Hậu quả từ thói quen tưởng như vô hại của giới văn phòng
Hầu hết mọi người đều có thói quen nhịn tiểu, đặc biệt là người làm việc văn phòng, hành chính.
Theo các bác sĩ, nếu thói quen này kéo dài và lặp lại thường xuyên có thể gây ra nhiều nguy hại cho đường tiết niệu.
Theo thông tin từ Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), tiểu tiện rất quan trọng với quá trình bài tiết của cơ thể. Thận lọc lượng nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu sau đó được chứa ở bàng quang.
Thông thường, nước tiểu trong bàng quang đạt 250 – 800 ml sẽ gây kích thích và muốn đi tiểu. Nhịn tiểu là điều bình thường, thỉnh thoảng nhịn tiểu không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bác sĩ cho rằng thói quen này có ở rất nhiều người, đặc biệt là ở giới văn phòng.
Nếu nhịn tiểu diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài, bàng quang có thể bị kéo căng để trữ được nhiều nước tiểu hơn, thậm chí trữ nước gấp đôi người bình thường. Khi đó, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng. Đây là những cơ quan trọng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh rò rỉ ra ngoài.
Video đang HOT
Khi tình trạng trên kéo dài trong nhiều năm, cơ thể có thể không còn khả năng kiểm soát được các cơ vòng bên ngoài bàng quang. Khi đó, nước tiểu thường xuyên bị rò rỉ.
Nhịn tiểu liên tục và kéo dài nhiều năm có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Pixabay.
Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với sức khỏe, bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang hay thận. Đồng thời, cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Về lâu dài, hành động này có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già.
Ngoài ra, việc giữ một lượng lớn nước tiểu trong bàng quang quá lâu cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn, gây ra hàng loạt chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Đồng thời, người bệnh đối mặt với nguy cơ sỏi thận và suy thận sau một thời gian.
Một hậu quả khác là bí tiểu. Người bệnh muốn “giải quyết” nhưng không được. Thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá nhiều có thể chảy ngược lại vào thận, dẫn đến suy thận và tử vong.
Vì thế, để giữ cho chức năng thận khỏe mạnh, bài tiết tốt, bác sĩ khuyên mỗi người cần uống đủ nước, không nên nhịn tiểu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo chức năng thận có vấn đề, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.
Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn mắc lỗi này khi đi tiểu, hãy bỏ ngay!
Một bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu tinh tế cho thấy bạn chưa làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu, và những tác dụng phụ nguy hiểm từ việc này.
Nếu nước tiểu vẫn còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, nó có thể dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và gây ra một số dạng tiểu không tự chủ. Một chuyên gia đã đưa ra các bước giúp bạn cải thiện việc làm trống bàng quang và giảm thiểu những rủi ro này.
Bạn có thể không biết rằng mình chưa đi tiểu hết hoàn toàn vì các triệu chứng bí tiểu không rõ ràng. Ảnh Pexels
Bác sĩ Mary Garthwaite, Mary Garthwaite, chuyên về tư vấn phẫu thuật tiết niệu, Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu The Urology Foundation (Anh), cho biết bàng quang thường được đánh giá thấp nhất trong cơ thể. Nhưng đó là cơ quan rất phức tạp, đảm nhận chức năng quan trọng là lưu trữ an toàn rồi bài tiết hiệu quả các chất thải ra khỏi cơ thể, dưới dạng nước tiểu.
Mọi người ít xem trọng bàng quang, nhưng khi nó không hoạt động bình thường, có thể gây ra những tác động đáng kể về thể chất, xã hội và tâm lý.
Dấu hiệu để nhận biết bàng quang chưa trống hoàn toàn
Không có nhiều triệu chứng rõ ràng cho thấy bàng quang vẫn còn nước tiểu, nhưng có một số dấu hiệu tinh tế sau:
Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Điều này có thể là bạn đã không đi hết nước tiểu.
Cảm thấy như thể cần đi tiểu lại ngay. Sau khi vừa mới đi tiểu đã cảm thấy muốn đi tiếp hoặc rỉ nước tiểu sau khi đi vệ sinh.
Nhiễm trùng tiểu thường xuyên, theo chuyên gia, bệnh này khá phổ biến, gần một nửa phụ nữ từng mắc phải bệnh này. Nam giới ít gặp hơn.
Triệu chứng sớm của suy thận mạn tính và cách chăm sóc cần biết Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của bệnh thận - tiết niệu mạn tính làm chức năng thận suy giảm dần. Bệnh suy thận mạn ảnh hướng đến sức khỏe người bệnh, là gánh nặng lớn đối với y tế và xã hội. Nguyên nhân suy thận mạn tính Nguyên nhân chính của suy thận mạn là bệnh tiểu đường, bệnh...