Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?

Theo dõi VGT trên

Nhiều người Palestine phản ứng về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tiếp quản Dải Gaza và họ phải rời đi.

Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.

Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.

Đề xuất ’sốc’ tiếp quản Gaza của ông Trump: Nhiều nước lên án, cấp dưới biện hộ

Quê hương thiêng liêng

Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas.

“Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả”, Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu.

Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump? - Hình 1

Người dân Palestine đi qua các tòa nhà đổ nát ở thành phố Jabalia, phía bắc Dải Gaza hôm 5.2. ẢNH: AFP

“Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc”, bà mói thêm.

Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: “Điều đó là không thể!”.

“Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào”, ông nói.

Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump? - Hình 2

Bà Wasayef Abed nói rằng mình sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH AL JAZEERA

Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ.

“Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng”, ông nhấn mạnh.

Không quan tâm

Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump.

“Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa,” bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ.

Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa.

“Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo”, ông Khaled phát biểu.

Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. “Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?” ông Khaled chất vấn.

‘Rời đi ngay’

Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt.

“Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi”, anh chia sẻ.

Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. “Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa”, anh nói.

Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác.

“Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn”, anh nói.

“Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza”, theo anh Mahmoud.

Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.

"Đòn" thuế quan xuyên Đại Tây Dương của ông Trump: "Không phải lời đe dọa suông"

Đây sẽ không phải là lần đầu tiên EU thấy mình bị lôi kéo vào một cuộc chiến thương mại với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Phàn nàn về mức thâm hụt thương mại với cán cân nghiêng về phía châu Âu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra dấu hiệu rằng hàng xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU) sang "xứ cờ hoa" sẽ là mục tiêu tiếp theo của "đòn" thuế quan.

Khi nói với các phóng viên vào cuối ngày 2/2, ông Trump đã mô tả một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Mỹ và EU, đầu tiên mô tả nó là 300 tỷ USD, và sau đó là 350 tỷ USD, chỉ trong vòng 2 câu.

Theo ước tính chính thức của chính phủ Mỹ, thâm hụt hàng hóa và dịch vụ giữa Mỹ và EU chỉ hơn 131 tỷ USD vào năm 2022.

"Họ không mua ô tô của chúng ta, họ không mua sản phẩm nông nghiệp của chúng ta, họ hầu như không mua gì cả - và chúng ta mua mọi thứ từ họ", ông Trump nói, cảnh báo rằng bây giờ, khối 27 quốc gia này "chắc chắn" sẽ phải đối mặt với thuế quan của Mỹ.

Đòn thuế quan xuyên Đại Tây Dương của ông Trump: Không phải lời đe dọa suông - Hình 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Politico EU

Mối đe dọa treo lơ lửng

Xét đến các diễn biến trong vài ngày qua, thì đó "không phải lời đe dọa suông". Ông Trump đã công bố mức thuế 25% đối với gần như tất cả hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại chính của Mỹ là Mexico và Canada, và mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mặc dù vào phút chót, mức thuế quan mới đối với hàng hóa của Mexico và Canada đã được hoãn thi hành trong một tháng, nhưng mối đe dọa về một cuộc chiến thương mại toàn diện vẫn đang treo lơ lửng trên đầu Bắc Mỹ. Ông Trump cũng tuyên bố rằng châu Âu sẽ là mục tiêu tiếp theo.

Ông Aurélien Saussay, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Grantham về Biến đổi khí hậu và Môi trường, cho biết không có gì là bí mật khi Mỹ nhập khẩu nhiều hàng hóa từ châu Âu hơn là xuất hàng sang "lục địa già".

"Việc thâm hụt có tồn tại và ở mức khá lớn là sự thật, có thể xác minh và đo lường được", ông Saussay nói.

"Về cơ bản, nó chỉ phản ánh sự khác biệt về chi phí sản xuất và chất lượng của các sản phẩm được cung cấp và người tiêu dùng Mỹ thích lựa chọn châu Âu cho một số sản phẩm được cung cấp ở cả hai bờ Đại Tây Dương", vị chuyên gia chỉ ra.

EU luôn xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn là nhập khẩu. Vào năm 2023, EU đã xuất khẩu hàng hóa trị giá 502 tỷ Euro sang Mỹ trong khi nhập khẩu 344 tỷ Euro, tạo ra thặng dư 158 tỷ Euro cho EU, dữ liệu từ Eurostat cho thấy.

