Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp áp đặt trừng phạt đối với Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) với lý do nhắm vào Mỹ và các đồng minh, trong đó có Israel.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tại Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ cáo buộc tòa án ở La Haye (Hà Lan) đã “lạm dụng quyền hạn” và tham gia vào các hành động “vô căn cứ” nhắm vào Mỹ và đồng minh thân cận là Israel. Theo ông Trump, ICC không có quyền tài phán đối với Mỹ hay Israel, vì cả hai nước đều không phải thành viên Quy chế Rome hoặc thành viên ICC.
Theo sắc lệnh, Nhà Trắng ban hành lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh đối với các quan chức, nhân viên của ICC và các thành viên gia đình của họ, cùng với mọi đối tượng bị coi là đã giúp đỡ các cuộc điều tra của tòa án.
ICC chưa bình luận về sắc lệnh trừng phạt này của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, theo The Guardian, kể từ khi ông Trump nhậm chức, ICC đã chuẩn bị tinh thần cho những động thái trả đũa từ tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và lệnh cấm thị thực đối với công tố viên ICC khi đó là Fatou Bensouda và các quan chức cấp cao và nhân viên khác vào năm 2020. Động thái diễn ra sau khi ông Bensouda mở cuộc điều tra về các cáo buộc lực lượng Mỹ phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan. Tổng thống Joe Biden đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ngay sau khi nhậm chức vào năm 2021.
ICC được thành lập theo Quy chế Rome và có trụ sở La Haye của Hà Lan. ICC là tòa án hình sự quốc tế thường trực, độc lập đầu tiên của cộng đồng quốc tế.
Mỹ phản ứng dữ dội sau khi ICC công bố lệnh bắt giữ các lãnh đạo hàng đầu của Israel
Nhà Trắng cho rằng "ICC không có thẩm quyền xét xử vụ việc và đang làm suy yếu uy tín của chính tổ chức này", trong khi lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đe dọa sẽ trừng phạt ICC vì các lệnh trên.
Trưởng công tố của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) Karim Khan trong cuộc họp báo ở Bogota, Colombia ngày 25/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Hill ngày 21/5, các quan chức Mỹ đã phản ứng dữ dội sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đệ trình lệnh bắt giữ hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Israel liên quan đến cuộc chiến ở Gaza, một động thái mà Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng chỉ trích vì "đánh đồng hành vi" của Israel với vụ tấn công ngày 7/10 năm ngoái của Hamas.
Tổng thống Joe Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ ôn hòa đã đoàn kết với các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội để chỉ trích ICC ngay sau thông báo hôm 20/5 rằng lệnh bắt giữ đã được đưa ra đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, cùng với ba quan chức hàng đầu của Hamas.
Họ cho rằng "ICC không có thẩm quyền xét xử vụ việc và đang làm suy yếu uy tín của chính tổ chức này", trong khi các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đe dọa sẽ trừng phạt ICC vì các lệnh trên.
Thượng nghị sĩ James E. Risch, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết ICC đã đưa ra "sự tương đương sai lầm về mặt đạo đức" khi ban hành lệnh bắt giữ nhắm vào cả Hamas và Israel.
"Quyết định của ICC hôm nay thật vô lý. ICC, giống như phần còn lại của cộng đồng quốc tế, tiếp tục bị ám ảnh bởi việc nhắm mục tiêu vào Israel. Các hành động mới trên đã làm tổn hại đến uy tín của tổ chức và gây tổn hại nghiêm trọng đến các nỗ lực giải trình trách nhiệm hợp pháp".
Nhà Trắng cũng chỉ trích ICC về lệnh bắt giữ, trong đó Tổng thống Biden gọi đó là hành động "thái quá" trong một tuyên bố và phản đối việc đánh đồng giữa Hamas và Israel.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên rằng mặc dù có quá nhiều thương vong ở Gaza nhưng quân đội Israel "không cố ý nhắm vào dân thường".
Nhưng công tố viên hàng đầu của ICC, Karim Khan, đã bác bỏ những lời chỉ trích trong cuộc phỏng vấn với CNN, lưu ý rằng ông đã chỉ định một hội đồng độc lập gồm các chuyên gia luật quốc tế để xem xét quy trình ra lệnh bắt giữ. Ông Khan cho biết Israel có quyền tự vệ nhưng vẫn phải tuân thủ luật nhân đạo quốc tế vì không quốc gia nào có "ngoại lệ".
Israel không phải là thành viên của ICC nhưng tòa này công nhận Palestine là thành viên. Palestine tuy không có quốc gia chính thức nhưng đã được Liên hợp quốc công nhận. Tư cách thành viên của Palestine trong ICC có thể cho phép trao quyền tài phán trong tranh chấp vì các vùng lãnh thổ ở Gaza và Bờ Tây có liên quan đến cuộc xung đột.
Richard Wilson, Giáo sư trường luật thuộc Đại học Connecticut và là chuyên gia về nhân quyền quốc tế và tòa án quốc tế, cho biết ông Khan là người "rất có kinh nghiệm", đồng thời từng là luật sư bào chữa giỏi.
Lệnh bắt giữ của ICC cũng khiến Israel phản ứng ngay lập tức. Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Israel Katz gọi đây là một nỗ lực nhằm "khoá tay Israel và ngăn cản nước này thực hiện quyền tự vệ". Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói thêm trong tuyên bố của mình: "Tôi phản đối sự so sánh của ICC giữa Israel và Hamas".
Hamas cũng phản đối ICC trong một tuyên bố vì điều mà họ cho là nỗ lực "đánh đồng nạn nhân với kẻ hành quyết" mà không có cơ sở pháp lý, cho rằng họ có quyền "chống lại sự chiếm đóng dưới mọi hình thức, bao gồm cả phản kháng vũ trang".
Lệnh bắt giữ đối với các lãnh đạo hàng đầu của Israel có thể sẽ làm phức tạp thêm căng thẳng trong nước ở Mỹ khi các cuộc biểu tình phản đối sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến của Israel chống Hamas tiếp tục gây chấn động đất nước. Lệnh bắt giữ cũng được đưa ra sau một phát hiện của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này rằng việc Israel đã vi phạm luật nhân đạo quốc tế với vũ khí của Mỹ là "hợp lý", mặc dù Bộ này không đưa ra kết luận cuối cùng vì những hạn chế trong việc xem xét các sự cố cụ thể.
Nga phản ứng khi Armenia phê chuẩn Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế Quốc hội Armenia đã thông qua một bước quan trọng hướng tới việc gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), một động thái có thể làm leo thang căng thẳng với Nga. Ảnh minh họa: RIA Novosti Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 3/10 dẫn lời ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, cho biết việc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tập đoàn Petroecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tràn dầu

