Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
Kirill Sazonov, phóng viên chiến trường của Ukraine cho biết, trong vụ phóng lần 2, tên lửa Oreshnik đã gặp sự cố kỹ thuật và phát nổ ngay trên lãnh thổ Nga.
Cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik của Nga vào thành phố Dnipro, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Ngày 21/11/2024, Nga lần đầu tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm Oreshnik để tấn công một nhà máy vũ khí của Ukraine tại Dnipro nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine vào sâu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp.
Theo các quan chức Nga, Oreshnik được thiết kế bay ở vận tốc Mach 10 (khoảng 12.200km/h), tức gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
Khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Oreshnik gần như không thể đánh chặn, kể cả bằng những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của phương Tây hiện nay.
Tuy nhiên, 3 tháng sau, vào sáng 6/2, Nga được cho là đã phóng thêm một tên lửa Oreshnik nữa, lần này là để tấn công các mục tiêu ở Kiev.
Còi báo động về cuộc không kích đã rền vang. Dân cư thành phố Kiev được lệnh nhanh chóng tìm nơi trú ẩn.
Thế nhưng sau đó không có điều gì bất thường xảy ra. Không có tiếng động của các đầu đạn hồi quyển lao tới. Người dân cũng không nghe thấy tiếng va chạm dữ dội khi các đầu đạn không nổ lao xuống đất.
Theo phóng viên chiến trường Ukraine Kirill Sazonov, Oreshnik “đã không bay xa” và được cho là đã gặp lỗi kỹ thuật và phát nổ ngay trên lãnh thổ Nga.
Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine (Nguồn: RT).
Sau vụ tập kích lần thứ nhất vào tháng 11/2024, giới quan sát đã dự đoán nhiều khả năng Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công tiếp theo bằng Oreshnik, dù chưa biết đích xác thời điểm.
Một tuần sau vụ phóng đầu tiên, ông Putin đã đe dọa sẽ phóng thêm nhiều tên lửa Oreshnik nữa, đặc biệt ông còn cảnh báo mục tiêu kế tiếp sẽ là những trung tâm ra quyết định ở Kiev.
Theo chuyên gia David Axe của Forbes, mặc dù chưa thể độc lập xác nhận sự cố phát nổ trên không trung trong lần phóng thứ 2 của Oreshnik nhưng tình huống này không quá gây ngạc nhiên.
Oreshnik được cho chỉ là một phiên bản của tên lửa RS-26 với ít nhiên liệu hơn và do đó có tầm bắn ngắn hơn.
Trong cuộc thử nghiệm lần đầu tiên năm 2011, nguyên mẫu RS-26 đã bay chệch hướng và phát nổ cách không xa địa điểm phóng là trung tâm vũ trụ Plesetsk ở phía tây bắc nước Nga.
Tên lửa Oreshnik tối tân nhất của Nga sử dụng thiết bị phương Tây?
Nhiều thiết bị sử dụng để chế tạo tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik của Nga được cho là có nguồn gốc từ phương Tây.
Cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik của Nga vào Dnipro, Ukraine, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Theo Financial Times, hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik mà Moscow lần đầu tiên sử dụng để tấn công một nhà máy quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro vào tháng trước được chế tạo bởi các công ty Nga nhưng vẫn phải dựa vào thiết bị sản xuất tiên tiến có nguồn gốc từ phương Tây.
Hai viện thiết kế vũ khí hàng đầu của Nga mà tình báo Ukraine cho là những đơn vị phát triển tên lửa Oreshnik đều đã từng quảng cáo tuyển dụng nhân công "có hiểu biết về hệ thống gia công kim loại" do các công ty của Đức và Nhật Bản sản xuất.
Cụ thể, dựa trên kết quả phân tích những thông tin tuyển dụng từ Viện Công nghệ Nhiệt Moscow (MITT) và Sozvezdie - nhà phát triển và sản xuất các thiết bị tác chiến điện tử hàng đầu của Nga, Financial Times cho rằng những cỗ máy chiến tranh của Moscow vẫn phụ thuộc rất lớn vào công nghệ nước ngoài.
Sự lệ thuộc này đặc biệt rõ rệt ở lĩnh vực điều khiển số bằng máy tính (CNC), một công nghệ cực kỳ quan trọng trong sản xuất tên lửa Oreshnik. Đó là bí kíp cho phép các nhà máy định hình vật liệu nhanh chóng với độ chính xác cao bằng cách sử dụng máy tính để điều khiển các công cụ.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, quyết định sử dụng Oreshnik được đưa ra nhằm đáp trả việc Mỹ và các quốc gia đồng minh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do những nước này sản xuất tấn công vào lãnh thổ Nga.
"Chúng tôi có một kho các sản phẩm như vậy, một kho các hệ thống đã sẵn sàng triển khai", ông Putin đưa ra cảnh báo sau cuộc tấn công vào nhà máy quân sự của Ukraine ở Dnipro, địa điểm trước đây là cơ sở chế tạo tên lửa tuyệt mật thời Liên Xô.
MITT, một trong những công ty mà tình báo Ukraine cho biết có liên quan đến Oreshnik, là tổ chức hàng đầu về phát triển tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn của Nga.
Trong các quảng cáo được đăng vào năm 2024, MITT viết rõ: "chúng tôi tuân thủ chặt chẽ các hệ thống của Fanuc, Siemens, Haidenhein".
Fanuc là công ty Nhật Bản, trong khi 2 công ty còn lại là của Đức. Cả 3 công ty đều sản xuất các hệ thống điều khiển cho các máy CNC có độ chính xác cao.
Ba công ty phương Tây tương tự cũng được nêu tên trong các bản tin quảng cáo mà Sozvezdie đăng tải. Công ty này đã liệt kê một trong những chuyên môn của mình là phát triển các "hệ thống thông tin và điều khiển tự động" phục vụ mục đích quân sự.
Các bản tin tuyển dụng của Sozvezdie cũng yêu cầu ứng viên phải có "kiến thức về hệ thống CNC như của Fanuc, Siemens, Haidenhein".
Một video do Titan Barrikady, công ty quốc phòng thứ ba tham gia sản xuất tên lửa Oreshnik, đăng tải vào đầu năm nay cho thấy rõ cảnh công nhân đứng trước một thiết bị điều khiển mang nhãn hiệu Fanuc.
Địa điểm xảy ra vụ tấn công bằng tên lửa của Nga tại Dnipro, Ukraine, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Từ lâu, Nga vẫn phải phụ thuộc vào các công cụ máy móc do nước ngoài sản xuất, mặc dù Moscow đã đẩy mạnh nỗ lực xây dựng các giải pháp thay thế trong nước.
Moscow đã thuê làm bên ngoài một lượng lớn máy móc gia công kim loại có độ chính xác cao từ Trung Quốc nhưng các bộ điều khiển để vận hành chúng vẫn phải do phương Tây cung cấp.
Năm 2024, tại một hội chợ thương mại lớn của Nga, 8 công ty Trung Quốc đã giới thiệu 12 mẫu thiết bị CNC. Theo phân tích của Hội đồng An ninh Kinh tế Ukraine (ESCU), 11 trong số các mẫu này được tích hợp bộ điều khiển do các công ty Nhật Bản hoặc Đức sản xuất.
Denys Hutyk, Giám đốc điều hành tại ESCU cho biết: "Việc phát triển tên lửa Oreshnik đã cho thấy mức độ phụ thuộc lớn của các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga vào thiết bị phương Tây".
Các quảng cáo việc làm thậm chí còn chứng minh rõ Stan - công ty tiên phong trong nỗ lực xây dựng ngành sản xuất CNC nội địa của Nga, đang sử dụng thiết bị Heidenhain.
Nick Pinkston, Giám đốc điều hành của Volition, một công ty phụ tùng công nghiệp và là chuyên gia về công cụ tự động đánh giá: "Nếu bị hạn chế quyền tiếp cận các đơn vị điều khiển CNC phương Tây, quá trình sản xuất của Nga có thể sẽ chậm lại".
Tuy nhiên, theo phân tích của Financial Times, bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã góp phần làm chậm lại dòng chảy đặc thù này, ít nhất 3 triệu USD hàng hóa, gồm cả các thiết bị của Heidenhain, đã chảy vào Nga kể từ đầu năm 2024.
Trong đó, một số khách hàng sử dụng chúng đang tham gia sâu vào lĩnh vực sản xuất quân sự cho Moscow.
Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik Tổng thống Nga cho biết chính ông đã trực tiếp ra chỉ thị tiến hành sản xuất và thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik. Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận ông nắm khá sâu về tên lửa Oreshnik (Ảnh: RT). Tổng thống Vladimir Putin cho biết việc phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) siêu vượt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc sẵn sàng tham gia tái thiết Ukraine hậu xung đột

