Tất tần tật công thức làm các món ngon ngày Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam
Món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong những ngày xuân dặm ngõ. Như một phần tất yếu, các gia đình lại háo hức chuẩn bị những gì mang hương vị mà chỉ ngày xuân mới có, với hi vọng một năm mới đủ đầy.
1. Miền Bắc: Bánh chưng, thịt đông, dưa hành, chè kho, giò, canh măng, gà luộc, nem rán
Thịt đông
Nguyên liệu:
Thịt chân giò còn nguyên bì: 1kg
Mộc nhĩ: 30g
Nấm ương: 20g
Hành khô: 2 củ
Hạt tiêu, gia vị, dầu ăn
Cách làm:
Thịt chân giò chọn miếng thịt tươi, bì trắng sạch, bì rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến độ đông của món ăn. Lạng bớt phần mỡ của thịt chân giò, cắt miếng vừa ăn, phần bì cạo sạch long thái miếng vuông vừa ăn.
Mộc nhĩ và nấm hương ngâm cho nở thái nhỏ (chú ý không nên thái quá nhỏ vì khi nấu mộc nhĩ sẽ bị nhũn không còn độ giòn).
Hành củ bóc vỏ thái nhuyễn.
Thịt chân giò sau khi cắt nhỏ ướp với một chút nước mắm, hạt nêm, tiêu và 1/3 hành khô băm nhỏ. Để thịt ngấm gia vị 20-30 phút.
Lấy 1/3 phần hành khô phi thơm với dầu ăn rồi cho thịt vào xào cho săn lại. Đổ nước ngập thịt đun sôi trong khoảng 30-40 phút tới khi thịt chín mềm, trong quá trình nấu chú ý vớt hết bọt.
Lấy chỗ hành khô còn lại phi thơm với dầu và cho nấm hương, mộc nhĩ đã thái nhỏ vào nêm thêm chút gia vị xào săn.
Khi thịt đã nhừ cho nấm và mộc nhĩ vào đun sôi thêm khoảng 4-5 phút nữa thì tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đều.
Đổ thịt ra bát vào khuôn cho đẹp, đợi đến khi thịt nguội đông cứng trong veo là có thể mang ra ăn được. Bạn có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để bảo quản ăn trong nhiều ngày nhé.
Chè kho
Nguyên liệu:
500g đậu xanh không vỏ
300g đường đỏ
Nửa trái thảo quả, sấy khô, tán nhỏ rây thành bột mịn. (mua ở tiệm thuốc Bắc)
1 muỗng cafe mè trắng rang chín, xát bỏ vỏ.
Thực hiện:
Video đang HOT
Đậu xanh ngâm nước khoảng 4-5 tiếng cho nở mềm. Có thể ngâm bằng nước ấm cho nhanh nở. Sau đó vớt ra rửa sạch
Hấp đậu xanh cho chín mềm. Sau đó dùng cái vá hoặc muỗng tán hạt đậu cho nhuyễn (dùng chày giã cũng được), mịn.
Bắc nồi nấu 300g đường đỏ với 500ml nước, nấu sôi cho tan đường. Sau đó chắt lấy phần nước đường, bỏ cặn.
Cho nước đường vào nồi vặn lửa nấu tiếp. Cho đậu xanh đã đánh nhuyễn vào nấu chung (nước đường sâp sấp mặt đậu), vừa nấu vừa khuấy liên tục kẻo chè bị cháy. Nấu đến khi nào nước cạn, hỗn hợp chè lên sền sệt thì rắc bột thảo quả vào khuấy lên cho đều, rồi tắt bếp.
Múc chè kho ra khuôn, ép chặt. Rắc mè lên trên. Chờ cho chè nguội, hơi cứng lại là được. Khi ăn xắt ra thành miếng.
Canh măng
Nguyên liệu:
100 gr măng khô300 gr móng giò200 gr sườn sụn20 gr hành lá10 gr mùi tàu5 gr hành khô5 gr nấm hương5 ml nước mắm10 gr hạt nêm2 gr tiêu xay
Cách làm :
Măng ngâm với nước lạnh trước khoảng 1 ngày. Cứ 6 tiếng thì thay nước và rửa măng một lần để bớt mùi. Sau khi rửa sạch măng lần cuối, cho vào nồi nước vừa đủ ngập, đun sôi và chắt bỏ nước 4 lần tới khi nước luộc trong hẳn và không còn vàng sậm.
Vớt măng đã luộc ra rổ cho nguội bớt, vắt kiệt. Trộn măng với 1 thìa nhỏ (5 gr) hạt nêm, để riêng cho ngấm gia vị trong 20 phút.
Móng giò cạo sạch, chặt miếng vừa ăn. Để giúp móng trắng hơn và bớt hôi có thể ngâm với khoảng 300 ml nước và một thìa canh muối nở (baking soda) trong 15 phút, rồi rửa lại với nước sạch.