Ngược lại, châu Âu nhập khẩu nhiều hơn nhiều về mặt dịch vụ so với xuất khẩu sang Mỹ, ghi nhận mức thâm hụt 104 tỷ Euro trong lĩnh vực đó.

Tuy nhiên, con số thâm hụt thực sự là bao nhiêu có quan trọng hay không lại là một câu hỏi khác.

Ông Uri Dadush, nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Bruegel của châu Âu và là giáo sư nghiên cứu tại Trường Chính sách Công của Đại học Maryland, cho biết ông Trump đã nhiều lần tuyên bố nhu cầu bảo vệ các ngành công nghiệp của Mỹ khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thông qua thuế quan.

Thậm chí các tuyên bố như vậy đã có từ rất lâu trước khi ông Trump phát động chiến dịch tranh cử Tổng thống đầu tiên của mình, ông Dadush nói, cho rằng mục tiêu thực sự của ông Trump... có thể là khuyến khích các công ty quốc tế đầu tư vào Mỹ, sản xuất tại Mỹ và vì Mỹ.

Thuế quan là một loại thuế áp dụng đối với hàng hóa từ nước ngoài mà các doanh nghiệp phải trả cho chính phủ của quốc gia tiếp nhận. Mặc dù mang lại doanh thu khiêm tốn, nhưng thuế quan phần lớn được các quốc gia sử dụng để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài.

Đòn thuế quan xuyên Đại Tây Dương của ông Trump: Không phải lời đe dọa suông - Hình 2

Ô tô mới nhập khẩu được nhìn thấy tại một địa điểm ở Wilmington, California, Mỹ. Ảnh: NY Times

Ông Saussay của Viện nghiên cứu Grantham cho biết, lời hứa khôi phục việc làm trong ngành sản xuất thông qua thuế quan thương mại đã là một phần chính trong cả 2 chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Trump - và là một phần quan trọng trong lời kêu gọi của ứng cử viên Đảng Cộng hòa đối với cử tri ở các tiểu bang "dao động" trong "Vành đai rỉ sét" (Rust Belt) đang trải qua sự suy giảm công nghiệp.

"Những khu vực đó đã bỏ phiếu chủ yếu cho ông Trump trong cả 3 cuộc bầu cử Tổng thống trước đây", ông Saussay nói. "Vì vậy, có mối liên hệ trực tiếp giữa vận may chính trị của ông Trump và quan điểm bảo hộ của ông ấy. Ông ấy là một trong những tiếng nói chính trị đầu tiên ở Mỹ nhận ra rằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang không ngừng mở rộng không phải là điều tốt đẹp hoàn toàn cho mọi người Mỹ".

Thiệt hại là điều chắc chắn

Đây không phải là lần đầu tiên Brussels thấy mình bị lôi kéo vào một cuộc chiến thương mại với Washington. Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Trump, EU là một trong những đối tác thương mại của Mỹ bị đánh thuế 10% đối với nhôm xuất khẩu sang Mỹ và thuế 25% đối với thép.

Khối 27 quốc gia đã phản ứng bằng cách nhắm vào một loạt các mặt hàng xuất mang tính biểu tượng của Mỹ, từ các tiểu bang Cộng hòa, như xe máy Harley-Davidson, rượu bourbon, vải denim và nước cam ép.

Ông Robert Basedow, Phó giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Viện Kinh tế và Khoa học Chính trị London thuộc Viện châu Âu, cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu EU thấy mình bị nhắm mục tiêu bởi cùng loại thuế quan cố định áp dụng đối với Trung Quốc, Mexico và Canada.

"Nó sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của EU, dẫn đến căng thẳng hơn đối với ngân sách công và tỉ lệ thất nghiệp, và làm chậm lại thêm tốc độ tăng trưởng GDP của EU", ông Basedow nói.

Các nhà phân tích của Deutsche Bank hôm 3/2 cho biết, mức thuế quan cố định 10% đối với EU có thể làm giảm 0,5-0,9% GDP của toàn khối. Để so sánh, tăng trưởng GDP của EU dự kiến chỉ đạt 1,5% vào năm 2025, và 1,8% vào năm 2026.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều phải chịu thiệt hại như nhau. Ông Dadush của tổ chức tư vấn Bruegel cho biết, "đòn" thuế quan của ông Trump sẽ tác động mạnh hơn đến một số lĩnh vực của nền kinh tế châu Âu chứ không phải tất cả.