Apple thua kiện tại Đức

EU thu hẹp kế hoạch viện trợ vũ khí cho Ukraine

Israel yêu cầu người dân Gaza sơ tán

Tác động từ vòng xoáy thuế quan mới của Mỹ

Tổng thống Mỹ cải tổ sâu rộng Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang

Thị trường tiền số chao đảo trước nỗi lo Tổng thống Trump sẽ thay đổi 'cuộc chơi'

Lãnh đạo Đức - Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine sau điện đàm nguyên thủ Nga - Mỹ

Lũ quét ở miền Nam Tây Ban Nha

Bộ Quốc phòng Mỹ dự định cắt giảm 60.000 việc làm dân sự

Thổ Nhĩ Kỳ đa dạng hóa nhập khẩu dầu thô, giảm sự phụ thuộc vào Nga

Phần Lan loay hoay tìm 'kế hoạch B' cho an ninh sau 2 năm gia nhập NATO
Có thể bạn quan tâm

Cậu ấm "ngậm thìa vàng" của Vbiz: Xuất thân trong gia tộc quyền lực, sống ở dinh thự dát vàng nguy nga
Sao việt
06:03:54 20/03/2025
Dịch sởi lan rộng, nguy cơ cao từ khu vực tiêm chủng thấp
Sức khỏe
06:00:34 20/03/2025
Phía Kim Soo Hyun tung chiêu bài bất ngờ, sắp "lật thế cờ" trong ồn ào với gia đình Kim Sae Ron?
Sao châu á
05:59:44 20/03/2025
Tựa game siêu phẩm gây tranh cãi nhất 2024 bất ngờ giảm giá mạnh, thấp nhất trong lịch sử
Mọt game
05:58:00 20/03/2025
Cách ăn chuối giúp giảm cân
Làm đẹp
05:55:39 20/03/2025
Hãy tranh thủ ăn món rau "lạ mà quen" này: Dễ nấu mà rất giàu kali và vitamin C, giúp tăng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa
Ẩm thực
05:43:10 20/03/2025
Sao nhí Train to Busan dậy thì ngoạn mục sau 9 năm, xinh đẹp đến mức nào mà khán giả nhận không ra?
Hậu trường phim
05:32:57 20/03/2025
Phát hiện tờ giấy gấp 4 trong túi áo của bố chồng, tôi hốt hoảng mở cuộc họp gia đình gấp: Các anh chồng cũng bất bình
Góc tâm tình
05:20:11 20/03/2025
Năm 2025 bùng nổ tour lưu diễn của các ngôi sao ca nhạc
Nhạc quốc tế
22:44:46 19/03/2025
ViruSs - Ngọc Kem: Mối tình chú cháu lệch 11 tuổi kết thúc trong ồn ào, ai cũng thấy mình là "nạn nhân"
Netizen
22:44:44 19/03/2025