Luộc móng và sườn với nước trong khoảng 5 phút ở lửa nhỏ (sau khi sôi hạ nhỏ lửa) cho ra hết cặn bẩn, rửa sạch, để ráo. Ướp với 1 thìa nhỏ (5 gr) hạt nêm và thìa nhỏ (2 gr) tiêu xay trong 20 phút.
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá, mùi tàu nhặt sạch, thái nhỏ. Giữ lại phần thân trắng của hành, chẻ nhỏ.
Nấm hương ngâm với nước ấm trong 15 phút cho nở mềm, rửa sạch, cắt chân và thái làm 4 phần.
Làm nóng một chút dầu ăn trong nồi, phi thơm một nửa hành khô, cho sườn và móng vào đảo cho săn lại. Đổ vào nồi khoảng 2 bát tô nước. Đun sôi trở lại rồi vặn nhỏ lửa ninh nhừ trong 40 phút. Trong quá trình ninh có thể hớt bọt nếu có.
Trong một nồi khác, làm nóng một chút dầu ăn và phi thơm chỗ hành khô còn lại, cho măng và nấm hương vào xào tới khi măng săn lại. Tắt bếp, cho vào 1 thìa nhỏ (5 ml) nước mắm, trộn đều.
Khi móng và sườn đã nhừ, cho măng và nấm hương đã xào vào nồi xương, thêm nước và nêm lại gia vị nếu cần. Đun sôi trở lại rồi vặn nhỏ lửa trong 20 phút cho măng mềm hơn.
Trước khi ăn thì thả mùi tàu và hành lá vào, đun sôi, múc ra bát, dùng nóng.
2. Miền Trung: Bánh tét, thịt lợn ngâm nước mắm, bánh tổ, dưa món.
Thịt lợn ngâm nước mắm
Nguyên liệu:
Thịt ba rọi: 1,5kgNước mắm ngon: 1 lítĐường cát: 1kgTiêu hạt, ớt, tỏi, hành tím, gừngDụng cụ: nan tre, hũ thủy tinh Cách làm: Thịt heo mua về, dùng dao cạo sạch lông, ngâm thịt qua giấm để loại bỏ mùi hôi. Sau đó rửa sạch, vớt ra để ráo rồi cắt thành từng khổ hình chữ nhật, chiều ngang khoảng 4cm, dài khoảng 15cm. Hoặc cắt theo kích cỡ phù hợp để bỏ vừa vào hũ ngâm.
Bắc nồi nước lên bếp, cho thịt vào luộc sơ khoảng 3 phút rồi chắt bỏ nước, rửa thịt cho sạch bọt bẩn. Cho thịt vào luộc kỹ lần hai cùng với hành tím và vài lát gừng. Thịt chín bạn lấy ra bỏ ngay vào thau nước lạnh để thịt được giòn, sau đó vớt ra rổ, để ráo nước.
Lấy vải sạch hoặc giấy thấm thật khô nước và lau sạch bọt bẩn còn dính lại trên miếng thịt. Công đoạn này giúp thịt ngâm mắm giữ được lâu, không bị hỏng.
Pha nước mắm theo công thức 1 lít nước mắm, 1kg đường cát.
Đem hỗn hợp này lên bếp đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều tay. Khi đường trắng đã tan hết bạn cho thêm tỏi và tiêu hạt vào cùng, nếu thích ăn cay thì cho thêm ớt trái, đun thêm khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp. Để cho hỗn hợp nguội hẳn.
Hũ thủy tinh rửa thật sạch, trụng qua nước sôi rồi lau thật khô. Xếp thịt luộc vào hũ rồi đổ nước mắm ngâm ngập hết phần thịt.
Để thịt không bị nổi lên trên mặt nước mắm, dễ bị hư, bạn lấy hai cái nan tre chèn phía trên đầu hũ. Sau đó đậy kín nắp, để ở nơi sạch sẽ và thoáng mát. Sau 3 ngày là có thể mang ra dùng được.
Bánh tổ
Nguyên liệu:
450g bột gạo nếp khô
300g đường thẻ hay đường mật
1 nhánh gừng nhỏ
550ml nước lọc
Vừng rang
Lá chuối, dầu ăn
Cách làm:
Lá chuối rửa sạch, cắt thành từng miếng có chiều ngang tầm 30cm hoặc to hơn tùy theo kích thước bánh của bạn, xếp chồng hai lá chuối lên với nhau. Xếp xéo ba góc ở phần chiều dọc, dùng tăm đính vào góc để giữ chặt cho lá chuối không bị bung ra.
