Thời gian đào tạo đại học tối đa 5 năm

Theo dõi VGT trên

Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt, thời gian đào tạo đại học là 3-5 năm; thạc sĩ 1-2 năm và tiến sĩ 3-4 năm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Trong đó mầm non gồm nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông gồm tiểu học, THCS và THPT. Giáo dục nghề nghiệp gồm trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Giáo dục đại học gồm trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

So với khung hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành từ năm 1993, khung mới này không thay đổi về thời gian đào tạo ở các cấp mầm non, giáo dục phổ thông, nghĩa là học sinh vẫn sẽ học 5 năm tiểu học, 4 năm THCS và 3 năm THPT. Học hết bậc THCS, học sinh được phân luồng mạnh mẽ theo hai hướng hoặc là THPT, hoặc là Trung cấp.

Tốt nghiệp hai bậc học trên, học sinh có thể đi tiếp lên cao đẳng, hoặc đại học theo định hướng nghiên cứu, hoặc đại học theo định hướng ứng dụng. So với trước kia, thời gian đào tạo bậc đại học đã rút ngắn từ 4-6 năm xuống còn 3-5 năm. Thời gian học cao đẳng thay vì ấn định 3 năm, nay linh động 2-3 năm.

Bậc cao học (còn gọi thạc sĩ) trước đây phải học 2 năm, nay dù là thạc sĩ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng đều 1-2 năm. Riêng bậc tiến sĩ, trước kia nếu xong cao học, người học chỉ cần học 2 năm tập trung, nhưng nay phải là 3 năm; với người có trình độ đại học vẫn học 4 năm.

Thời gian đào tạo đại học tối đa 5 năm - Hình 1

Thời gian bậc THPT vẫn là 3 năm, THCS 4 năm và tiểu học 5 năm. Ảnh minh họa: Giang Huy.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân làm rõ hai định hướng nghiên cứu và ứng dụng, áp dụng từ bậc đại học và thạc sĩ. Theo đó, chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.

Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ nguồn thành giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.

Video đang HOT

Đề án hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân được khởi động từ năm 2013, đã qua nhiều lần dự thảo. Tại phiên họp tháng 11/2015 của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục chủ trì phối hợp với Bộ Lao động, Bộ Y tế, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia, trình Thủ tướng.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ những hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại để đề xuất hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân mới một cách phù hợp, khoa học, bảo đảm tính khả thi, liên thông và phân luồng, tạo cơ hội được học tập suốt đời của người dân.

Xuân Hoa

Theo VNE

Đủ chiêu 'lách luật' tăng chỉ tiêu

Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều quy định kiểm soát quy mô và chất lượng đào tạo của các trường đại học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập.

Luật giáo dục ĐH có hiệu lực, thay vì Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu đào tạo thì các trường được phép tự xác định chỉ tiêu cho mình theo năng lực đào tạo. Nhưng để kiểm soát các trường không xác định chỉ tiêu một cách tùy tiện, năm 2011, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 57 về xác định chỉ tiêu đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ.

Trong thông tư này, để xác định chỉ tiêu, các trường dựa vào 2 tiêu chí: Quy đổi giảng viên và cơ sở vật chất. Thế nhưng chỉ sau khi thông tư ra đời không lâu, chỉ tiêu của các trường vẫn đua nhau phình ra!

Đủ chiêu lách luật tăng chỉ tiêu - Hình 1

Quy mô đào tạo ở không ít trường ĐH ngày càng phình to, trong khi số lượng cử nhân thất nghiệp ngày một nhiều. Ảnh: T.iền Phong.

Để siết chặt hơn, năm 2015, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành Thông tư 32 về xác định chỉ tiêu đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ thay thế Thông tư 57 năm 2011.

Thông tư 32 có thêm 1 tiêu chí mới và sửa đổi 2 tiêu chí cũ. Đối với tiêu chí quy đổi đội ngũ giảng viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu xác định theo nhóm ngành, không xác định theo "gói" chung. Tiêu chí về cơ sở vật chất, từ không dưới 2 m2/sinh viên lên không dưới 2,5 m2/sinh viên.

Dù Bộ GD&ĐT đã "rào" bằng nhiều văn bản nhưng các trường vẫn có thể lách luật. Đơn cử, nếu chiếu theo quy định của Bộ GD&ĐT, với quy mô 35.000 sinh viên của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (cả chính quy và không chính quy của trường) thì diện tích cơ sở vật chất của trường phải là 87.500 m2 (theo Thông tư 32). Còn tính riêng sinh viên chính quy thì diện tích trường cần đáp ứng là 75.000 m2.

