Thi tuyển hiệu trưởng minh bạch, sẽ tránh được tệ nạn “con cháu các cụ cả”
Việc có nên nhân rộng mô hình thi tuyển đối với chức danh hiệu trưởng hay không sẽ phụ thuộc vào tính công khai, minh bạch ở tất cả các khâu.
Từ lâu, dư luận đã đề cập, mong muốn các địa phương và ngành giáo dục sẽ tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng nhà trường, tuy nhiên việc này chưa làm được nhiều bởi công tác quy hoạch, bổ nhiệm còn liên quan đến nhiều tổ chức, ban ngành và thông qua một quy trình nhất định.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Kháng Nhật, nhiều chuyên gia ủng hộ cách làm này.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hoan nghênh cách làm của tỉnh Tuyên Quang – là một tỉnh miền núi nhưng quyết tâm với mục tiêu chọn người thực sự xứng đáng để làm hiệu trưởng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, thi tuyển một cách công bằng sẽ tuyển được người tài giỏi để tạo đột phá cho đơn vị, người đứng đầu một đơn vị dù lớn hay nhỏ đều rất quan trọng, dù tập thể đó là 3-5 người hay hàng nghìn người thì đều đòi hỏi người đứng đầu phải thể hiện đúng tố chất, tư cách.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Đối với lĩnh vực giáo dục, Tiến sĩ Chức cho rằng, người đứng đầu phải có khả năng giảng dạy và tổ chức tốt bởi lẽ có nhiều giáo viên dạy rất giỏi nhưng khả năng tổ chức kém thì không thể làm quản lý được. Việc thi tuyển hiệu trưởng đòi hỏi mỗi ứng viên đều phải có đủ năng lực quản lý, biết trước những công việc mà mình sẽ đảm đương để làm tốt hơn.
Do đó thi tuyển chức danh hiệu trưởng nếu được thực hiện một cách dân chủ, công khai sẽ thể hiện nhiều ưu điểm bởi tham gia tuyển dụng có nhiều người đăng ký thi tuyển. Việc nhiều người cùng tham gia dự thi sẽ tạo nên cơ hội cho nhiều người, tăng sự cạnh tranh, giúp lựa chọn được những người ưu tú, tạo được bước đột phá mới, tránh được sự ì ạch, thụ động của một số lãnh đạo quản lý ở nhà trường.
“Nếu quy trình chặt chẽ, các ứng viên phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ nhưng tổ chức thi tuyển không công bằng thì thi tuyển cũng bằng 0″, Tiến sĩ Chức nhấn mạnh đến vai trò của ban tổ chức kỳ thi tuyển chức danh hiệu trưởng.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức cho rằng, không có mô hình, cách làm nào hoàn hảo nếu con người thực hiện nó không hoàn hảo bởi ngay ở cấp trung ương quy trình bổ nhiệm rất kỹ lưỡng nhưng vẫn để “lọt” những người không đủ tư cách, do đó việc có nên nhân rộng mô hình thi tuyển đối với chức danh hiệu trưởng hay không sẽ phụ thuộc vào tính công khai, minh bạch trong tất cả các khâu.
Đồng tình với quan điểm này, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, hiệu trưởng có nhiều quyền hành như tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định…Vì thế, vai trò, quyền lực thường rất lớn.
Chưa kể, thường thì từ trước đến nay các địa phương vẫn đang làm theo cách cũ, vẫn là quy hoạch rồi bổ nhiệm, khi đã bổ nhiệm lãnh đạo cũng đồng thời sẽ mãi đảm nhận vị trí đó. Nếu có thay đổi cũng chỉ là sự luân chuyển cán bộ từ trường này sang trường khác, từ vị trí này sang vị trí khác.
Việc quy hoạch một vị trí quan trọng như vậy nên không tránh khỏi tiêu cực xảy ra hoặc tệ nạn “con ông cháu cha”, thân quen…… và không tạo được động lực phấn đấu cho những người giỏi khác.
Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ảnh: Thùy Linh)
Video đang HOT
Chính vì vậy, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, việc Tuyên Quang đưa ra hình thức thi tuyển công khai để chọn hiệu trưởng là việc rất đáng hoan nghênh vì việc thi tuyển sẽ tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ công chức, viên chức để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thông qua thi tuyển sẽ chọn được người có trình độ và năng lực, có phẩm chất, đạo đức. Đây là một trong những giải pháp tích cực nhằm đổi mới công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ mang tính truyền thống lâu nay.
“Triển khai xong, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên rút kinh nghiệm từ các địa phương, các trường ở cả khâu đề thi, cách thức tổ chức thi, nếu thấy tốt thì nên nhân rộng mô hình này, ai đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn thì có thể được chọn, tránh 5C (con cháu các cụ cả- PV)”, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.
Nói như vậy để thấy, thi tuyển chức danh hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục là giải pháp tích cực nhằm đổi mới công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ mang tính truyền thống lâu nay. Thi tuyển sẽ tạo sự công bằng, cạnh tranh giữa các ứng viên để ngăn chặn tình trạng chạy chọt mà vẫn đáp ứng Chuẩn hiệu trưởng năm 2018.
Tôi nghĩ nhà giáo nào cũng có chung mong muốn hiệu trưởng phải thi tuyển
Thi tuyển hiệu trưởng là cách làm đột phá mới trong vài năm trở lại đây để giáo dục phát triển, nhưng vẫn còn quá ít địa phương và quá ít trường được thực hiện.
Tôi rất tâm đắc khi đọc bài "Thi tuyển công khai chức danh hiệu trưởng rất đáng hoan nghênh, cần nhân rộng" trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Đây là vấn đề mà không chỉ tôi mà nhiều giáo viên trong cả nước mong muốn để giáo dục nước nhà cất cánh hội nhập quốc tế.
Làm hiệu trưởng phải có tâm, có tầm và có tài
Trong trường học, hiệu trưởng có vai trò, trách nhiệm vô cùng quan trọng đưa nhà trường, giáo dục địa phương phát triển.
Thầy Võ Thanh Phước đã vượt qua kỳ thi tuyển và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: TT
Hiệu trưởng có năng lực quản lý nhà trường tốt, có chuyên môn, có tâm, có tầm nhìn thì chất lượng dạy học được nâng cao, giáo viên cống hiến hết sức cho trường, tập thể đoàn kết, dân chủ trong trường học được phát huy, môi trường sư phạm thật sự lành mạnh.
Thế nhưng, thực tế còn không ít hiệu trưởng còn lộng quyền, độc đoán coi mình là "vua" một cõi.
Có nhiều nguyên nhân khiến những hiệu trưởng thiếu tâm, thiếu tầm và thiếu tài vẫn còn đang tồn tại trong các trường học.
Đó là những hiệu trưởng không theo kịp sự phát triển của xã hội, những hiệu trường chạy chức chạy quyền, những hiệu trưởng yếu kém về chuyên môn, không có năng lực lãnh đạo.
Thứ nhất , một số hiệu trưởng lâu năm ngại đổi mới nên tụt hậu với chính mình. Những hiệu trưởng này khi mà phương pháp giáo dục thay đổi, công nghệ thông tin, chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ họ không nắm bắt được công nghệ, ỉ lại cho những người dưới quyền dần dần tự đào thải mình.
Không chịu học hỏi, không biết về quản lý bằng công nghệ, không cập nhật các phương pháp dạy học, giáo dục hiện đại nên chỉ đạo không kịp thời, thậm chí chỉ đạo sai. Những hiệu trưởng này cứ làm việc "tàng tàng" để chờ tuổi nghỉ hưu.
Trường học có hiệu trưởng "tham quyền cố vị" như vậy thì thiệt thòi cho đội ngũ giáo viên, cho nhiều thế hệ học sinh.
Thứ hai là một bộ phận hiệu trưởng lên bằng cách chạy chức chạy quyền. Phải khẳng định rằng đây là những hiệu trưởng sẽ, đã và đang "tác oai tác quái" trong trường học khiến giáo viên lao đao, phụ huynh khổ đủ đường.