"Tôi nghĩ rằng hầu hết tất cả các nước châu Âu đều bị ảnh hưởng, nhưng quốc gia hứng chịu nhiều hơn cả sẽ là Đức, vì họ có thặng dư lớn nhất và xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ - và những mặt hàng xuất khẩu đó tập trung vào ô tô, máy móc, dược phẩm và hóa chất", ông Dadush nói.

Theo dữ liệu của Eurostat, vào năm 2023, hàng hóa sản xuất được xuất khẩu nhiều nhất từ EU sang Mỹ là máy móc và phương tiện, chiếm 41%, tiếp theo là hóa chất, chiếm 27%. Đức là nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ vào năm 2023, theo sau là Italy và Ireland.

Các nhà sản xuất ô tô của Đức như Volkswagen, nơi sản xuất số lượng lớn xe ô tô được chuyển đến biên giới phía Nam nước Mỹ, sẽ phải chịu tổn thất lớn khi mức thuế quan của ông Trump đối với hàng nhập khẩu từ Mexico có hiệu lực.

Ông Dadush cảnh báo rằng nếu những mức thuế quan tương tự được áp dụng cho châu Âu, toàn bộ các ngành công nghiệp được xây dựng xung quanh hàng xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.

Ông Saussay của Viện nghiên cứu Grantham cho biết, chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu của Đức đã khiến nước này dễ bị tổn thương trước các biện pháp bảo hộ mà ông Trump đề xuất.

"Trường hợp của Đức là ví dụ cụ thể, bởi vì toàn bộ mô hình phát triển của nước này đã bị thách thức rất nghiêm trọng kể từ năm 2022", ông Saussay nói. "Toàn bộ nền kinh tế của họ hướng tới xuất khẩu, đặc biệt là Trung Quốc - và Trung Quốc thì ngày càng ít phụ thuộc vào nhập khẩu đối với các máy công cụ mà Đức đang xuất khẩu. Họ đang tự sản xuất ngày càng nhiều những mặt hàng này trong nước".

Trong nhiều tháng nay, các quan chức châu Âu đã nói với các nhà báo rằng họ đã lập danh sách các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ để nhắm mục tiêu trong trường hợp chiến tranh thương mại xuyên Đại Tây Dương nổ ra.

Ông Basedow của Viện Kinh tế và Khoa học Chính trị London cho biết, EU có một "kho tàng rộng lớn" bao gồm các biện pháp để sử dụng - nhưng chỉ khi các quốc gia thành viên có thể đưa ra một mặt trận thống nhất chống lại Mỹ.

"EU đã ban hành một số quy định cho phép khối này hành động nhanh chóng để chống lại thuế quan cưỡng chế", ông Basedow nói.

"Tôi cũng mong đợi rằng một số quốc gia thành viên và EU có thể thúc đẩy các biện pháp đáp trả khác đối với các công ty Mỹ - điều tra các hoạt động chống cạnh tranh, tiêu chuẩn lao động, sửa đổi luật thuế quốc gia để thu được nhiều lợi nhuận hơn từ các công ty đa quốc gia Mỹ, các biện pháp bảo vệ môi trường để buộc các công ty Mỹ áp dụng các phương pháp sản xuất nghiêm ngặt hơn, hoặc hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của họ..."

"Thuế quan chỉ là một trong nhiều công cụ mà EU và các quốc gia thành viên có thể sử dụng để ứng phó", ông Basedow lưu ý.

Đòn thuế quan xuyên Đại Tây Dương của ông Trump: Không phải lời đe dọa suông - Hình 3

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo EU tại cuộc họp không chính thức của khối này ở Brussels, ngày 3/2/2025. Ảnh: NST

Điều tốt nhất được mong đợi

Lãnh đạo của các cường quốc hàng đầu EU, như Đức và Pháp, tuyên bố khối này "đủ mạnh" để đáp trả bất kỳ đòn tấn công nào về kinh tế.

"Nếu lợi ích thương mại của chúng ta bị tấn công, châu Âu, với tư cách là một thế lực cường đại thực sự, sẽ phải khiến mình được tôn trọng và do đó phải phản ứng", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết khi ông đến dự một cuộc họp quốc phòng không chính thức với các nhà lãnh đạo khác tại Brussels hôm 3/2.