Chính quyền ông Trump tranh cãi với thẩm phán về vụ trục xuất người

Trung Quốc triển khai gần 60 máy bay sau phát ngôn của lãnh đạo Đài Loan?

Israel đưa ra cảnh báo cuối cùng, tuyên bố sẽ hành động với sức mạnh chưa từng thấy ở Gaza

Israel tham vấn Mỹ trước khi tấn công, ít nhất 200 người thiệt mạng ở Gaza

Nhật sắp triển khai thêm tên lửa tầm xa vì sợ Mỹ giảm cam kết?

Nga, Ukraine tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất

Tổng thống Trump không cho Mật vụ tiếp tục bảo vệ hai người con của ông Biden

Liên hợp quốc phản ứng về vụ không kích vào trụ sở của UNOPS

Mỹ sắp công bố 80.000 trang tài liệu về vụ ám sát Tổng thống Kennedy

EU muốn giúp Ukraine tiếp cận vệ tinh của khối để thay thế Starlink

Ông Trump: Iran phải chịu trách nhiệm về 'mọi phát súng' của Houthi
Có thể bạn quan tâm

Cristiano Ronaldo hóa ra kém xa Messi
Sao thể thao
10:14:31 20/03/2025
Tây Ninh: 3 người lao động đột ngột tử vong trong ca làm việc chưa rõ nguyên nhân
Tin nổi bật
10:13:51 20/03/2025
Thảo Cầm Viên chính thức tung tour đêm, 1 trải nghiệm "độc nhất vô nhị" chưa từng có nhưng giá vé thế nào?
Netizen
10:12:38 20/03/2025
Bí ẩn người đàn ông ở Vĩnh Long sơn màu xanh khắp mọi nơi trong nhà: Lý do thực sự là gì?
Lạ vui
09:47:50 20/03/2025
Tuyên án vụ nhóm học sinh mâu thuẫn dẫn đến truy sát nhau
Pháp luật
09:46:50 20/03/2025
Nóng: Sao hạng A bị tống tiền 9 tỷ bằng ảnh riêng tư từ điện thoại
Sao châu á
09:42:43 20/03/2025
Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật: Tẩy chay là hình phạt cao nhất
Sao việt
09:40:21 20/03/2025
Mỹ nam Việt đóng phim nào thất bại phim đó, tiếc cho nhan sắc lai Tây độc lạ nhất showbiz
Hậu trường phim
09:35:12 20/03/2025
Iraq bắt giữ tàu nghi buôn lậu nhiên liệu

Những chặng đường bụi bặm - Tập 9: Vợ chồng bạn của ông Nhân có phản ứng bất thường
Phim việt
08:44:11 20/03/2025