Nhưng đại diện lãnh đạo của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lý giải rằng: Diện tích phòng học của trường là 41.731 m2, sinh viên chỉ học một ca, nên nếu sử dụng 2 ca thì diện tích sử dụng thực của trường sẽ gấp đôi là 83.462 m2, đủ đáp ứng cho 30.000 sinh viên Hệ chính quy học theo quy định.

Như vậy, với cách giải thích này thì nếu trường tổ chức học 3 ca/ngày, không lẽ mỗi mét vuông sàn xây dựng sẽ được nhân lên làm 3 lần? Nội dung này đã không được quy định rõ trong văn bản của Bộ GD&ĐT.

Hơn nữa, việc Bộ GD&ĐT gộp tất cả các tiêu chí nhỏ (diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo gồm các hạng mục: Hội trường, giảng đường, phòng học các loại; Thư viện, trung tâm học liệu; Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa năng) lấy diện tích trung bình không dưới 2,5 m2 sẽ dẫn đến tình trạng các trường chỉ cần đáp ứng đủ diện tích.

Chính vì vậy, việc Viện ĐH Mở Hà Nội có thể thuê cho sinh viên học tại các tòa nhà trung tâm thương mại nằm sát đường tàu, gần chợ ồn ào... cũng không bị xử lý hay "tuýt còi".

Khe hở trong quản lý giảng viên

Với tiêu chí quy đổi giảng viên, một chuyên gia giáo dục lý giải lý do vì sao các trường ngoài công lập có thể dễ dàng phình chỉ tiêu.

Theo vị chuyên gia này, sở dĩ các trường công lập khó tăng chỉ tiêu đột biến vì đội ngũ giảng viên phải dựa vào ngân sách cấp, chỉ tiêu do các bộ chủ quản xác định. Còn với đội ngũ giảng viên đã hết t.uổi, muốn giữ lại trường, các trường chỉ được ký hợp đồng, không được coi là giảng viên cơ hữu.

"Bộ cũng cùng quan điểm với báo T.iền Phong nên rất lo lắng về việc mở tự chủ ĐH khi chưa đủ điều kiện về chất lượng".

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT.

Trong khi đó, tại các trường ngoài công lập, các trường được phép tự tuyển giảng viên, tuyển từ người còn độ t.uổi lao động hoặc những người đã quá t.uổi lao động. Theo quy định của Bộ GD&ĐT tại Thông tư 57, giảng viên tại các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là giáo viên, giảng viên hợp đồng lao động dài hạn, làm việc toàn phần tại cơ sở đào tạo.

Tại Thông tư 32, quy định này đã rõ hơn như giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn...

Chính quy định này đã tạo "kẽ hở" để các trường ngoài công lập có được một danh sách giảng viên cơ hữu theo mong muốn. Bởi các trường vẫn ký hợp đồng, nhưng lương trả theo tiết giảng. "Có giảng viên cơ hữu có khi cả năm không có dạy tiết nào cũng có tên trong danh mục của nhiều trường" - vị chuyên gia khẳng định.

Trong khi đó, với khoảng hơn 400 trường ĐH, CĐ, Bộ GD&ĐT khó có thể thanh tra đồng loạt tất cả các trường mỗi mùa tuyển sinh. Do vậy, các trường vẫn làm và nếu bị thanh tra đến và phát hiện tuyển vượt so với thực tế thì chấp nhận phạt, chấp nhận trừ chỉ tiêu năm sau.

Chia sẻ về thực tế này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT nói: "Bộ rất lo lắng về việc mở tự chủ ĐH khi chưa đủ điều kiện về chất lượng. Trên thực tế, việc thi, cấp chứng chỉ hành nghề hầu như chưa được hình thành, việc tuyển dụng lao động còn hình thức và nhiều tiêu cực; thống kê sinh viên thất nghiệp chưa đáng tin cậy, không thống kê do trường nào đào tạo ra... nên không tạo ra sức ép để buộc các trường phải đầu tư chất lượng...".