Những "lựa chọn và tuyên bố" mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ mới đang "thúc đẩy EU đoàn kết hơn và tích cực hơn để ứng phó với các vấn đề an ninh tập thể", ông cho biết.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, EU đủ mạnh để phản ứng với bất kỳ khoản thuế quan mới nào của Mỹ, nhưng "mục tiêu là mọi thứ phải dẫn đến sự hợp tác".

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối Kaja Kallas cho biết, sẽ "không có bên nào chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại". Bà cho biết, châu Âu và Mỹ cần có nhau.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, chiến tranh thương mại là "một sai lầm", và mọi biện pháp có thể phải được thực hiện để ngăn chặn các đồng minh xung đột với nhau.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết nước này sẽ "không bao giờ ủng hộ các đồng minh chiến đấu chống lại nhau, nhưng nếu chính quyền Trump áp đặt thuế quan cứng rắn đối với châu Âu, chúng ta cần một phản ứng tập thể và mạnh mẽ".

Điều tốt nhất được mong đợi là kịch bản thương chiến không xảy ra. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã nhiều lần nhấn mạnh rằng bà thích đàm phán hơn là đối đầu, hy vọng rằng, việc Mỹ kêu gọi EU mua thêm vũ khí và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) do Mỹ sản xuất là những dấu hiệu cho thấy ông Trump chỉ đang cố gắng gây áp lực lên ban lãnh đạo của khối.

"Những dấu hiệu ban đầu không thực sự khả quan", ông Saussay của Viện nghiên cứu Grantham cho biết. "Bà von der Leyen đã tuyên bố rằng bà đã chuẩn bị đầy đủ để tăng khối lượng LNG nhập khẩu vào châu Âu như một cách để xoa dịu nỗi lo của ông Trump, hoặc về cơ bản là một thỏa thuận nghe có vẻ giống như EU nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Mỹ để đổi lấy việc Mỹ duy trì các đảm bảo về an ninh và an toàn cho châu Âu".

Về phần mình, ông Dadush của tổ chức tư vấn Bruegel cho biết, cuối cùng, người tiêu dùng bình thường trên toàn thế giới sẽ phải trả giá hàng ngày cho cuộc chiến thương mại do Nhà Trắng dưới thời ông Trump phát động.

"Một số quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thương mại hơn nhiều so với Mỹ - có nhiều quốc gia như vậy", ông Dadush nói. "Mỹ đang tự bắn vào chân mình, nhưng các quốc gia khác thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại như Mexico, Canada, Đức, Hà Lan - những quốc gia đó sẽ bị ảnh hưởng thậm chí còn tồi tệ hơn".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Binh sĩ Ukraine kể về cuộc rút lui thảm khốc khỏi KurskBinh sĩ Ukraine kể về cuộc rút lui thảm khốc khỏi Kursk
22:59:59 18/03/2025
Hàn Quốc trục xuất cưỡng chế công dân nước ngoài nhập cảnh bất hợp phápHàn Quốc trục xuất cưỡng chế công dân nước ngoài nhập cảnh bất hợp pháp
15:07:50 18/03/2025
Sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để tấn công tế bào ung thưSử dụng hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để tấn công tế bào ung thư
16:44:32 18/03/2025
Ngoại trưởng Ukraine nêu ra 3 'ranh giới đỏ' cho giải pháp hòa bình tương laiNgoại trưởng Ukraine nêu ra 3 'ranh giới đỏ' cho giải pháp hòa bình tương lai
05:12:44 18/03/2025
Doanh thu từ kênh đào Suez thiệt hại nghiêm trọng do bất ổn khu vựcDoanh thu từ kênh đào Suez thiệt hại nghiêm trọng do bất ổn khu vực
13:20:19 18/03/2025
2 phi hành gia mắc kẹt mừng rỡ lên tàu về Trái Đất2 phi hành gia mắc kẹt mừng rỡ lên tàu về Trái Đất
07:32:01 19/03/2025
Cuộc chiến Ukraine có thể chấm dứt sau lệnh ngừng bắn 30 ngày?Cuộc chiến Ukraine có thể chấm dứt sau lệnh ngừng bắn 30 ngày?
23:13:45 18/03/2025
Tổng thống Mỹ sa thải 2 thành viên đảng Dân chủ tại Uỷ ban Thương mại Liên bangTổng thống Mỹ sa thải 2 thành viên đảng Dân chủ tại Uỷ ban Thương mại Liên bang
21:02:23 19/03/2025