Hiệu trưởng lên bằng tiền sẽ kiếm lời từ tiền chạy chức đó là mặc định hiển nhiên. Ai cũng biết quy luật của kinh tế thị trường là đã đầu tư thì phải sinh lời. Chuyện chạy trường, chạy lớp, o ép làm khó giáo viên, lạm thu tiền trường, tham nhũng...
Thói thường một khi đã "chạy" lên chức hiệu trưởng thì khi sai phạm cũng sẽ rất khó xử lí vì đã được người nhận chạy "bảo hành chức vụ", khi sự việc vỡ lở và ở thế đặng chẳng đừng thì sẽ có bài "luân chuyển" sang làm hiệu trưởng, hiệu phó trường khác, hoặc lánh tạm lên phòng, lên sở một thời gian rồi luân chuyển.
Với những hiệu trưởng như vậy, trường cũ "thoát" thì trường mới "lãnh đủ".
Nhiều giáo viên phản ánh, không hiếm hiệu trưởng chỗ tôi dạy vào cuối năm học khi giáo viên làm đơn chuyển trường về gần nhà nộp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo xét thì phải chi cho hiệu trưởng hàng chục triệu đồng để có được chữ ký mang nộp cho phòng. Giáo viên chuẩn bị rời trường cũng không tha.
Vì vậy, nhà trường sẽ trượt dài theo những hệ lụy khó lường, những vấn nạn khó có thuốc chữa trị.
Một thầy giáo có gần 30 năm dạy học chia sẻ: "Hiệu trưởng mà chạy chức thì trường học đó khó mà tiến lên nổi. Giáo viên và học sinh trường đó chỉ thiệt thòi vì thường những vị hiệu trưởng đó không lo chuyên môn mà chỉ lo kiếm chác từ các khoản tiền trường, hoa hồng, lạm thu...".
Thứ ba , hiệu trưởng kém về chuyên môn, yếu năng lực quản lý. Không hiếm những giáo viên năng lực làng nhàng, dạy học trò không hiểu, chuyên môn chỉ tàm tạm nhưng do "quan hệ" nên được đẩy lên.
Kiểu hiệu trưởng này sẽ làm cho nhà trường mãi ì ạch, giáo viên giỏi, nhiệt tình sẽ bị thui chột chuyên môn, có khi còn được coi là cá biệt, thua thiệt.
Các kiểu hiệu trưởng như vậy thường tồn tại lâu vì trên có người "chống lưng", dưới có giáo viên bao che. Đa số giáo viên muốn được bình yên nên bị lôi kéo vào nhóm lợi ích của hiệu trưởng.
Thành ra các bộ phận trong trường toàn là những "đại biểu gật" nói sao đồng ý vậy, giao gì làm lấy không góp ý, không xây dựng, sai đúng đều thống nhất nhưng nói thật có biết đâu mà ý kiến.
Một giáo viên đã nói rất thật lòng rằng: "Một thực tế là người thầy có năng lực mà không được lòng cấp trên thì đúng sai gì cũng im lặng mới tồn tại được mới tồn tại được ở môi trường như vậy".
Thực tế là vậy song vẫn còn nhiều hiệu trưởng có tâm, có tài, hết lòng vì trường lớp, giáo viên, học sinh, phụ huynh và sự nghiệp giáo dục.
Có những hiệu trưởng về hưu đã lâu nhưng giáo viên nào cũng nhắc đến tên tuổi mỗi dịp ngồi với nhau.
Đó là những hiệu trưởng gần gũi, thân thiện, hiểu hoàn cảnh giáo viên, học sinh. Giáo viên gặp khó khăn, nhà có chuyện, con cái ốm đau, cha mẹ già yếu là động viên, tạo điều kiện.
