệm phổ biến của đa số các thai phụ lẫn người thân trong gia đình. Chúng ta thường cảm thấy bà bầu tăng cân nhanh chóng chính là do trong quá trình mang thai, phụ nữ cần phải bổ sung sữa đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn không như thế. Việc uống sữa dành cho bà bầu khi mang thai thật sự có thể khiến mẹ béo hơn nhưng còn rất nhiều nguyên nhân khác, chúng ta không thể “đổ lỗi” hết cho sữa.
Việc uống sữa dành cho bà bầu khi mang thai thật sự có thể khiến mẹ béo hơn nhưng còn rất nhiều nguyên nhân khác, chúng ta không thể “đổ lỗi” hết cho sữa (Ảnh minh họa).
Sau khi có thai, thể trọng của mẹ sẽ tăng dần, thời kỳ đầu của thai kỳ thường sẽ không đến nỗi gọi là béo. Thời kỳ bắt đầu tăng thể trọng đáng kể nằm ở giữa và cuối thai kỳ. Song, chuyện bà bầu uống sữa và dễ bị béo phì không hề có mối quan hệ nhân quả trực tiếp.
Thông thường, bà bầu có bị tăng cân quá mức hay không đa số phải xem thể chất của người đó. Nếu bản thân mẹ vốn đã thuộc tạng người dễ béo thì khi mang thai, do khẩu vị thay đổi, có thể mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn nên khiến cân nặng tăng lên. Ngoài ra, nếu thai phụ uống sữa với hàm lượng dinh dưỡng phong phú nhưng lại uống quá nhiều và không vận động thì tỷ lệ béo phì cũng sẽ tăng theo.
Chính vì vậy, nếu như mẹ có chế độ ăn uống, luyện tập và uống sữa hợp lý, khoa học thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng. Có thể nói, uống sữa dành cho bà bầu không phải là nguyên nhân chính và duy nhất khiến bà bầu béo phì, mà nó phụ thuộc mẹ uống sữa như thế nào.
Rốt cục thì đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu béo phì?
Mẹ thuộc thể chất dễ béo
Thể chất mỗi người không giống nhau nên dù uống sữa với liều lượng như nhau vẫn đem lại hai kết quả khác nhau đối với việc tăng cân của mẹ (Ảnh minh họa).
Việc gì cũng có lý do của nó, chuyện béo phì trong thai kỳ cũng không ngoại lệ. Điều này có thể hiểu tại sao có người mang thai chỉ phát triển thai nhi mà không tăng cân quá nhiều ở người mẹ, nhưng có người lại “phát tướng” quá mức. Chính vì thể chất mỗi người không giống nhau nên dù uống sữa với liều lượng như nhau vẫn đem lại hai kết quả khác nhau đối với việc tăng cân của mẹ.
Video đang HOT
Ăn uống không khoa học
Nhiều người thường quan niệm rằng khi mang thai nghĩa là phải ăn cho cả hai người, và thai phụ ăn được càng nhiều thì càng tốt cho thai nhi. Đây là suy nghĩ không khoa học. Kỳ thực, khi mang thai, nếu như cả mẹ và bé đều phát triển về cân nặng quá mức chẳng những không có lợi mà còn gây tác dụng phụ, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, với những người may mắn không bị nghén khi mang thai cũng nên kiểm soát thực đơn hằng ngày của mình một cách hợp lý.
Thiếu vận động
Bà bầu thiếu vận động trong thai kỳ có nhiều lý do, bao gồm chuyện lo lắng động thai, hoặc do thể trọng tăng lên khiến mẹ mệt mỏi nên cũng lười hoạt động thể chất. Tình trạng ít vận động cộng với ăn uống vô tội vạ, song song với uống sữa nữa thì chuyện béo phì trong thai kỳ càng có cơ hội xảy ra nhiều hơn.
Vậy bà bầu uống sữa thế nào để không béo phì?