Tin đang nóng

Người thân đau đớn kể lại vụ xe tang chở quan tài anh trai đè chết người emNgười thân đau đớn kể lại vụ xe tang chở quan tài anh trai đè chết người em
20:38:21 19/03/2025
Hậu ồn ào, Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải gắt gỏng "rồng mắc cạn cũng không ngang hàng với tép tôm", chuyện gì đây?Hậu ồn ào, Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải gắt gỏng "rồng mắc cạn cũng không ngang hàng với tép tôm", chuyện gì đây?
19:31:40 19/03/2025
Phóng to rồi thu nhỏ bức vẽ cả gia đình 4 người trong 1 tư thế, cô giáo tái xanh mặt gọi phụ huynh: Sự thật khiến tất cả đầu hàng!Phóng to rồi thu nhỏ bức vẽ cả gia đình 4 người trong 1 tư thế, cô giáo tái xanh mặt gọi phụ huynh: Sự thật khiến tất cả đầu hàng!
18:09:25 19/03/2025
Nam nghệ sĩ cả nước biết mặt: Ngoài 50 vẫn sống với bố mẹ, kết hôn gần 10 năm vẫn giấu mặt vợNam nghệ sĩ cả nước biết mặt: Ngoài 50 vẫn sống với bố mẹ, kết hôn gần 10 năm vẫn giấu mặt vợ
22:33:38 19/03/2025
Xôn xao thông tin cố nghệ sĩ Kim Sae Ron từng bí mật kết hôn tại MỹXôn xao thông tin cố nghệ sĩ Kim Sae Ron từng bí mật kết hôn tại Mỹ
21:50:12 19/03/2025
Những dấu hiệu bí ẩn Kim Sae Ron để lại trước khi mấtNhững dấu hiệu bí ẩn Kim Sae Ron để lại trước khi mất
22:48:40 19/03/2025
"Nữ thần thanh xuân" cố chấp mang thai ở tuổi 42 để giữ chân chồng đại gia sau nghi vấn ngoại tình?"Nữ thần thanh xuân" cố chấp mang thai ở tuổi 42 để giữ chân chồng đại gia sau nghi vấn ngoại tình?
20:21:47 19/03/2025
Sao nam trở thành kẻ thù của 80 triệu khán giả chỉ sau 1 đêm, xấu đến mức bị kêu gọi phong sátSao nam trở thành kẻ thù của 80 triệu khán giả chỉ sau 1 đêm, xấu đến mức bị kêu gọi phong sát
22:16:44 19/03/2025

Tin mới nhất

Apple thua kiện tại Đức

Apple thua kiện tại Đức

20:57:24 19/03/2025
Theo phán quyết của Tòa án Công lý liên bang Đức, Cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia của nước này "Federal Cartel Office" đã đúng khi xem Apple là mối đe dọa nghiêm trọng cho sự cạnh tranh trên các thị trường"
Israel yêu cầu người dân Gaza sơ tán

Israel yêu cầu người dân Gaza sơ tán

20:46:59 19/03/2025
Theo dữ liệu của Cơ quan Y tế Gaza, hơn 400 người đã thiệt mạng và khoảng 500 người khác bị thương trong các đợt oanh kích của Israel. Trong khi đó, phía Hamas vẫn chưa có bất kỳ động thái gì trên thực địa sau việc này.
Tác động từ vòng xoáy thuế quan mới của Mỹ

Tác động từ vòng xoáy thuế quan mới của Mỹ

20:42:32 19/03/2025
Một số ngân hàng và nhà phân tích Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh dữ liệu ảm đạm hơn và tâm lý bi quan về những tác động của thuế quan đến lạm phát.
Tổng thống Mỹ cải tổ sâu rộng Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang

Tổng thống Mỹ cải tổ sâu rộng Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang

20:38:18 19/03/2025
FEMA phải tiến hành cải tổ sau khi chính quyền phát hiện cơ quan này sử dụng sai mục đích công quỹ. Tháng trước, 4 quan chức FEMA, trong đó có cả Giám đốc tài chính, đã bị sa thải liên quan đến vụ việc này.
Thị trường tiền số chao đảo trước nỗi lo Tổng thống Trump sẽ thay đổi 'cuộc chơi'

Thị trường tiền số chao đảo trước nỗi lo Tổng thống Trump sẽ thay đổi 'cuộc chơi'