Học sinh khó khăn, thiếu sách vở, học phí là tìm cách giúp đỡ. Họ có tình nhưng làm việc đâu ra đấy, nghiêm khắc trong quản lý, trong giảng dạy, chuyên môn, chất lượng nhà trường luôn được đặt ra hàng đầu. Ở những trường như thế, giáo viên luôn làm việc hết mình, nhiệt huyết với học sinh, thành tích cao giáo dục cao.
Thi tuyển hiệu trưởng là phương án tối ưu nhất hiện nay
Hiện nay, việc bổ nhiệm hiệu trưởng còn quá nhiều điều đáng nói cả về hình thức lẫn chất lượng. Giáo viên hoàn toàn không được chọn lựa người hiệu trưởng cho ngôi trường của mình.
Trường thiếu hiệu trưởng là cấp trên điều về và có hiệu trưởng là người của trường lên thì cũng là do hiệu trưởng cũ chọn chứ không phải giáo viên chọn.
Được người hiệu trưởng tốt trường được nhờ còn ngược lại là cái vòng luẩn quẩn thì trường vẫn giậm chân tại chỗ. Muốn trường thay đổi cũng phải 10 năm sau vì hiệu trưởng công tác tại 1 trường là 2 nhiệm kỳ.
Thế nên, trường nào hiệu trưởng chuyển đi nơi khác hay về hưu là giáo viên đều lo lắng, băn khoăn, đứng ngồi không yên.
Chuyện "trong nhờ đục chịu" với nhà giáo có lẽ không ai tránh khỏi trong quãng đời đi dạy.
Một cán bộ quản lý trường tiểu học băn khoăn: "Một hiệu trưởng mới được bổ nhiệm chưa qua giảng dạy vì ra trường làm tổng phụ trách đội, rồi những người có chuyên môn thì tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật làm sao có thể đảm đương nổi công việc.
Rồi nhiều người là giáo viên dạy không có thành tích, uy tín càng không hỏi thử lãnh đạo sao giáo viên yên tâm được. Vị trí quá sức với người ta, cố gắng lắm cũng không thể làm tròn trách nhiệm. Hệ lụy cho việc bổ nhiệm sau này chỉ giáo viên, học sinh và xã hội gánh chịu".
Chính vì vậy, việc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đưa ra vấn đề thi tuyển hiệu trưởng và quan điểm của Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cần được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để tâm, đổi mới, tạo luồng gió mới cho giáo dục.
Trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là "học thật, thi thật, nhân tài thật" thì việc thi tuyển hiệu trưởng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Người đứng đầu nhà trường "làm thật" mới mong "học thật, thi thật" và đổi mới giáo dục thành công. Để việc thi tuyển hiệu trưởng đảm bảo tìm được đúng người cần thực hiện tốt theo 2 vòng là hồ sơ và vòng thi tuyển. Hội đồng thi tuyển phải là những người có uy tín, năng lực sâu rộng, làm việc công tâm, minh bạch:
Vòng hồ sơ phải đạt các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo Luật Giáo dục, Điều lệ trường học tương ứng và các quy định khác.
Vòng thi tuyển là hình thức thi vấn đáp, trình bày trực tiếp với hội đồng giám khảo và phải đạt các yêu cầu về trình độ chuyên môn giỏi, hiểu biết sâu rộng về ngành, hiểu biết về quản lý tài chính, hiểu biết xã hội tốt, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, hiểu biết về các chính sách nhà nước, có chương trình hành động cụ thể, tầm nhìn chiến lược dài hạn cho nhà trường, giải quyết các tình huống trong nhà trường, về đối nhân xử thế, năng lực lãnh đạo...
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường đại học đón tân sinh viên bằng hình thức trực tuyến Ngày 26/8, Trường ĐH Cửu Long tổ chức đón tiếp tân sinh viên Khóa 22 - Đợt 1 năm 2021 bằng hình thức trực tuyến. NGƯT.PGS.TS Lương Minh Cừ - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi đón tiếp tân SV bằng hình thức trực tuyến. Tham dự buổi đón tiếp có NGƯT.PGS.TS Lương Minh Cừ - Bí...