Lựa chọn loại sữa bột ít béo
Đối với bà bầu bị nghén nghiêm trọng thì có thể chọn loại sữa bột có hàm lượng chất béo cao một chút để bổ sung đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, bù cho tình trạng mẹ bị nghén không ăn uống được.
Ngược lại, với người bình thường không bị nghén và có khẩu vị tốt thì nên chọn loại sữa bột ít béo để tránh lượng lipit dung nạp vào cơ thể quá nhiều mà gây tăng cân nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Với những người may mắn không bị nghén khi mang thai cũng nên kiểm soát thực đơn hằng ngày của mình một cách hợp lý (Ảnh minh họa).
Uống sữa đừng thêm đường
Thông thường, sữa bà bầu có mùi vị không thơm ngon lắm, đôi khi có người còn cảm thấy khó uống và cho thêm đường như một giải pháp để dễ uống hơn. Tuy nhiên xét về cân nặng thì không khuyến khích chuyện này. Đường sẽ làm tăng nhiệt lượng, dễ khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, dẫn đến béo phì.
Mỗi ngày chỉ nên uống 2 ly sữa
Lượng dùng mỗi lần của mỗi nhãn hiệu sữa sẽ có phần không giống nhau, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ngoài bao bì. Thông thường, đa số bà bầu có thể uống 2 ly sữa mỗi ngày vào sáng và tối. Ngoài ra, mẹ đừng cảm thấy bản thân hơi gầy mà “cật lực” uống sữa, cái gì nhiều đều sẽ gây tác dụng phụ.
Không nhất thiết uống sữa quá sớm
Hầu như phụ nữ nào khi vừa biết tin vui đều bắt đầu nghĩ ngay đến chuyện mua sữa bà bầu uống. Kỳ thực điều này không nhất thiết, có thể đợi đến giữa rồi mới uống sữa cũng không ảnh hưởng gì. Bởi vì bước vào giữa thai kỳ, thai nhi sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, cần nhiều dinh dưỡng hơn.
Theo Helino
Tác hại khôn lường nếu thường xuyên ăn khuya nhiều người không ngờ đến
Ăn khuya là thói quen của nhiều người. Nó có điểm tốt nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả xấu.
BS. CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc trung tâm Dinh Dưỡng TP. HCM cho biết: Thói quen ăn đêm, cụ thể là ăn muộn hơn 20 giờ sẽ có những tác động xấu đến sức khỏe con người. Trước hết, nó sẽ gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Bởi về mặt sinh lý thì ban đêm là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu chúng ta ăn đêm thì hệ tiêu hóa sẽ phải tiết ra dịch vị, các cơ quan nội tạng như ruột, gan, tụy, dạ dày và kể cả khoang miệng cũng đều phải tiết ra các men tiêu hóa, tiếp tục hoạt động.
Không những vậy, ăn đêm xong, thường thì chúng ta sẽ rất ít khi vận động mà đi ngủ luôn. Do đó, năng lượng được nạp vào cơ thể sẽ tích trữ thành mỡ thừa, gây béo phì.
Và không đơn thuần chỉ liên quan đến vấn đề tiêu hóa, năng lượng ăn đêm còn có mối quan hệ mật thiết với nguy cơ mắc các bệnh rối loạn về tinh thần, tim mạch, gây ra các bệnh sâu răng, viêm nướu...
Tiến sĩ Christopher Colwell, UCLA, Mỹ, cho biết, nhịp sống hiện đại có thể khiến đồng hồ sinh học của con người xáo trộn. Chúng ta cần nhận thức tầm quan trọng của việc ăn, ngủ đúng giờ đối với trí não và sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những người thường xuyên làm việc ca đêm, làm việc khuya cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Thời gian nạp năng lượng không đúng sẽ dẫn đến gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn
Một nghiên cứu khác của Mỹ chỉ ra rằng ăn tối muộn vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Nghiên cứu của ĐH California cho thấy ăn vào những giờ bất thường - như tối muộn - gây hại cho chức năng nhận thức.