20:32:33 19/03/2025
Thông báo này ban đầu đã thúc đẩy giá nhưng cũng làm dấy lên mối lo ngại trong Cục Dự trữ Liên bang (Fed), nơi không thể nắm giữ hợp pháp các tài sản tiền điện tử.
Lãnh đạo Đức - Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine sau điện đàm nguyên thủ Nga - Mỹ

Lãnh đạo Đức - Pháp cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine sau điện đàm nguyên thủ Nga - Mỹ

20:26:34 19/03/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố: "Chúng tôi đều nhất trí rằng Ukraine có thể tin tưởng vào chúng tôi, Ukraine có thể tin tưởng vào châu Âu và chúng tôi sẽ không bỏ rơi Kiev".
Lũ quét ở miền Nam Tây Ban Nha

Lũ quét ở miền Nam Tây Ban Nha

20:14:37 19/03/2025
Người đứng đầu cơ quan nội vụ vùng Andalusia, ông Antonio Sanz, cho biết 19 con sông ở vùng này đã được đặt trong tình trạng báo động đỏ do lũ lụt. Ngoài ra, 40 tuyến đường cao tốc và một số tuyến đường sắt cũng phải đóng cửa do nước dâ...
Bộ Quốc phòng Mỹ dự định cắt giảm 60.000 việc làm dân sự

Bộ Quốc phòng Mỹ dự định cắt giảm 60.000 việc làm dân sự

19:55:13 19/03/2025
Giới chức Lầu Năm Góc và các đơn vị quân sự đang xem xét nhân sự theo từng trường hợp cụ thể để đảm bảo việc cắt giảm sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động an ninh quốc gia quan trọng.
Thổ Nhĩ Kỳ đa dạng hóa nhập khẩu dầu thô, giảm sự phụ thuộc vào Nga

Thổ Nhĩ Kỳ đa dạng hóa nhập khẩu dầu thô, giảm sự phụ thuộc vào Nga

19:35:39 19/03/2025
Đây là một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, đồng thời duy trì ổn định thị trường năng lượng toàn cầu.
Phần Lan loay hoay tìm 'kế hoạch B' cho an ninh sau 2 năm gia nhập NATO

Phần Lan loay hoay tìm 'kế hoạch B' cho an ninh sau 2 năm gia nhập NATO

18:34:38 19/03/2025
Theo phân tích của Tiến sĩ Matti Pesu và Tiến sĩ Tomas Wallenius từ Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (RUSI) tại Anh, Helsinki đang trong tình trạng khó xử.
EU dự kiến khởi động cuộc điều tra bảo vệ ngành nhôm

EU dự kiến khởi động cuộc điều tra bảo vệ ngành nhôm

18:30:18 19/03/2025
Tài liệu cho thấy EU đang chuẩn bị thực hiện các biện pháp tương tự đối với ngành nhôm, khi các nhà sản xuất trong khối đã mất đi thị phần đáng kể trong thập kỷ qua .
WMO cảnh báo khẩn trước mức tăng nhiệt độ kỷ lục toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn trước mức tăng nhiệt độ kỷ lục toàn cầu

18:25:36 19/03/2025
Tuy các ước tính sơ bộ cho thấy mức tăng trung bình dài hạn hiện tại là khoảng 1,34 - 1,41 độ C, chưa chạm ngưỡng mục tiêu trên nhưng khoảng cách ngày càng hẹp lại.

Có thể bạn quan tâm

Chồng của Từ Hy Viên không bị phạt vi phạm hợp đồng vì ngừng làm việc

Chồng của Từ Hy Viên không bị phạt vi phạm hợp đồng vì ngừng làm việc

Sao châu á

22:55:05 19/03/2025
Sau khi ngôi sao quá cố Từ Hy Viên qua đời vào đầu tháng 2, chồng cô - nghệ sĩ Hàn Quốc Koo Jun Yup - đã dừng mọi hoạt động đã được lên kế hoạch trước đó.
Năm 2025 bùng nổ tour lưu diễn của các ngôi sao ca nhạc

Năm 2025 bùng nổ tour lưu diễn của các ngôi sao ca nhạc

Nhạc quốc tế

22:44:46 19/03/2025
Beyoncé, Billie Eilish, Kendrick Lamar & SZA, Sabrina Carpenter, Usher, Coldplay, Bad Bunny, BLACKPINK, Ed Sheeran... sẽ khiến khán giả vô cùng hào hứng và bận rộn.
ViruSs - Ngọc Kem: Mối tình chú cháu lệch 11 tuổi kết thúc trong ồn ào, ai cũng thấy mình là "nạn nhân"

