Thể dục chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng nay đang có xu hướng trẻ hóa, người béo phì, ít vận động hoặc người làm công việc phải đứng nhiều… Đây là bệnh cần được điều trị sớm để tránh biến chứng.
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra, có 3 loại giãn tĩnh mạch: giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất.
Đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ. Một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác, béo phì, người ít vận động, đi giày cao gót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp, có thai và sinh đẻ nhiều lần… đều làm tăng áp lực khi đứng và cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về tim.
Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau nhức chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.
Đây là một bệnh lý mạn tính nên người bệnh cần có một phương pháp tập luyện thích hợp và thường xuyên bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh mới mau thuyên giảm.
Dưới đây là 3 bài tập thể dục tốt cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn nên tham khảo.
1. Bài tập khi nằm
Nằm trên tấm thảm có độ dày vừa phải, tay để xuôi theo thân người, có thể úp hoặc ngửa lòng bàn tay, áp sát vào hai bên hông, sau đó nâng một chân cao lên, gập chân 45 độ, thả chân xuống, đổi chân, mỗi nhịp giơ co chân lên thì hít thật sâu, khi duỗi chân đặt xuống thì thở từ từ ra. Tập như thế mỗi chân khoảng 20 lần, mỗi ngày tập 2 lần, sáng và tối (1a).
Video đang HOT
Nằm ngửa như trên, sau đó đưa chân cao (thẳng chân) gập chân xuống người, hít vào khi giơ gập chân, thở ra khi hạ xuống (1b).
2. Tập khi ngồi
Khi ngồi làm việc, đặt chân vuông góc với ghế, sao cho mặt phía dưới đùi không đè nén sát với mặt ghế, cứ mỗi 5-10 phút xoay cổ chân một lần, tránh máu dồn và ứ đọng ở cổ và bàn chân (2a).
Cũng như trên, thường xuyên co duỗi hai chân, bài tập này giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo lực giúp máu đi về tim dễ dàng hơn (2b).
3. Tập khi đứng
Khi phải đứng nhiều, bạn nên đi lại thường xuyên, tránh đứng lâu ở một tư thế, tốt nhất là nên đứng trên 2 chân.
Đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, đưa 2 tay ra trước, hạ người (gập chân), đứng đậy, lặp lại động tác khoảng 20 lần (3a).
Đưa 1 chân về phía trước, gập chân vuông góc, dùng hai tay ôm lấy đầu gối, gập chân lên xuống đều đặn, xoay cổ chân, đổi chân và lặp lại, mỗi chân khoảng 20 lần (tập tới khi chân hết căng nặng) (3b).
Lưu ý
- Những bài tập tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân nên được tập thường xuyên mỗi ngày 30 phút, chúng sẽ cải thiện rất nhiều cho sức khỏe của đôi chân.
- Khi làm việc, cứ mỗi 20 – 30 phút bạn nên đứng dậy đi lại để máu vùng chậu và mông lưu thông.
- Tốt nhất nên mặc quần có độ co giãn tốt, mềm và thoáng khí, hạn chế đi giày cao gót cả ngày.
- Khi máu lưu thông tốt, sẽ hạn chế máu ứ đọng ở chân sẽ giảm được tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, trái cây để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân một cách tốt nhất.
An Ngọc Hoa
Theo SK&ĐS
Bác sĩ giải thích vì sao dân văn phòng hay bị viêm đường tiết niệu
Dân văn phòng là nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh lý về viêm đường tiết niệu do ít vận động, ngồi nhiều, trong đó tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam giới.
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thế Cường, Trưởng Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết trong số hơn 200 người được khám sàng lọc và tư vấn miễn phí các bệnh lý về thận như suy thận, thận đa nang, viêm cầu thận mạn, nhiễm trùng tiết niệu, ngày 29-2 có một tỉ lệ không nhỏ là dân văn phòng.
Theo bác sĩ Cường, dân văn phòng được coi là những đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tiết niệu do ít vận động, ngồi nhiều. Trong đó, tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam giới. "Khi ngồi quá lâu, mải làm việc lại quên vận động khiến việc lưu thông mạch máu kém, cơ thể ứ đọng nước tiểu dẫn tới nhiễm trùng bàng quang. Đặc biệt, nữ giới có cấu tạo đường niệu đạo ngắn hơn, lại có thói quen nhịn tiểu nhiều so với nam giới nên nguy cơ viêm đường tiết niệu nhiều hơn"- bác sĩ Cường lưu ý.
Bác sĩ cảnh báo thói quen nhịn tiểu, lười vận động làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu
Ngoài ra, một trong những lý do tỷ lệ tái nhiễm trùng tiết niệu hoặc bị viêm tiết niệu, viêm bàng quang mãn tính là do hiện nay, nhiều người bệnh có triệu chứng không đi khám, không được kê đúng đơn thuốc. Khi tự ý mua thuốc, thấy hết triệu chứng viêm, bỏ dở liều thuốc khiến cho nhiều người bị kháng kháng sinh, lâu này dẫn tới viêm đường tiết niệu mãn tính, viêm niệu đạo, viêm bàng quang mãn tính.
Người dân đến khám và tư vấn nhằm phát hiện các bệnh về thận - tiết niệu
Bác sĩ Cường khuyến cáo, người dân nên uống ít nhất 1,5 lít nước hằng ngày, chưa kể nước trái cây, nước canh trong bữa ăn hàng ngày. Với người vận động ra nhiều mồ hôi, nên uống nhiều nước hơn. Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiễm trùng nặng, gây ra tình trạng sốc nhiễm trùng, nguy hiểm cho tính mạng.
Vì thế, dân văn phòng nên chú ý sau khoảng 30 phút nên đứng dậy vận động 1- 2 phút trong lúc làm việc và không nên nhịn tiểu. Nếu đã mắc bệnh thận mãn tính, phải kiểm soát để không làm cho bệnh thận tiến triển nhanh dẫn tới phải lọc máu, chạy thận.
Siêu âm, xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về thận - tiết niệu
Cũng theo bác sĩ Cường, bệnh lý thận ở Việt Nam dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng năm triệu người bị bệnh thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người.
Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường. Tiến triển của bệnh thận mãn tính rất dễ dẫn đến suy thận mãn tính, làm mất chức năng thận khiến cho người bệnh phải dùng các biện pháp điều trị thay thế.
D.Thu
Theo Người lao động
Đi tắm thấy vật lạ ở "phần dưới", người phụ nữ khám mới biết mắc bệnh chị em dễ gặp Một căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở những phụ nữ đã sinh con nhiều lần hoặc phụ nữ lớn tuổi đó là bệnh sa sinh dục, căn bệnh khiến cho phụ nữ gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày và khi quan hệ tình dục. Lý Vĩ Hạo, bác sĩ Phụ sản của Bệnh viện Chấn Hưng (Đài Loan) chia...