Thử thách can đảm với đặc sản “gà mọ” nhìn đã muốn ói, khi ăn lại hấp dẫn mê ly
Món ngon Tây Bắc thường không gây cảm tình với thực khách qua cách trình bày nhưng nếu ai sẵn sàng bỏ qua sợ hãi ăn thử một lần thì sẽ không dừng được đũa. Người Thái ở Sơn La có món “gà mọ” thách thức thị giác thực khách nhưng lại là mĩ vị chốn núi rừng.
Nếu người miền Trung tự hào về gà ri vừa dai vừa thơm, thì dân Tây Bắc chắc chắn chẳng chịu thua kém với món gà mọ trứ danh.
Gà mọ hay cáy mọ là đặc sản của người Thái ở Sơn La, được chế biến cầu kỳ, có hương vị khác lạ đặc biệt hơn nhờ sự kết hợp của nhiều nguyên liệu đặc biệt nơi đây. Người Thái gọi gà mọ là “cáy trục cáy móc” là vị rất đặc biệt, thời xưa chỉ vua quan mới được ăn. Ngày nay, món ăn đặc sản này thường được người Thái nấu vào dịp lễ, tết, cưới hỏi, dùng thiết đãi khách quý.
Theo người dân địa phương, cái tên gà mọ hàm ý chỉ sự phức tạp, tỉ mỉ trong khâu chế biến món ăn này.
Đầu tiên là khâu chọn gà, phải là những con gà to vừa phải, không quá già hoặc quá nhỏ, thường từ 1,5 kg đến 2 kg. Người ta chọn gà ri chạy bộ bởi loại gà này sẽ cho thịt chắc và ngọt hơn những con gà công nghiệp
Gà sau khi bắt về sẽ được làm sạch, chặt ra từng miếng nhỏ rồi ướp với các loại gia vị như gừng, sả, ớt, thì là, hành khô, mùi tàu, rau rừng,… Điều đặc biệt, gà mọ còn được nêm nếm gia vị là lá cây mắc khén – thứ gia vị chỉ vùng Tây Bắc mới có và là bí truyền của vùng này. Khi đã ngấm đều các gia vị, gà được mang đi rang vừa chín rồi bắc xuống bếp trộn đều với các loại rau và các loại gia vị, các loại rau rừng như hoa chuối, hoa ban.
Hoa chuối rừng cắt lát mỏng, ngâm cùng nước muối để giảm độ chát, sau đó được cho vào cối giã hơi nát để cho hoa chuối được mềm. Hoa ban không phải lúc nào cũng có, nhưng nó mang đến một hương vị đậm đà, khác lạ cho món gà mọ. Tốt nhất nên thưởng thức gà mọ vào mùa hoa ban nở.
Đặc biệt một nguyên liệu khác không thể thiếu trong món gà mọ đó là bột gạo. Loại gạo nếp được chọn phải là loại nếp nương có mùi hương đặc trưng, chính gạo nếp thơm dẻo này mới tạo nên sự hấp dẫn cho món gà mọ. Tuy nhiên cũng có người dùng bột gạo tẻ vì loại gạo sẽ cho độ sệt vừa phải, không bị ngấy như bột gạo nếp.
Video đang HOT
Nguyên liệu chế biến món gà mọ.
Sau khi đã trộn đều các gia vị gà được gói vào lá dong và làm thành những gói nhỏ trước khi cho lên vật dụng để đồ món ăn của người Thái thì dùng lá dong gói gà lại để chuẩn bị đồ. Chõ đồ gà là chõ đặc biệt được làm bằng gỗ. Dùng loại chõ này hấp gói gà trong 1 tiếng cho chín nhừ rồi mang ra ngoài thưởng thức.
Ngoài ra, cũng nhiều người không rang gà mà gói luôn vào lá dong và đem hấp. Với cách làm này, gà được làm chín bằng hơi nước nên mùi vị, hương vị của gia vị, của gà được cô đặc, giữ nguyên.
Nhiều nơi sử dụng chõ nhôm để đồ gà.
Gà mọ có thể làm món ăn nhâm nhi hoặc ăn cùng xôi nếp nương. Dùng tay gỡ tàu lá dong còn nóng hổi, điều đầu tiên ta cảm nhận được là mùi thơm sực nức của thịt và các loại gia vị. Khi chín, miếng thịt gà trắng, mềm nằm xen lẫn với hoa chuối cùng các loại rau thơm, điểm xuyết cùng những lát ớt đo đỏ trông khá ấn tượng. Đặc biệt, những hạt gạo giã nát khi chín đã tạo cho món ăn có độ kết dính và mùi thơm ngầy ngậy.
Dù rằng món ăn trông có vẻ bầy nhầy, dính dớp khó coi nhưng chắc chắn mùi thơm từ thịt gà cũng như vị ngon đậm đà sẽ “đánh gục” du khách sau khi ăn thử.
Trông không mấy đẹp mắt nhưng hương vị rất độc đáo.
Gà mọ là món ăn có từ lâu đời của người Thái. Vào các dịp lễ quan trọng, các chủ nhà hiếu khách thường tự tay chuẩn bị nguyên liệu và chế biến món này để thể hiện tấm lòng của mình với họ hàng, khách khứa. Khi ăn, bao giờ chủ nhà cũng chia buồng trứng cho khách và mọi người để tỏ lòng kính trọng và cầu mong cho sự sinh sôi, phát triển, viên mãn.
