Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đến Hà Nội
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đến sân bay Nội Bài, Hà Nội chiều 18/10, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 18-20/10.
Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/10. Việt Nam là điểm đến nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga sau khi ông nhậm chức vào tháng 9/2020.
Thủ tướng Nhật trước khi lên đường đến Việt Nam. (Ảnh: Kyodo)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Đây là lần thứ hai liên tiếp, một tân Thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đi thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đang tiếp tục phát triển tốt đẹp. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam”.
Video đang HOT
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Yoshihide Suga nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa 2 nước, trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Hai bên cũng sẽ trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Dự kiến, trong chuyến thăm tới Việt Nam, Thủ tướng Yoshihide sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chào xã giao lãnh đạo cấp cao Việt Nam và có một số hoạt động khác.
Thành phần Đoàn Nhật Bản gồm có: Ngài Suga Yoshihide, Thủ tướng Nhật Bản; bà Suga Mariko, Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản; ông Sakai Manabu, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản; ông Izumi Hiroto, Cố vấn đặc biệt Thủ tướng Nhật Bản; ông Iijima Isao, Cố vấn đặc biệt Thủ tướng Nhật Bản; ông Takaba Yo, Thư ký điều hành của Thủ tướng Nhật Bản; ông Nitta Shobun, Thư ký điều hành của Thủ tướng Nhật Bản; ông Masuda Kazuo, Thư ký điều hành của Thủ tướng Nhật Bản; ông Ohsawa Genichi, Thư ký điều hành của Thủ tướng Nhật Bản; ông Kadomatsu Takashi, Thư ký điều hành của Thủ tướng Nhật Bản; ông Mori Takeo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản; ông Yamada Takio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam; ông Kitamura Shigeru, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng an ninh Quốc gia.
Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, và đến tháng 3/2014, hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng.
Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009).
Thủ tướng Nhật quyết tâm tổ chức Olympic
Tân thủ tướng Nhật Bản Suga tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng nước này quyết tâm tổ chức Olympic vào năm 2021.
"Vào mùa hè năm sau, Nhật Bản quyết tâm đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo, như một bằng chứng cho thấy nhân loại đã đánh bại đại dịch", Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga nói trong bài phát biểu trực tuyến tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 25/9.
Đây là bài phát biểu quốc tế đầu tiên của ông từ khi nhậm chức thủ tướng Nhật thay người tiền nhiệm Abe hồi tuần trước. "Tôi sẽ dồn hết tâm sức để chào đón các bạn đến với Thế vận hội an toàn và bảo đảm này", ông Suga nói.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trực tuyến tại Liên Hợp Quốc, ngày 25/9. Ảnh: AFP.
Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu đã khiến Tokyo phải ra quyết định lịch sử, trì hoãn đại hội thể thao lớn nhất thế giới vốn được lên kế hoạch tổ chức vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, với mức gia tăng ca nhiễm Covid-19 trên khắp thế giới, nhiều người nghi ngờ liệu sự kiện có thể được tổ chức vào năm tới hay không.
Các quan chức Olympic kỳ vọng thế vận hội vẫn được tổ chức. Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế John Coates hôm 25/9 tuyên bố "sự kiện phải diễn ra", lập luận rằng các vận động viên sẽ bị ảnh hưởng nếu Olympic bị hủy. Song các chuyên gia y tế cảnh báo các sự kiện quốc tế lớn khó có thể được tổ chức nếu đại dịch không được kiểm soát vào mùa hè tới.
Sự nhiệt tình dành cho Olympic dường như đã suy giảm ở Nhật, với các cuộc thăm dò trong mùa hè năm nay cho thấy chỉ 1/4 số người Nhật được hỏi muốn thấy sự kiện diễn ra, hầu hết ủng hộ hoãn thêm hoặc huỷ bỏ hoàn toàn.
Các nhà tổ chức và quan chức Olympic đang thảo luận về một loạt biện pháp phức tạp để ứng phó Covid-19 nếu tổ chức Thế vận hội, ngay cả khi chưa có vaccine. Các biện pháp dự kiến gồm xét nghiệm nghiêm ngặt và lặp đi lặp lại với các vận động viên, thậm chí gồm cả tiêm chủng bắt buộc nếu có vaccine vào thời điểm đó.
Việc trì hoãn tổ chức Olympic cũng gây ra các vấn đề "đau đầu" về hậu cần và chi phí phát sinh. Các nhà tổ chức đang vạch ra hàng trăm biện pháp tiết kiệm chi phí, gồm khả năng thu hẹp quy mô lễ khai mạc và bế mạc.
3 ứng viên kế nhiệm Thủ tướng Abe: Ai đang có lợi thế nhất? Trong số 3 cái tên ra tranh cử Thủ tướng Nhật Bản, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nổi lên như ứng cử viên tiềm năng nhất. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản hôm 2/9 tuyên bố cuộc bầu chọn người nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe sẽ diễn ra vào ngày 14/9 tới. Do LDP chiếm...