Một tòa án Trung Quốc yêu cầu nhà sư u tập Hà Lan phải trả lại tượng Phật nghìn năm chứa xác ướp nhà sư trong vòng 30 ngày.
Tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Tam Minh , tỉnh Phúc Kiến , hôm 4/12 ra phán quyết người dân hai làng Yangchun và Dongpu ở huyện Đại Điền được sở hữu độc quyền tượng Phật và quyền thu hồi di tích văn hóa quý giá bị buôn lậu ra nước ngoài.
Bức tượng hiện thuộc sở hữu của Oscar van Overeem, một nhà sư u tập nghệ thuật người Hà Lan. Người dân cáo buộc Van Overeem đã mua bức tượng bị đánh cắp ở Hong Kong năm 1996. Tòa yêu cầu nhà sư u tập phải trả lại nguyên trạng bức tượng ở tỉnh Phúc Kiến , miền đông Trung Quốc trong vòng 30 ngày.
Tượng phật chứa xác ướp nhà sư (trái) và ảnh chụp CT cho thấy bộ xương người bên trong bức tượng tại cuộc triển lãm ở Hungary năm 2015. Ảnh: Xinhua .
Phán quyết sẽ có hiệu lực nếu không bị kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn trong vòng 30 ngày, theo Luật Tố tụng Dân sự Trung Quốc.
Bức tượng Phật được thờ phụng tại ngôi chùa thuộc sở hữu chung của hai làng Yangchun và Dongpu nhiều thế kỷ trước khi bị đánh cắp vào cuối năm 1995. Bức tượng có niên đại 1.000 năm, kích thước tương đương người thật, bên trong chứa xác ướp một nhà sư được cho là Trương Công Lục Toàn.
Trương Công Lục Toàn là một nhà sư được tôn kính của triều đại nhà Tống (960-1279). Sau khi qua đời ở tuổi 37, ông được ướp xác và bọc trong bức tượng. Bức tượng được lưu giữ trong chùa hơn 1.000 năm trước khi bị đánh cắp.
Bức tượng xuất hiện trở lại tại một cuộc triển lãm ở Hungary vào tháng 3/2015. Dân làng và cơ quan quản lý di sản văn hóa tỉnh Phúc Kiến xác nhận đó là tượng Phật Trương Công Lục Toàn đã mất. Đầu tháng 2 cùng năm, một bản chụp CT cho thấy tượng chứa xác ướp nhà sư.
Sau khi thương lượng không thành công, các làng đã kiện Van Overeem tại tỉnh Phúc Kiến năm 2015 và tại Hà Lan năm 2016 để yêu cầu trả lại tượng Phật. Tòa án Amsterdam của Hà Lan tổ chức phiên xét xử đầu tiên ngày 14/7/2017 nhưng không đưa ra phán quyết nào, trong khi tòa án Phúc Kiến xét xử hai lần vào tháng 7 và tháng 10/2018.
Tòa án Nhân dân Trung cấp Tam Minh tuyên bố tượng Phật là di sản quan trọng ở nơi tượng xuất hiện và được bảo quản, nuôi dưỡng tinh thần của nhiều tín đồ địa phương.
Van Overrem từng nói rằng ông đã đổi lấy bức tượng với một nhà sư u tập người Trung Quốc năm 2015 và không biết danh tính người này. Tuy nhiên, ông vui mừng nếu bức tượng quay về Trung Quốc, đồng thời bác bỏ cáo buộc buôn cổ vật Trung Quốc cũng như mua bức tượng ở Hong Kong.
“Tôi là kiến trúc sư, là nhà sưu tập đam mê nghệ thuật, chắc chắn không phải tay buôn”, ông nói. Van Overeem khẳng định không biết nguồn gốc bức tượng.
Những vụ hoàn trả cổ vật Trung Quốc thường được thực hiện thông qua con đường ngoại giao. Những năm gần đây, Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc buôn bán các đồ tạo tác mà họ cho rằng bị đánh cắp hồi thế kỷ 19, khi các cường quốc châu Âu tiến vào Trung Quốc.
