Thận ‘lâm nguy’ vì những thói quen tưởng vô hại
Không kiểm soát tình trạng huyết áp cao, thường xuyên nhịn tiểu hay duy trì chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể là nguyên nhân khiến thận tổn thương lâu dài.
Ăn quá mặn: Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ (NKF), thói quen ăn mặn thường xuyên khiến cơ thể hấp thụ lượng muối dư thừa, dẫn đến huyết áp tăng cao. Huyết áp cao gây áp lực lớn lên thận, buộc thận phải làm việc quá sức, từ đó tăng nguy cơ suy thận.
Đối với những người đã mắc bệnh thận, thói quen ăn mặn càng gây tổn hại nghiêm trọng hơn, làm suy giảm chức năng thận nhanh chóng.
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị tự nhiên khi nêm nếm món ăn. Sau một thời gian, vị giác sẽ dần quen với khẩu vị nhạt hơn, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe thận. Ảnh: Easycookingon.
Ăn nhiều thịt đỏ: Protein là thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp, chữa lành tổn thương, chống lại nhiễ.m trùn.g và duy trì sức khỏe tổng thể. Theo India Times, các nguồn protein như cá, gia cầm và sữa ít béo không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn cung cấp chất béo lành mạnh tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, protein từ động vật như thịt đỏ, trứng và sữa lại chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Nếu tiêu thụ quá mức và thường xuyên, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc xử lý và loại bỏ chất thải protein, gây áp lực lên thận. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận, đặc biệt ở những người có tiề.n sử hoặc nguy cơ cao về bệnh thận. Ảnh: Thekitchn.
Lười uống nước: Theo The Health Site, việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể gây căng thẳng cho thận, làm suy giảm khả năng đào thải độc tố của cơ quan này. Khi cơ thể bị mất nước, nguy cơ hình thành sỏi thận và nhiễ.m trùn.g đường tiết niệu tăng cao đáng kể. Đặc biệt, những người làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc mất nước do ra mồ hôi nhiều cần chú ý bổ sung nước đầy đủ. Việc duy trì lượng nước cần thiết không chỉ giúp thận hoạt động hiệu quả mà còn bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến đường tiết niệu. Ảnh: Thewellnesscorner.
Ăn nhiều thực phẩm chế biến: Theo nghiên cứu năm 2022 được công bố bởi Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ (NKF), những người tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 24%. Nguyên nhân đến từ việc các loại thực phẩm này thường chứa lượng lớn chất phụ gia nhân tạo, đường bổ sung, carbohydrate tinh chế, chất béo không lành mạnh và natri. Đồng thời, chúng lại thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, protein lành mạnh và vitamin cần thiết. Để giảm nguy cơ bệnh thận và cải thiện sức khỏe tổng thể, bạn nên ưu tiên thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn hỗ trợ quá trình lọc và thải độc của thận hoạt động hiệu quả hơn. Ảnh: Foreverfitscience.
Không kiểm soát tình trạng huyết áp cao: Theo NDTV, tăng huyết áp là một trong những yếu tố chính gây tổn thương thận nghiêm trọng. Khi huyết áp cao không được kiểm soát, nó có thể làm căng và tổn hại các mạch má.u trong thận, dẫn đến suy giảm chức năng của cơ quan này. Theo dõi huyết áp thường xuyên, thực hiện lối sống lành mạnh (như ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn) và tuân thủ nghiêm ngặt các loại thuố.c theo toa là những biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến thận. Ảnh: Healthylifefamily.
Video đang HOT
Thường xuyên nhịn tiểu: Việc không đi tiểu khi cơ thể có nhu cầu tự nhiên có thể khiến các chất độc mà lẽ ra cần được thải ra bị giữ lại. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, những chất độc này có thể tích tụ trong thận, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận và các vấn đề khác liên quan đến đường tiết niệu. Để bảo vệ sức khỏe thận, hãy lắng nghe cơ thể và không nhịn tiểu trong thời gian dài. Việc duy trì thói quen tốt này sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tổn hại thận. Ảnh: Themirror.
Thức khuya, ngủ ít: Một đêm nghỉ ngơi tốt rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và cả với thận. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ – thức giúp điều phối khối lượng công việc của thận trong 24 giờ. Việc thức khuya, ngủ ít khiến chức năng thận bị đảo lộn, dễ tổn thương sau thời gian dài. Vì vậy, bạn nên đặt mục tiêu ngủ đủ 7-9 giờ đúng giờ mỗi ngày để cảm thấy sảng khoái vào ngày hôm sau và bảo vệ thận hiệu quả. Ảnh: Health.
Lười vận động: Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận, theo The Health Site. Nó giúp mọi người duy trì cân nặng, huyết áp và mức cholesterol khỏe mạnh. Lười vận động có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường và huyết áp cao, tất cả đều có hại cho sức khỏe thận. Một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối tập thể dục thường xuyên có nguy cơ t.ử von.g thấp hơn khoảng 50% so với những người không tập. Ảnh: Happierhuman.
6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải
Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể canxi.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.
Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi).
Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi thận, xong chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn uống không hợp lý
Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn, điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Thói quen uống ít nước
Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài, điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.
- Nhịn ăn sáng
Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.
- Nhịn tiểu
Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng canxi tích tụ đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.
- Mất ngủ kéo dài
Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.
- Sử dụng thuố.c tùy tiện
Việc tự mua thuố.c uống không qua tư vấn của bác sĩ, sử dụng thuố.c bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê việc lạm dụng thuố.c kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin...
Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp.
Dấu hiệu khi bị sỏi thận
Khi sỏi còn nhỏ bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, kể cả khi nó đi qua đường tiết niệu. Nhưng khi sỏi lớn hơn có thể gây tắc bể thận hoặc di chuyển xuống niệu đạo, gây ra những cơn đau dữ dội, quặn thắt.
Cơn đau thường ở một bên lưng hoặc bụng, đôi khi có thể lan đến vùng bẹn, kéo dài từ 20 - 60 phút.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể gặp các dấu hiệu khác như:
Đau hoặc buốt rát khi đi tiểu
Cần đi vệ sinh gấp hoặc thường xuyên hơn bình thường
Tiểu ra má.u là triệu chứng thường gặp ở những người bị sỏi đường tiết niệu. Nước tiểu có thể màu đỏ, hồng hoặc nâu.
Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
Mỗi lần chỉ đi tiểu một lượng nhỏ.
Buồn nôn và nôn mửa.
Sốt và ớn lạnh thường là dấu hiệu thận hoặc một vị trí khác của đường tiết niệu bị nhiễ.m trùn.g.
Phòng ngừa sỏi thận
Để phòng ngừa sỏi thận cần uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2 - 3 lít nước/ngày). Có thể uống nước chanh giúp phòng ngừa sỏi acid uric cũng như oxalat canxi.
Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt... sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
Cần có chế độ ăn hợp lý, thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol. Duy trì khối lượng cơ thể ở mức bình thường.
Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng, ngoài ra nếu có nghi ngờ bị sỏi thận thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Hậu quả từ thói quen tưởng như vô hại của giới văn phòng Hầu hết mọi người đều có thói quen nhịn tiểu, đặc biệt là người làm việc văn phòng, hành chính. Theo các bác sĩ, nếu thói quen này kéo dài và lặp lại thường xuyên có thể gây ra nhiều nguy hại cho đường tiết niệu. Theo thông tin từ Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), tiểu tiện rất quan trọng với quá...