Thủ đô Ấn Độ không còn thiếu oxy
Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal cho biết tình trạng thiếu oxy trầm trọng của thủ đô đã được giải quyết và dự kiến hoàn thành tiêm chủng thành phố trong vòng ba tháng.
“Delhi giờ không còn thiếu oxy. Chúng ta có đủ số giường oxy để không bệnh nhân nào bị thiếu oxy”, Kejriwal nói trong cuộc họp có sự tham dự của Phó thủ hiến cùng các quan chức y tế và lãnh đạo quận ngày 7/5 tại Delhi.
Người dân đứng chờ bơm bình oxy tại New Delhi ngày 7/5. Ảnh: AFP .
Kejriwal yêu cầu hoàn thành đợt tiêm chủng của thành phố cho tất cả những người đủ điều kiện trong ba tháng tới để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ ba. Lãnh đạo tất cả các quận được yêu cầu thị sát 2-4 trung tâm tiêm chủng mỗi ngày. Thủ hiến cũng thông báo rằng chính quyền Delhi sẽ tổ chức một đợt tiêm chủng cho tất cả các cơ quan truyền thông ở thủ đô.
Với tình trạng bệnh viện thiếu thốn giường bệnh và oxy y tế trước đây, Delhi là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ấn Độ. Thành phố đã ghi nhận 19.832 ca mới và 341 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Delhi và chính quyền trung ương nhiều tuần qua đấu khẩu trước công chúng và tại các tòa án về việc thành phố không nhận được đầy đủ lượng oxy y tế.
Video đang HOT
Ấn Độ ghi nhận tổng cộng gần 22 triệu ca nhiễm và hơn 238.000 ca tử vong. Các chuyên gia y tế cho rằng mức độ thực sự của Covid-19 ở Ấn Độ có thể cao gấp 5-10 lần con số chính thức.
Hệ thống y tế lao đao khi các bệnh viện hết giường và oxy y tế. Nhà xác và lò hỏa táng bị quá tải, khiến các giàn thiêu tạm được dựng lên trong các công viên và bãi đậu xe. Thủ tướng Narendra Modi bị chỉ trích vì không hành động sớm hơn để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai, sau khi các lễ hội tôn giáo và các cuộc mít tinh chính trị thu hút hàng chục nghìn người trong những tuần gần đây trở thành sự kiện “siêu lây lan”.
Thế giới có trên 67,5 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 7/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 67.541.338 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 đã lên tới 1.544.185 ca. Số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trên toàn cầu là 46.717.521 người. Hiện còn hơn 19.279.632 người đang phải điều trị.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 13/11/2020. Ảnh: ANI/TTXVN
Nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất là Mỹ, với 15.169.648 ca nhiễm và 288.984 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ - lần lượt là 9.689.302 ca và 140.782 ca. Brazil đứng thứ ba với 6.603.540 ca nhiễm và 176.962 ca tử vong.
Tại châu Âu, Bộ Y tế Italy cho biết số người tử vong tại nước này đã vượt con số 60.000 người, cụ thể là 60.078 người trong tổng số 1.728.878 ca nhiễm COVID-19.
Số liệu chính thức của Anh công bố cho thấy trong 24 giờ qua có thêm 17.272 người tại Anh xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, đưa tổng số người nhiễm tại nước này lên 1.723.242. Số người tử vong do COVID-19 tại Anh tăng 231 người lên 61.245.
Trong khi đó, Cơ quan Y tế Công của Pháp cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 11.022 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 2.292.497 ca. Pháp cũng ghi nhận thêm 175 ca tử vong đưa tổng số ca tử vong lên 55.155. Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho rằng số ca mắc mới trong ngày tại Pháp có thể sẽ không giảm xuống mức 5.000 ca từ nay đến ngày 15/12 tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 27/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo mới nhất được Viện Robert Koch công bố ngày 7/12 cho biết trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 12.332 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.183.655 ca, trong đó số ca tử vong đã lên tới 18.919 ca. Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc các địa phương có tỷ lệ lây nhiễm cao siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội trước thềm Giáng sinh trong bối cảnh nước này đang nỗ lực ngăn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tại châu Á, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này có thêm 615 ca mắc mới bệnh COVID-19, trong đó 580 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên 38.161 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc vượt ngưỡng 600 ca/ngày, cho thấy mức độ nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ ba ở nước này. Số ca nhiễm mới theo ngày tăng cao đã buộc các cơ quan y tế phải nâng mức giãn cách xã hội thêm một bậc lên 2,5 (mức cao thứ 4 trong thang cảnh báo gồm 5 cấp độ) tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Các khu vực còn lại áp dụng quy định giãn cách xã hội ở cấp độ 2 tùy theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Quy định mới này chính thức có hiệu lực từ 0h (giờ địa phương) ngày 8/12 tới và kéo dài trong 3 tuần.
Giới chức y tế địa phương Trung Quốc cho biết đã phát hiện virus SARS-CoV-2 trên 3 mẫu bao bì thịt bò đông lạnh nhập khẩu tại huyện Cự Dã thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. Theo cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của huyện Cự Dã, các mẫu bệnh phẩm trên được lấy từ 3 lô thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Argentina. Nhà chức trách địa phương đã niêm phong các lô thịt bò nhập khẩu trên và số hàng này sẽ không được phân phối ra thị trường. Hiện kho bảo quản số thịt bò trên và môi trường xung quanh đang được khử trùng. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy 5 người có tiếp xúc gần và 7 người khác liên quan. Tất cả những người này đã được cách ly để theo dõi. Kết quả xét nghiệm ban đầu virus SARS-CoV-2 của họ đều là âm tính.
Về tình hình dịch bệnh, cùng ngày 7/12, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết Trung Quốc đại lục có thêm 15 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 6/12, trong đó có 3 ca lây nhiễm trong cộng đồng, số còn lại là các ca nhập cảnh. Theo đó, tính đến hết ngày 6/12, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng số 86.634 ca mắc, trong đó 4.634 ca tử vong.
Bên ngoài một trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Trong khi đó, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã ghi nhận tổng cộng 6.897 ca mắc, trong đó 112 ca tử vong. Đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc) có 46 ca mắc. Đài Loan (Trung Quốc) có tổng cộng 716 ca mắc, trong đó 7 ca tử vong.
Tối 7/12, theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, số ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng tại Campuchia đã tăng lên 33 người. Bệnh nhân mới nhất là một sinh viên 22 tuổi, người đã mua sắm tại cửa hàng Zando hôm 27/11, sau đó có phản ứng dương tính với virus SARS-CoV-2. Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo ông đã yêu cầu Bộ Y tế và Bộ Kinh tế-Tài chính nước này chuẩn bị ngân sách để mua 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cung cấp miễn phí cho nhân dân.
Cùng ngày, Indonesia tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị triển khai một chương trình tiêm chủng đại trà. Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo nước này đã nhận được 1,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc và dự kiến tiếp nhận thêm 1,8 triệu liều vào đầu tháng 1/2021. Indonesia cũng hy vọng nhận được các lô hàng nguyên liệu để sản xuất 15 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong tháng này và 30 triệu liều trong tháng tới. Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết trong năm nay, chính phủ nước này chi gần 45 triệu USD để mua vaccine phòng bệnh COVID-19.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Ấn Độ và Brazil tiếp tục giảm Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, số ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Ấn Độ tiếp tục giảm, ghi nhận 66.732 ca trong 24 giờ qua. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 8/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình của Ấn...