Trung Quốc kích hoạt lò phản ứng hạt nhân đầu tiên chế tạo trong nước
Trung Quốc đã kích hoạt lò phản ứng hạt nhân đầu tiên do nước này tự sản xuất, mang tên Hoa Long 1.
Đây là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nước phương Tây về an ninh năng lượng và công nghệ có tầm quan trọng sống còn này.
Một bức ảnh cho thấy Nhà máy điện hạt nhân Fuqing ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nơi đặt lò phản ứng Hualong One. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP của Pháp, Tổng Công ty điện hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết lò phản ứng Hoa Long 1 đã được hòa vào lưới điện quốc gia ngày 27/11, có thể tạo ra 10 tỷ KW/h điện mỗi năm và giúp giảm 8,16 triệu tấn khí thải CO2. Tuyên bố của CNNC nêu rõ: "(Sự kiện trên) đánh dấu việc Trung Quốc phá vỡ thế độc quyền công nghệ điện hạt nhân của nước ngoài và chính thức gia nhập nhóm các nước tiên tiến hàng đầu về công nghệ này".
Theo Cục Năng lượng Quốc gia (NEA), năm 2019, các nhà máy hạt nhân cung cấp gần 5% nhu cầu điện năng hằng năm của Trung Quốc. Tuy nhiên, con số này được dự báo sẽ tăng lên khi nước này hướng tới mục tiêu trở thành nước trung hòa về CO2 vào năm 2060.
Việc giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài trong các lĩnh vực công nghệ cao quan trọng như điện lực là một mục tiêu chủ chốt trong kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" mà Bắc Kinh đặt ra. Ban lãnh đạo CNNC cho biết việc lắp đặt lò phản ứng Hoa Long 1 đã được thi công từ năm 2015 và hiện có 6 lò phản ứng khác đang xây dựng ở Trung Quốc và nước ngoài. Lò phản ứng này đặt tại tỉnh Phúc Kiến (Fujian) ở miền Đông. Dự kiến cuối năm nay, nhà máy này sẽ bắt đầu sản xuất phục vụ thương mại sau thời gian thử nghiệm.
Trung Quốc hiện có tổng cộng 47 nhà máy điện hạt nhân với tổng sản lượng điện đạt 48,75 triệu KW, cao thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp. Trong những năm vừa qua, Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD để phát triển lĩnh vực năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo nền kinh tế không phụ thuộc vào than đá.
Đứa con “thiên tài” Các cụm từ "thiên tài giết mẹ"; "thiên tài nổi loạn"; "học bá sát nhân" đều dành để miêu tả Ngô Tạ Vũ. Nhiều người không thể lý giải nổi vì sao một cậu thanh niên ưu tú, sở hữu các thành tích nhiều người mơ ước lại có thể ra tay sát hại mẹ mình và êm đẹp lừa mọi người trong...
Tin mới nhất
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 27/1
23:37:10 27/01/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 27/1 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 100.965.333 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 2.170.485 ca tử vong. Số bệnh...
Chính quyền Tây Ban Nha trấn an người dân sau loạt trận động đất tại Granada
23:33:10 27/01/2021
Ngày 27/1, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã trấn an người dân sau khi xảy ra loạt trận động đất nhẹ trong đêm tại miền Nam nước này khiến người dân lo lắng.
Sơ tán nhà máy sản xuất vaccine của AstraZeneca tại Anh
23:29:32 27/01/2021
Một nhà máy sản xuất vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của AstraZeneca ở xứ Wales của Anh đã phải sơ tán sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi.
Ấn Độ thắt chặt an ninh tại thủ đô sau cuộc biểu tình của nông dân
23:26:42 27/01/2021
Ngày 27/1, cảnh sát Ấn Độ đã thắt chặt an ninh và phong tỏa một số tuyến đường chính xung quanh thủ đô New Delhi, một ngày sau khi cuộc biểu tình của nông dân biến thành bạo loạn đã khiến 1 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Mỹ trải qua tháng chết chóc nhất vì Covid-19
22:38:47 27/01/2021
Mỹ tháng qua ghi nhận hơn 79.000 ca tử vong vì Covid-19, trở thành tháng chết chóc nhất kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay.
