Tết còn thừa thịt gà, làm kiểu này cả nhà ăn hết veo không chán
Những miếng thịt gà luộc trông ngán ngấy sẽ trở nên ngon lành hơn nếu bạn làm theo cách này.
Nhiều nhà có truyền thống trên mâm cúng tất niên, cúng đón ông bà về ăn Tết… đều phải có gà luộc, khiến sau Tết trong tủ lạnh ít cũng phải có đến 2 con gà được cài chân rất đẹp mà không biết phải dùng làm gì. Chúng ta thường quen gà luộc bị thừa thì đem kho mặn, rang gừng, ăn với cơm hay xôi, nhưng ăn mãi cũng ngán.
Hãy dành chút thời gian gỡ riêng phần thịt để làm món nộm xé phay hay dùng gà làm gỏi / nộm (gỏi gà bắp cải rau răm, hoa chuối…) ăn nhẹ bụng, ngon miệng, vừa giúp giải quyết gà vừa giúp ăn hết rau.
Cách làm gà xé phay:
Nguyên liệu làm món gà xé phay:
500g thịt ức hoặc đùi gà luộc
200g ngó sen
1 củ hành tây
1 quả dưa chuột
1 củ cà rốt
100g lạc rang chín
50g rau răm
1 quả chanh
1 củ tỏi
1 quả ớt
1 nhánh gừng
Gia vị: muối, nước mắm, hạt tiêu…
Cách làm món gà xé phay:
- Xé thịt gà đã luộc thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Hành tây bạn bóc vỏ, thái lát mỏng hình tròn rồi cho vào chậu nước đá lạnh pha thêm khoảng 1 thìa canh giấm ăn trong khoảng 15 – 20 phút cho khử bớt mùi hăng. Sau đó vớt hành tây ra, để ráo.
Video đang HOT
- Rau răm nhặt rửa sạch, để vào rổ cho ráo nước.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
- Ớt rửa sạch, bỏ hạt, băm nhuyễn
- Dưa chuột, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi bào sợi.
- Chanh vắt lấy nước cốt, lọc bỏ hạt.
Pha nước xốt trộn gỏi theo tỉ lệ sau: 2 thìa canh nước cốt chanh, 1 thìa cà phê đường, ớt băm, 3 thìa canh nước mắm ngon, 3 thìa canh nước sôi để nguội và tỏi băm nhuyễn. Khuấy đều hỗn hợp cho tới khi đường tan hết thì nêm nếm lại cho vừa miệng.
- Trước tiên cho thịt gà xé vào ướp 2 thìa nước xốt đã pha, trộn đều và để 5 phút cho ngấm gia vị.
- Sau đó cho các nguyên liệu còn lại gồm: dưa chuột, cà rốt, hành tây, rau răm và khoảng 3 thìa canh nước xốt vào trộn cùng. Trộn cho thật đều để tất cả các nguyên liệu ngấm đều gia vị và đậm đà hơn.
- Trộn xong để ướp trong khoảng 15 phút thì bày ra dĩa, rắc lạc rang chín đập dập hoặc giã nhỏ lên trên là có thể thưởng thức.
Theo doisongphapluat.com
8 món ăn đặc trưng trong mâm cơm Tết truyền thống người miền Bắc
Mâm cơm Tết thể hiện sự tinh tế và kỳ công của nét ẩm thực phương Bắc. Dù đã có nhiều thay đổi, bữa cơm ngày Tết của người miền Bắc vẫn không thể thiếu những món ăn này.
1. Giò lụa: Mâm cơm Tết cổ truyền của người miền Bắc không thể thiếu món giò lụa. Làm từ thịt lợn nạc giã nhuyễn kết hợp nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín, đây là món dễ ăn mà không tốn công nấu nướng nên rất được nhiều người ưa thích. Ảnh: Cooky.
2. Xôi gấc: Đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đầu năm mới. Do vậy, trong mâm cơm ngày Tết, người miền Bắc luôn chuẩn bị món xôi gấc để thết đãi mọi người với mong muốn một năm mới nhiều điều may mắn sẽ đến. Ảnh: Jessica_le, vuisong.
3. Bánh chưng: Món ăn truyền thống xuất hiện trong mọi mâm cơm ngày Tết của các gia đình Việt từ xưa tới nay. Bánh chưng có nhân đậu xanh kết hợp thịt mỡ và được bọc bên ngoài là lớp lá dong cùng dây lạt. Bánh có hình vuông vức tượng trưng cho đất cũng như nền nông nghiệp lâu đời của Việt Nam. Do đó, đây là món ăn mang quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt.
4. Giò xào: Đây là món ăn quen thuộc mang đặc trưng ẩm thực Bắc. Với những nguyên liệu phổ biến như thịt lợn, mộc nhĩ, tiêu... cùng cách làm đơn giản, món ăn được nhiều người ưa thích bởi sự tươi ngon và hương vị có chút béo ngậy. Ảnh: Tomato.
5. Dưa hành: Món ăn kèm này rất được lòng người miền Bắc mỗi độ Tết đến, xuân về. Ngày Tết, việc ăn quá nhiều các món chứa dầu mỡ sẽ gây ngấy và khó tiêu hóa. Sự "góp mặt" của dưa hành sẽ giúp bạn không chỉ cảm thấy ngon miệng hơn mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ảnh: Jamja.
6. Thịt gà luộc: Đây là món ăn quen thuộc không chỉ riêng trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Ngày Tết, các gia đình thường luộc gà nguyên con để cúng ông bà tổ tiên, sau đó có thể xé hoặc chặt cho dễ thưởng thức. Hương vị thơm ngon, ngọt thanh từ thịt gà luôn tạo nên một nét riêng của mâm cơm ngày Tết. Ảnh: Handmade.
7. Nem rán: Trong mâm cơm Tết hay các dịp quan trọng, người miền Bắc đều lựa chọn làm món nem rán. Vỏ ngoài giòn tan, vị béo ngậy của nhân thịt chấm với nước chấm chanh tỏi cay nồng khiến bất kỳ ai cũng bị thu hút. Ảnh: Phunuvietnam.
8. Canh măng: Bát canh là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thơm của măng và béo ngậy từ chân giò được ninh kỹ. Vị ngọt thanh của bát canh măng cũng làm dịu đi cái chua từ củ kiệu, dưa hành và bớt đi cái ngấy bởi những miếng giò xào trong mâm cơm Tết. Khi thưởng thức, măng phải mềm, giòn mới không mất đi mùi vị đặc trưng. Ảnh Craftlog.
Theo Zing
Mâm cơm mùng 1 Tết Canh Tý mong một năm ấm êm no đủ của các gia đình Việt Mâm cơm mùng 1 Tết của các gia đình Việt có đầy đủ những món ăn truyền thống, được trình bày đẹp mắt với mong ước một năm Canh Tý hạnh phúc, ấm êm. Theo phong tục đón Tết truyền thống, vào sáng sớm ngày mùng 1 Tết, các gia đình thường đi chùa cầu an, cầu mong một năm mới thuận hòa,...