Cũng theo đại diện Bộ GD&ĐT, trong điều kiện đó, nếu cứ muốn cho trường được tự chủ tối đa còn Bộ có trách nhiệm đi giải trình về chất lượng đào tạo thì thật khó. "Các khâu khác trong quy trình đào tạo-đánh giá-sử dụng... không liên kết được với nhau thì không có Bộ GD&ĐT nước nào quản được chất lượng" - bà Phụng chia sẻ.

Theo Hoa Ban/Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Siêu phẩm trinh thám đứng top 1 rating cả nước suốt 4 tuần, dàn cast diễn đỉnh khó tin gây ám ảnh tột độ
06:03:30 16/06/2024
Ca sĩ Hương Thủy t.uổi 50 hạnh phúc viên mãn trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
07:31:33 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khám phá Mắt Rồng

Du lịch

09:28:19 16/06/2024
Nhìn từ trên cao, hòn đảo giống như đầu rồng, hồ nước hình tròn là mắt rồng, bao quanh là những khối núi đá vôi lớn và chân cát trắng mịn.

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

Thế giới

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Loại thảo mộc cực tốt cho sức khỏe mọc đầy vườn, nhiều người lại tưởng cỏ dại

Sức khỏe

09:14:50 16/06/2024
Cỏ mần trầu là loại cây thân thảo mọc hoang dại phổ biến ở Việt Nam nhưng ít ai biết đây hóa ra lại là một vị thuốc quý trong y học dân gian.

Jil Sander Pre-Fall 2024 khám phá sự cân bằng giữa trang phục nam và trang phục nữ

Thời trang

09:01:47 16/06/2024
Cho dù là trang phục nam hay trang phục nữ, hành động cân bằng mang tính khám phá đều đi kèm với việc thể hiện hình thức, chức năng và cách chế tạo của bộ sưu tập.

Cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn

Sáng tạo

08:38:20 16/06/2024
Bể phốt là một hạng mục vô cùng quan trọng khi xây nhà, vậy khi xây dựng bể phốt cần phải lưu ý gì và xây dựng bể phốt thế nào cho đúng tiêu chuẩn?

Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc

Góc tâm tình

08:25:36 16/06/2024
Tại sao mẹ chồng lại phải sống khổ thế? Sau ngày bố chồng mất, nhiều lần chúng tôi mời bà đến sống cùng để thuận tiện chuyện cơm nước và trông coi.

Cánh gà đừng rán hay chiên mắm, nấu thế này vừa ngon lại vô cùng hợp vị trong bữa cơm mùa hè

Ẩm thực

08:19:36 16/06/2024
Vào mùa hè nóng nực, lựa chọn phương pháp nấu ăn này không chỉ có thể giữ được chất dinh dưỡng của món ăn mà còn tránh được cảm giác khó chịu do khói dầu gây ra.

'Anh Trai' Lou Hoàng ra mắt MV được ấp ủ 4 năm

Nhạc việt

08:12:36 16/06/2024
Đây là dự án trở lại được Lou Hoàng ra mắt trước thềm chinh chiến tại chương trìnhAnh Trai Say Hi sắp tới. Đặc biệt, nam ca sĩ còn tái hợp cùng Xoài Non sau dự án Bắt Cóc Con Tim gặt hái được nhiều thành công vào năm 2022.

Code Đấu Phá Mobile Funtap mới nhất và cách nhập

Mọt game

08:10:02 16/06/2024
Đấu Phá Mobile: Tam Niên Chi Ước là tựa game hành động nhập vai dựa trên IP Đấu Phá Thương Khung huyền thoại, có bản quyền chính thức và được Funtap phát hành tại Việt Nam.

Chân dung t.iền đạo gây sốt tại Euro 2024 vì quá điển trai: Chị em xem xong đều nhất loạt thành fan của Tây Ban Nha

Sao thể thao

07:27:39 16/06/2024
Trong trận đấu tâm điểm giữa Tây Ban Nha và Croatia tại vòng bảng Euro 2024 vào đêm 15/6, t.iền đạo đội trưởng Alvaro Morata chính là cái tên đã gỡ nút thắt với bàn thắng tinh tế ở phút 29

Tử vi ngày 16/6/2024: Ba con giáp rớt đài, tài lộc tiêu hao, cuối tuần ảm đạm

Trắc nghiệm

07:21:18 16/06/2024
Nguy cơ đang rình rập ba con giáp này trong ngày mới (16/6/2024). Bạn làm gì cũng cần cẩn thận nếu không muốn vướng vào rắc rối, mâu thuẫn.