ViruSs - Ngọc Kem: Mối tình chú cháu lệch 11 tuổi kết thúc trong ồn ào, ai cũng thấy mình là "nạn nhân"

Netizen

22:44:44 19/03/2025
Vào khoảng đầu tháng 4/2024, netizen tóm dính ViruSs và Ngọc Kem có cử chỉ tình tứ khi đi ăn kem cùng nhau tại Hà Nội. Thời điểm này, cả hai đã không ít lần livestream, tương tác chung trên mạng
Vụ cướp chấn động tại Paris của Kim Kardashian chuẩn bị xét xử

Vụ cướp chấn động tại Paris của Kim Kardashian chuẩn bị xét xử

Sao âu mỹ

22:41:48 19/03/2025
Gần 10 năm sau vụ cướp kim cương trị giá hơn 10 triệu USD gây chấn động thế giới, nhóm tội phạm từng khống chế và đe dọa Kim Kardashian bằng súng tại Paris chuẩn bị đối mặt với phiên tòa xét xử.
Triệu Lệ Dĩnh lại gây bão MXH nhờ 1 hành động không ai ngờ, đỉnh lưu hàng thật giá thật là đây!

Triệu Lệ Dĩnh lại gây bão MXH nhờ 1 hành động không ai ngờ, đỉnh lưu hàng thật giá thật là đây!

Hậu trường phim

22:30:42 19/03/2025
Triệu Lệ Dĩnh là ngôi sao hàng đầu hiện tại nên mỗi hành động của cô đều thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả.
Giá trị của những chương trình hoài niệm

Giá trị của những chương trình hoài niệm

Tv show

22:09:17 19/03/2025
Loạt chương trình như Cine 7 - Ký ức phim Việt, Kỷ niệm thanh xuân, Đời nghệ sĩ... được đánh giá là làn gió mới cho người xem
Triệt phá đường dây 'xẻ thịt' xe máy ở Hà Nội mang đi tiêu thụ

Triệt phá đường dây 'xẻ thịt' xe máy ở Hà Nội mang đi tiêu thụ

Pháp luật

22:08:32 19/03/2025
Đường dây chuyên trộm cắp xe máy ở Hà Nội mang đi bán cho chủ cửa hàng sửa chữa xe để tháo dỡ phụ tùng rồi tiêu thụ, vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá.
Kỷ luật cảnh cáo 5 cán bộ ở Bắc Ninh vì đánh bài ăn tiền

Kỷ luật cảnh cáo 5 cán bộ ở Bắc Ninh vì đánh bài ăn tiền

Tin nổi bật

22:05:47 19/03/2025
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vừa thi hành kỷ luật 5 cán bộ ở xã Long Châu vì đánh bài ăn tiền.
Phan Đinh Tùng: Vợ kém tuổi làm hậu phương, ủng hộ tôi trở lại với nghề

Phan Đinh Tùng: Vợ kém tuổi làm hậu phương, ủng hộ tôi trở lại với nghề

Nhạc việt

21:58:55 19/03/2025
Phan Đinh Tùng chia sẻ một trong những động lực giúp anh tích cực trở lại với âm nhạc chính là nhờ vào sự ủng hộ của người bạn đời là ca sĩ Thái Ngọc Bích.
Đang hẹn hò vui vẻ, tôi quyết định dừng lại vì bạn trai quá giàu

Đang hẹn hò vui vẻ, tôi quyết định dừng lại vì bạn trai quá giàu

Góc tâm tình

21:56:20 19/03/2025
Khi mới quen nhau, tôi không hề biết gia thế của anh lại khủng đến vậy. Đến giờ dù 2 đứa đang rất vui vẻ, nhưng tôi vẫn quyết định dừng lại vì biết mối quan hệ ấy sẽ chẳng đi đến đâu.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo viên mãn tuổi 34, Quang Lê trải nghiệm du thuyền triệu đô

Hoa hậu Đặng Thu Thảo viên mãn tuổi 34, Quang Lê trải nghiệm du thuyền triệu đô

Sao việt

21:47:58 19/03/2025
Hoa hậu Đặng Thu Thảo kín tiếng, tận hưởng cuộc sống nàng dâu hào môn . Ca sĩ Quang Lê thích thú trải nghiệm du thuyền triệu đô của giới siêu giàu ở Dubai.