Đội giải cứu kinh tế của Biden
22:19:55 27/01/2021
Đội ngũ giúp Tổng thống Biden hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng làm việc trong chính quyền.
Trung Quốc sử dụng phương pháp lấy dịch hậu môn để xét nghiệm virus
22:04:52 27/01/2021
Đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đưa tin nước này đã bắt đầu sử dụng phương pháp lấy dịch hậu môn để xét nghiệm đối với những người được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Singapore thiếu nhân tài công nghệ
22:01:57 27/01/2021
Kỹ sư phần mềm Xiao Yuguang ở Singapore nhận được ít nhất 3 thư mời làm việc mỗi ngày. Tuy nhiên, anh bỏ qua tất cả các lời đề nghị hấp dẫn do gần đây đã đầu quân cho Bytedance - công ty mẹ của TikTok, sau nhiều năm cống hiến cho Grab Đ...
Hai người giàu nhất thế giới tranh cãi về vị trí ‘làm ăn’ trên vũ trụ
21:59:56 27/01/2021
Tỷ phú Elon Musk của SpaceX và Jeff Bezos của Amazon đã tranh cãi trước các nhà quản lý về vấn đề “bất động sản” dành cho các vệ tinh của mình ở ngoài vũ trụ.
Doanh số bán rượu sâm panh tại Pháp giảm mạnh năm 2020
21:56:58 27/01/2021
Ngày 26/1, Ủy ban Sâm panh của Pháp cho biết doanh số bán loại rượu này tại thị trường nội địa và quốc tế đã giảm mạnh trong năm ngoái do các biện pháp phong tỏa để ngừa dịch COVID-19 ảnh hưởng tới hoạt động của ngành du lịch, các nhà h...
PepsiCo hợp tác với nhà sản xuất thịt nhân tạo Beyond Meat
21:39:27 27/01/2021
Tập đoàn nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới PepsiCo và công ty sản xuất thịt nhân tạo Beyond Meat ngày 26/1 thông báo cùng nhau hợp tác để phát triển đồ ăn nhẹ và đồ uống có nguồn gốc thực vật.
Tổng thống Putin có thể sẽ làm cố vấn pháp lý cho ngành rượu vang khi mãn nhiệm
21:35:22 27/01/2021
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ rằng ông có thể làm việc với tư cách là một chuyên gia pháp lý cho ngành sản xuất rượu khi kết thúc sự nghiệp nguyên thủ quốc gia.
Triển vọng hồi phục của ngành hàng không châu Âu thêm mịt mờ
21:29:55 27/01/2021
Triển vọng phục hồi đối với các hãng hàng không châu Âu đang chuyển từ xấu xuống tồi tệ, khi nhiều nước tại đây đang cân nhắc thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát hoạt động du lịch ngay cả với các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Tây Ban Nha chỉ định Bộ trưởng Y tế mới
21:28:09 27/01/2021
Ngày 26/1, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chỉ định Bộ trưởng Chính sách khu vực Carolina Darias làm Bộ trưởng Y tế, trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này đang gia tăng.
Chương trình tiêm vaccine ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kéo dài đến cuối năm 2022
21:25:39 27/01/2021
Các chương trình tiêm chủng vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kéo dài đến cuối năm 2022 do quy mô dân số của 2 nước này quá lớn, trong khi hơn 85 quốc gia nghèo sẽ không được tiếp cận rộng rãi vớ...
'Cha đẻ' phương pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt qua đời
21:21:32 27/01/2021
Tiến sĩ Andrew Brooks, nhân vật chủ chốt trong việc phát minh ra phương pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt đầu tiên, đã qua đời ở tuổi 51.
Mỹ tái khẳng định cam kết với cơ chế phòng thủ tập thể của NATO
21:18:18 27/01/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/1 đã có cuộc điện đàm với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, trong đó tái khẳng định cam kết của Mỹ với cơ chế phòng thủ tập thể của liên minh này.
