Thu hồi khẩn một loại thuốc chữa bệnh gout, viêm khớp
Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo thông báo từ Cục Quản lý dược – Bộ Y tế, đã phát hiện mẫu thuốc Celogot lấy tại Công ty TNHH thương mại Dược phẩm Vân Hồ (Hà Nội) vi phạm về chất lượng…
Sở Y tế Hà Nội ra thông báo thu hồi thuốc vi phạm chất lượng (Ảnh minh họa)
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo đến các đơn vị trực thuộc về việc xử lý thuốc Celogot không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo đó, Sở Y tế Hà Nội đã nhận được thông báo từ Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế về việc xử lý thuốc Celogot (Colchicin tablet USP 1mg), số lô 190084, do Công ty Celogen Pharma Pvt., Ltd (Ấn Độ) sản xuất, Công ty TNHH thương mại Dược phẩm Trần Thắng nhập khẩu vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Mẫu thuốc này lấy tại Công ty TNHH thương mại Dược phẩm Vân Hồ (Hà Nội) để kiểm nghiệm, không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng (vi phạm mức độ 3).
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Vân Hồ thực hiện thu hồi triệt để lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nêu trên đã phân phối trên địa bàn Hà Nội và gửi báo cáo thu hồi về Sở Y tế Hà Nội theo quy định. Sở Y tế sẽ kiểm tra, giám sát việc thu hồi trên địa bàn Hà Nội.
Sở Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn khẩn trương rà soát, thu hồi lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nói trên; giao Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã giám sát việc thực hiện thu hồi của cơ sở (nếu có).
Video đang HOT
Thuốc Celogot thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống nhiêm không Steroid, được chỉ định chủ yếu trong điều trị gout và các bệnh xương khớp.
Theo anninhthudo
10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút
Gút (gout) là một dạng viêm khớp gây đau khớp dữ dội, xuất hiện bất ngờ với tần suất không đều đặn. Bệnh này là do thừa axit uric trong cơ thể.
Thịt đỏ: Một số loại thịt có hàm lượng purine cao. Cơ thể chuyển hóa purine thành axit uric. Nếu quá tải, axit uric có thể xâm nhập vào máu và gây bệnh gút. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt cừu, có hàm lượng purine rất cao.
Cá: Người bị bệnh gút nên tránh ăn một số loại cá có hàm lượng purine cao như cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá cơm. Kể cả với các loại cá có lượng purine thấp như cá hồi, người bệnh gút cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần một tuần.
Thịt thú rừng: Hãy tránh xa các loại thịt thú rừng, đặc biệt là thịt thỏ, thịt nai, thịt chim cút, thịt gà rừng hay thịt ngỗng nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh gút. Thịt các động vật này cũng chứa hàm lượng purine cao.
Sò điệp: Bác sĩ khuyến cáo người bị bệnh gút không nên ăn hải sản, đặc biệt là sò điệp. Các loại hải sản cần kiêng khác bao gồm các loại động vật có vỏ cứng . Có thể ăn tôm, tôm hùm, cá hồi và cua, vì chúng có lượng purine thấp.
Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật là một dạng thực phẩm cấm kị đối với người mắc bệnh gút. Tốt nhất là hãy loại bỏ phần lưỡi, gan, cật, óc hay ức để giảm thiểu nguy cơ đau do gút.
Bia: Những người mắc bệnh gút nên tránh uống bia. Sự phân rã bia trong cơ thể làm tăng vọt hàm lượng axit uric. Bia còn gây mất nước và làm chậm quá trình đào thải axit uric của cơ thể.
Thức uống chứa đường: Các loại nước ngọt thường chứa lượng đường lỏng HFCS cao. Uống các thức uống này kích thích cơ thể sản sinh thêm axit uric, tăng nguy cơ bệnh gút.
Một số loại rau: Chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau, nhưng vẫn cần tránh các loại rau có hàm lượng purine cao như măng tây, nấm, đậu Hà Lan, rau chân vịt và súp lơ.
Một số loại trái cây: Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh gút tránh một số loại trái cây có khả năng kích thích cơ thể sản sinh axit puric. Chà là, mận, vải thiều, cherry và lê là những trái cây cần kiêng.
Các sản phẩm sữa nhiều béo: Có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của các sản phẩm sữa đối với người bị bệnh gút. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy ăn nhiều phô mai và sữa chua làm giảm nguy cơ bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gút nên tránh uống quá nhiều sữa hay ăn quá nhiều kem./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Đau khớp gối có nên đi bộ không? Câu trả lời bất ngờ của chuyên gia! Người bị đau khớp gối thường không muốn đi bộ, bởi khi di chuyển sẽ rất đau. Tuy vậy, các bác sĩ cho rằng, đi bộ là bài tập thể dục hữu ích cho người bị đau khớp gối. "Đau khớp gối có nên đi bộ không?" - Câu trả lời bất ngờ của chuyên gia Đau khớp gối là bệnh gì? Đau...