Gây mất ngủ
Các chuyên gia cho biết, cơ thể con người sẽ trở nên chậm chạp hơn khi hoàng hôn buông xuống. Và việc bạn ăn tối quá muộn, ăn đêm sẽ khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Từ đó làm bạn trở nên khó đi vào giấc ngủ. Nhất là với những người có thói quen thức giấc nửa đêm để ăn hay uống một thứ gì đó.
Nếu việc ăn đêm diễn ra nhiều lần trong tuần thì bạn sẽ bị rối loạn đồng hồ sinh học, dẫn tới mất ngủ giữa chừng. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ làm tăng nồng độ cortisol và dẫn đến tăng cân, hình thành mỡ bụng.
Các chuyên gia khuyên bạn, nếu cảm thấy đói vào ban đêm thì chỉ nên ăn các thực phẩm làm từ yến mạch, sữa ít béo... Cần tránh xa đồ cay nóng và đồ ăn nhiều đạm hay nước giải khát. Vì chúng làm bạn đi tiểu nhiều lần khiến giấc ngủ gián đoạn. Những đồ uống chứa cafein và nước tăng lực cũng có thể gây nên triệu chứng mất ngủ.
Nguy cơ mắc bệnh tim
Có khá nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, ăn uống vào thời điểm muộn trong ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Một ví dụ điển hình là các nhà khoa học của Đại học Dokuz Eylul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã khảo sát hơn 700 người trưởng thành bị huyết áp cao, nhằm tìm ra mối quan hệ giữa việc ăn khuya và khả năng mắc bệnh tim mạch, huyết áp.
Theo đó, thời gian ăn bữa tối sẽ tác động rõ rệt nhất tới huyết áp sau một đêm. Nếu bạn ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng thì sẽ gây hại cho sức khỏe nhiều hơn so với những người ăn trước khi ngủ từ 3 - 3,5 tiếng. Nghiên cứu từ 700 người cho thấy, 24,2% số người ăn tối trước khi đi ngủ 2 tiếng sẽ bị huyết áp cao và không hề giảm xuống sau một đêm.
Tăng nguy cơ tình trạng trào ngược acid dạ dày
Theo các chuyên gia, ăn khuya (thức ăn đặc biệt nặng) và đi ngủ ngay sau khi ăn là một đóng góp quan trọng để trào ngược acid.
Bởi vì dạ dày của bạn phải mất vài giờ mới tiêu hóa được lượng thức ăn cơ thể nạp vào. BS Jamie Koufman nói khi bạn đi ngủ, nó cho phép acid tràn ra khỏi dạ dày vẫn còn đầy rồi rò rỉ vào thực quản, dẫn tới hiện tượng trên.
Ảnh hưởng tới thần kinh
Kết quả của một nghiên cứu thuộc Đại học California, Mỹ cho thấy việc ăn đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của con người. Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tuần với chuột, loài động vật chuyên sống về đêm.
Cụ thể, các nhà khoa học đã nuôi 2 nhóm chuột và cho chúng ăn vào những thời điểm khác nhau. Một nhóm ăn vào ban ngày và nhóm còn lại ăn vào buổi đêm như thường lệ. Kết quả cho thấy, những chú chuột được ăn uống vào ban ngày ít bị phá vỡ nhận biết hơn so với nhóm chuột tiếp tục ăn uống như bình thường vào buổi đêm.
Không những vậy, những người có thói quen ăn đêm còn sẽ liên tục có những giấc mơ lạ, ám ảnh.
Hạ Di
Theo phununews.vn
Béo phì có thể lây từ người sang người Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy béo phì có thể lây lan giống virus, khi một người tăng cân, bạn bè thân thiết cũng có xu hướng tăng theo. Các nhà khoa học thuộc Đại học Nam California (Mỹ) phân tích dữ liệu của hơn 12.000 người trong 32 năm. Kết luận cho thấy, khi bạn có người thân bỗng mập hơn hoặc...