Thế giới có hơn 2,4 triệu ca tử vong mỗi năm vì bệnh thận, nếu thuộc 1 trong 4 đối tượng sau thì nên đi khám ngay
Tỷ lệ người mắc bệnh thận đang ngày càng tăng cao nên cần chủ động phòng tránh thông qua một số dấu hiệu sau đây.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi năm, có đến hơn 2,4 triệu ca mắc bệnh thận tử vong trên thế giới. Trong đó, tổn thương thận cấp tính là một trong các nguyên nhân gây suy thận mãn tính và căn bệnh này đang ngày càng có xu hướng tăng cao trong vài năm trở lại đây.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa căn bệnh này từ sớm. Bởi những bệnh về thận thường phát sinh do các yếu tố liên quan như huyết áp và axit uric tăng cao. Vì vậy, huyết áp, lượng đường trong máu và axit uric là những yếu tố cần phải kiểm soát thật tốt.
Hầu hết, những ca bệnh về thận đều được phát hiện ở giai đoạn sớm nên khả năng chữa trị cũng có cơ hội cao hơn. Việc khám nghiệm và kiểm tra sàng lọc thường xuyên chính là cơ hội tốt giúp người mắc bệnh thận được điều trị kịp thời, từ đó có thể kiểm soát tốt những tổn thương do bệnh gây ra.
Có 4 nhóm đối tượng cần phải cảnh giác với bệnh thận, nên đi khám thường xuyên:
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người có huyết áp cao.
- Người bị béo phì, thừa cân.
- Người trên 60 tuổi.
Video đang HOT
Đây đều là những đối tượng cần phải ưu tiên việc đi khám sức khỏe định kỳ và nên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, nhất là khi có triệu chứng phù nề, tích nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường… Cần chú ý tới lượng nước tiểu thải ra để kịp thời sàng lọc sớm nguy cơ mắc bệnh thận.
Trong quá trình sinh hoạt, trước khi bệnh thận bùng phát sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu sau:
1. Chán ăn, hay buồn nôn
Nếu bạn bỗng thấy mình có cảm giác chán ăn hoặc ăn uống không ngon miệng như trước, thậm chí còn bị buồn nôn và nôn thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh thận sớm. Dù vậy, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của bệnh về gan hoặc bệnh về đường tiêu hóa. Tốt nhất, hãy chủ động đi khám ngay để phòng ngừa nguy cơ gặp phải những hậu quả khôn lường.
2. Đau ở vùng thắt lưng
Vị trí của thận nằm ở hai bên của cột sống phần eo nên khi cơ quan này gặp vấn đề, người bệnh sẽ có cảm giác đau thắt lưng hoặc đau ở vùng eo. Đây là triệu chứng rất dễ nhận biết nên hãy chú ý tới vùng thắt lưng để nắm được phần nào nguy cơ sức khỏe ở thận.
3. Lượng nước tiểu bất thường
Trung bình mỗi ngày, chúng ta sẽ đi tiểu khoảng 6 – 8 lần và thải ra khoảng 800 – 2000ml nước tiểu. Nếu thấy số lần đi tiểu và lượng nước tiểu tiết ra quá ít hoặc quá nhiều bất thường thì nên chú ý đi khám ngay vì có thể là do thận của bạn đang gặp vấn đề.
4. Nước tiểu có bọt
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lượng protein bị rò rỉ từ thận nên để tránh nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hại thì hãy chủ động đi khám ngay.
5. Cơ thể mệt mỏi
Nếu chức năng thận bị suy yếu, việc bài tiết các chất thải qua đường nước tiểu sẽ bị cản trở và khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, rã rời. Ngoài ra, nếu cơ thể đang không ổn định, các chất dinh dưỡng như protein sẽ dễ rò rỉ và bị cơ thể đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Hậu quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không đủ tỉnh táo làm việc gì.
Nguồn: Uniindia, WHO
Chủ động phòng ngừa bệnh thận
Hiện nay, các bệnh liên quan đến thận không chỉ đe doạ tới sức khoẻ của con người mà còn để lại gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội khi tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí trong quá trình khám và điều trị bệnh.
Mỗi người cần ý thức nâng cao sức khỏe, chủ động phòng ngừa bệnh thận.