Tổng thống Biden sẽ đẩy nhanh đưa chân dung nữ nô lệ da đen lên tờ 20 đô-la
21:10:05 27/01/2021
Kế hoạch đưa cựu nô lệ, điệp viên da đen thời Nội chiến Harriet Tubman lên tờ 20 đô-la Mỹ từng bị đình lại dưới thời cựu Tổng thống Trump, nay sẽ được Tổng thống Biden đẩy nhanh.
Nhiều bất đồng tại hội nghị WEF về phân phối vaccine COVID-19
21:03:02 27/01/2021
Hội nghị trực tuyến Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2021 (WEF) đã xảy ra nhiều bất đồng khi các nước kêu gọi phân phối công bằng nguồn vaccine phòng COVID-19 do lo ngại các nước giàu tích trữ gây tình trạng mất cân bằng.
10 thành phố có giá sinh hoạt rẻ nhất thế giới năm 2020
20:57:15 27/01/2021
Đơn vị phân tích kinh tế (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh) vừa cho công bố danh sách mức giá sinh hoạt trên toàn cầu, qua đó giúp lọc ra 10 thành phố có mức chi phí rẻ nhất năm 2020.
Hàn Quốc tìm cách ‘sống chung’ với tình trạng tỷ lệ sinh thấp
20:45:14 27/01/2021
Sau nhiều năm thất bại trong việc gia tăng tỷ lệ sinh đẻ, Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tập trung nguồn lực để học cách “sống chung” với tình trạng giảm dân số, thay vì cố gắng trì hoãn như trước đây.
Thách thức Nhật Bản phải vượt qua để tổ chức Olympics Tokyo 2020
20:39:15 27/01/2021
Việc triển khai tiêm chủng của Nhật Bản phải đối mặt với những trở ngại về hậu cần có thể khiến chiến dịch chậm tiến độ trước thềm Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Châu Âu tính kế gì khi bị các hãng vaccine 'lỡ hẹn'
20:35:00 27/01/2021
Các trung tâm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại châu Âu đã sẵn sàng nhưng “nhân vật chính” chưa xuất hiện.
BREAKING NEWS: Cháy xe khách tại Cameroon, hơn 50 người thiệt mạng
20:32:17 27/01/2021
Đã có ít nhất 53 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi xe khách đâm vào xe bồn chở xăng xảy ra tại Cameroon ngày 27/1.
Philippines phản đối luật hải cảnh của Trung Quốc
20:27:25 27/01/2021
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng với tàu nước ngoài.
Trump thuê thêm luật sư trước phiên tòa luận tội
20:22:42 27/01/2021
Cựu tổng thống Trump bổ sung thêm luật sư Deborah Barbier vào nhóm pháp lý giúp ông biện hộ trước phiên tòa luận tội sắp tới của Thượng viện.
Nhiều bệnh nhân nặng tại Nhật Bản bị bỏ lại phía sau
20:19:00 27/01/2021
Nhiều bệnh viện tại Nhật đã không còn chỗ để đón thêm bệnh nhân nặng không Covid-19, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao kỷ lục.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Pompeo gia nhập viện chính sách bảo thủ
20:09:15 27/01/2021
Cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được cho là sẽ ở lại thủ đô Washington để gia nhập Viện Hudson, một cơ quan nghiên cứu chính sách bảo thủ.
Bắc Kinh tăng cường phòng dịch trước thềm Tết Nguyên đán
20:05:23 27/01/2021
Bắc Kinh yêu cầu người dân thuộc các khu vực nguy cơ thấp trong khoảng thời gian từ 28/1 đến 15/3 đến thành phố phải xuất trình xét nghiệm Covid-19 âm tính.
Moscow (Nga) nới lỏng các hạn chế do dịch Covid-19
20:00:10 27/01/2021
Trước tình hình dịch Covid-19 ở thủ đô Moscow nói riêng và trên cả nước Nga nói chung đang được cải thiện, chính quyền Moscow đã quyết định nới lỏng một số hạn chế.