Theo Nguoiduatin
Du xuân Tây Bắc thưởng thức cỗ Tết bản Mường
Nếu ai đó có dịp "phượt" Tết để khám phá vẻ đẹp Tây Bắc, nên dừng chân ở các bản Mường để thưởng thức các món ăn đậm đà dư vị của đồng bào Mường.
Từ bao đời nay, đồng bào Mường vùng Tây Bắc gìn giữ những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và được thể hiện sinh động trong dịp Tết đến xuân về.
Tết đến xuân về, ở các bản Mường vùng Tây Bắc, người Mường lại trổ tài làm các món ăn truyền thống để vui Tết, thết đãi khách quý. Đó là những món ăn mang đậm bản sắc Mường được đồng bào lưu giữ và chế biến vào dịp lễ hội bản Mường, Tết nguyên đán để cùng nhau thưởng thức, vui Tết, đón xuân. Vào những ngày giáp Tết, bếp lửa của người Mường lúc nào cũng đỏ lửa, ấm áp. Đó là không gian sinh tồn từ bao đời nay của người Mường vùng Tây Bắc, nơi làm nên những món ăn truyền thống.
Xôi ngũ sắc được đồng bào Mường đồ trong dịp Tết nguyên đán.
Tết đến, xuân về, người Mường Tây Bắc chế biến nhiều món ăn khá đặc sắc như xôi màu từ gạo nếp đặc sản, lá màu hái trên rừng và trong vườn nhà. Ở bản Mường vùng Phú Thọ có đặc sản nếp gà gáy, hạt mẩy tròn, dẻo thơm, được người Mường dùng để đồ xôi. Để có được những món ngon vào ngày Tết, người Mường trong các bản Mường vùng Tây Bắc thường lấy những sản vật tự nhiên như cá suối, măng rừng, rau rừng, lóng chuối, gà ri, vịt cỏ, gạo nếp... toàn những món ngon, sạch và đậm đà dư vị.
Chả lá bưởi là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ lá để dâng cúng tổ tiên của người Mường vào dịp Tết.
Trong khi chế biến, người Mường rất chú ý đến gia vị và sự kết hợp giữa các nguyên liệu để làm nên những món ngon. Chẳng hạn như món như rau rừng các loại đồ, cá tôm ướp gia vị như hạt dổi, hạt mắc khén, các loại rau thơm gói trong lá vả đồ chín rất thơm ngon.
Thịt lợn nướng thơm ngon và đậm đà dư vị vào những ngày Tết của người Mường.
Vào dịp Tết, trong mâm cỗ của người Mường không thiếu các món cá suối nướng, chả lợn cắp nách, gà nướng, cá lam, thịt lợn luộc, bánh nếp ngũ sắc, cơm lam. Ngoài ra còn có món lóng chuối (lõi non của cây chuối rừng) muối dưa, nấu canh cá suối, khi ăn sẽ giúp cơ thể tiêu độc, giải cảm.
Canh loóng chuối, món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết.
Món rau đồ của người Mường được chế biến từ nhiều loại rau như rau đắng, rau lá đốm, quả vả non, rau mã đề, hoa đu đủ đực, thái nhỏ hỗn hợp rồi cho lên chõ gỗ đồ chín. Khi ăn sẽ cho vị đắng, vị chát, vị ngọt, vị cay cay. Tết đến, người Mường không thể quên chế biến món chả cuốn lá bưởi. Dùng lá bưởi non bánh tẻ để cuốn thịt lợn, gà, cá băm nhuyễn nướng trên than hồng. Món này dùng để dâng cúng tổ tiên, sau đó cả chủ và khách đều thưởng thức mong được may mắn và xua tan bệnh tật.
Mâm cỗ lá ngày Tết đậm đà bản sắc dân tộc Mường Tây Bắc.
Cỗ Tết của bản Mường thường đặt trên mẹt tròn. Người Mường thường dùng lá chuối tươi hoặc lá dong, lau sạch, đặt vào lòng mẹt sau đó bày các món ăn lên trên chứ không cần dùng nhiều bát đĩa. Nhìn mâm cỗ Tết của người Mường thật sinh động, hấp dẫn và đậm chất truyền thống. Khi có khách quý từ phương xa, người Mường niềm nở đón khách, tiếp khách trên căn nhà sàn và mời khách thưởng thức những món ngon do chính bàn tay của họ chế biến.
Cỗ Tết là nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc của đồng bào Mường vùng Tây Bắc gắn với địa bàn sinh sống và những quan niệm nhân sinh trong dòng chảy của văn hóa bản Mường từ truyền thống cần được lưu giữ và diễn xướng trong cuộc sống hôm nay./.
Theo vov
Đặc sản chỉ dân sành ăn Đồng Tháp mới có, nhiều tiền chưa chắc đã được ăn Rắn ở Việt Nam nơi đâu cũng có, nhưng không phải nơi nào cũng dám bắt về làm thịt. Dân Đồng Tháp ăn chuột, ăn rắn mối chắc chắn không thể bỏ lỡ món thịt rắn ngọt xương mềm thịt mỗi mùa nước nổi. Đồng Tháp xưa nay nổi tiếng là mảnh đất trù phú, nơi được thiên nhiên ưu đãi với nhiều...