Bệnh nhân suy thận đang chiếm khoảng 0,1% dân số
Từ năm 2005 đến nay, Ngày Thận thế giới được tổ chức hàng năm với mục đích nâng cao hiểu biết trong cộng đồng và chung tay giảm gánh nặng các bệnh liên quan đến thận. Ngày thứ năm của trung tuần tháng ba được Hiệp hội Thận quốc tế và Liên đoàn Quỹ Thận quốc tế lựa chọn là Ngày Thận thế giới.
Theo đó, Ngày Thận thế giới năm nay là ngày 14/3 với chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của toàn cầu về tầm quan trọng của thận được tổ chức tại hơn 100 quốc gia. Tại Việt Nam, Ngày Thận thế giới được tổ chức tại Bệnh viện E với chủ đề "Thận khoẻ cho mọi người, mọi nơi".
Theo Y khoa, thận có 4 chức năng chính: Giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần đề duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hoá của protein (trong thực phẩm) như urê, cretamine tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hoà huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tuỷ xương tạo hồng cầu và hoạt hoá Vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy, chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu là 800.000 người, chiếm 0,1% dân số. Bệnh suy thận là căn bệnh hàng triệu người người mắc phải với nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường. Suy thận để lại nhiều hậu quả khá nặng nề. Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề về sức khoẻ có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp.
Cần hành động sớm
Các bệnh liên quan đến thận đã và đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng và xã hội, số người mắc bệnh đã tăng đến ngưỡng báo động. PGS.TS Nguyễn Quốc Anh- Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, cả nước có khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối và mỗi năm có gần 8.000 ca mắc bệnh mới. Hiện mới có khoảng 10% số người bị suy thận giai đoạn cuối được lọc máu, số còn lại đều tử vong.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng báo động trên thường là do tâm lý chủ quan, lơ là với những biểu hiện ban đầu, dẫn đến bệnh tình ngày một trở nặng và đa số người bệnh đều nhập viện trong tình trạng muộn.
Theo các chuyên gia y tế, suy thận được chia làm 5 giai đoạn. Ở các giai đoạn từ 1, 2, 3, 4 nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị, người bệnh có thể kéo dài thời gian bảo tồn trong từ 5 - 10 năm, trì hoãn giai đoạn lọc máu định kỳ. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 5 thì phải ghép thận hoặc lọc máu định kỳ. Nếu không, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biện pháp điều trị thay thế thận hiện nay bao gồm chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng liên tục ngoại trú và ghép thận, ngày càng có nhiều tiến bộ không những giúp duy trì cuộc sống mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Theo TS Nguyễn Hữu Dũng- Trưởng khoa về Thận nhân tạo - BV Bạch Mai), nếu thực hiện tốt tám nguyên tắc vàng sẽ giúp đề phòng và giữ gìn thận khoẻ, người bệnh kiểm soát được bệnh. Bao gồm: Hoạt động thể lực phù hợp, tối thiểu 45 phút/ngày, 5 ngày/tuần; Kiểm soát đường huyết thật tốt và thường xuyên; theo dõi huyết áp và điều trị tích cực nếu bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; chế độ ăn phù hợp, giảm muối, nhiều rau củ và kiểm soát cân nặng; uống lượng nước thích hợp; không hút thuốc lá, không dùng bừa bãi dược phẩm đông y, tây y; dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; kiểm tra chức năng thận định kỳ, cần theo dõi chức năng thận thường xuyên hơn nếu có các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi niệu, nhiễm trùng, dùng thuốc lâu dài (nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc nam, thuốc bắc,...), sống trong môi trường ô nhiễm, dùng các thực phẩm không lành mạnh, thừa cân,...
Ngoài ra, để chủ động phòng, tránh bệnh một cách hiệu quả, mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ, thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ. Đồng thời, cần kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế ăn mặn, duy trì thể dục thể thao, kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp và tiểu đường.
Đức Trân
Theo Đại đoàn kết
Coi chừng lây nhiễm bệnh từ những con vật nuôi Chó, mèo, chim được nuôi làm thú cưng, tuy nhiên dễ lây bệnh cho người như nhiễm trùng huyết, sưng hạch bạch huyết, sinh sản. Ảnh minh họa Chó Chó là vật nuôi cưng của nhiều người, nhưng để chúng liếm lên mặt có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm. Nước bọt của chó có thể mang theo nhiều mầm bệnh...