Tiếp tục xếp xéo ba góc ở phần chiều ngang, dùng tăm cố định, làm cho hết phần lá chuối. Nếu không có lá chuối, bạn có thể dùng bát nhỏ.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi thật mỏng.
Cho nước lọc, đường, gừng vào nồi, đun sôi để đường tan, đun khoảng 4 phút thì tắt bếp, để nguội.
Dùng muôi trộn để bột không bị vón cục, đến khi hỗn hợp bột nhấc muôi lên mà chảy xuống thành từng dòng đặc chảy liên tục là đạt yêu cầu.
Đun sôi xửng hấp, thoa một ít dầu ăn ở khuôn lá chuối, đổ hỗn hợp bột vào khuôn, đậy kín nắp, khi hấp thỉnh thoảng dùng khăn lau sạch nước đọng dưới thành nắp.
Hấp từ 1 đến 1,5 tiếng, đến khi dùng tăm xiên nhẹ qua lớp bột, rút que tăm ra nếu vẫn còn dính bột thì tiếp tục hấp, nếu que sạch thì bánh đã chín.
Bánh sau khi chín, tắt bếp dùng tay rắc một ít vừng rang lên bề mặt bánh. Bánh có thể để được trong vòng hơn 1 tuần, bạn cắt bánh nhỏ và đem chiên.
Dưa món
Nguyên liệu:
1 kg củ kiệu (chọn củ tròn, không bị dập nát)2 củ cà rốt5 trái ớt hiểm6 củ hành tím1 củ su hào cỡ vừa (nên chọn loại non để muối được giòn, củ già sẽ có nhiều xơ và bị cứng)Đường, nước mắm, bột ngọt, muốiBẹ cải
Cách làm:
Các bước sơ chế nguyên liệu vô cùng quan trọng trong cách làm dưa món miền Trung, hãy đảm bảo các rau củ được gọt rửa sạch sẽ trước khi muối dưa.
Củ kiệu bạn đem bóc phần màng bên ngoài và cắt gọn phần lá, rễ, cẩn thận tránh động vào thân củ làm xây xước vì khi ngâm nước thấm vào sẽ làm cho củ kiệu bị nhũn, mềm.
Hành tím bóc sạch bỏ, rửa qua nước.Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cắt thành những miếng mỏng hình con chì hoặc dùng dao tỉa rau củ để trổ miếng cho đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn thái ớt thành lát mỏng, bỏ bớt hạt ớt.Bẹ cải rửa sạch, thái khúc nhỏ (phần bẹ cải có thể có hoặc không).Các loại rau củ sau khi sơ chế cần được ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó, bạn vớt rau củ ra và xả dưới vòi nước sạch 5 lần.Để cách làm dưa món miền Trung được ngon thì nguyên liệu cần phải được phơi trước khi muối dưa. Sau bước ngâm muối, bạn đổ nguyên liệu và một chiếc nia sạch và đem phơi nắng. Để nguyên liệu trong một ngày hoặc lâu hơn chút nếu không đủ nắng, cần đảm bảo vệ sinh khi phơi, tránh cho ruồi bọ dính vào rau củ.Bạn đem nấu 500 ml nước mắm và 150 ml nước sôi, để nguội. Sau đó, cho thêm 2 thìa đường và chút bột ngọt vào khuấy cho tan đều, để nước thật nguội.Tiếp đó, bạn xếp đều các nguyên liệu vào lọ, đổ nước mắm vừa nấu vào ngập rau củ. Nhớ canh lượng nước nhiều hơn 1 ngón tay, nén thật chặt tránh cho nó nổi lên, để tầm 2 ngày là có thể ăn được. Cách làm dưa món miền Trung chỉ cần muối trong thời gian ngắn. Vì nếu để lâu sẽ rất chua và mất vị ngon vốn có của dưa món.
3. Miền Nam: Bánh tét, canh khổ qua, củ kiệu muối, thịt kho tàu
Những món ăn đặc trưng cho ẩm thực ngày Tết Việt Nam
Mâm cỗ đặc trưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là những món ăn, đồ uống mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh mang đậm nét truyền thống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung.
Bánh chưng, món ăn truyền thống trong mỗi gia đình nhân dịp Tết Cổ truyền.
Tết là dịp để gia đình sum họp, con cháu thể hiện lòng thành kính tri ân, để vui vẻ hưởng thụ sau một năm làm việc vất vả và nguyện ước cho năm mới suôn sẻ, hạnh phúc, thành công. Tất cả những ý nghĩa này được thể hiện qua nhiều phương diện như cách trang trí, sắp xếp nhà cửa... và thể hiện qua cả những món ăn đặc trưng cho ẩm thực ngày Tết Việt Nam.
Có lẽ vì vậy mà người Việt ta xưa nay thường gọi là ăn Tết, hiếm ai lại gọi là lễ Tết. Mâm cỗ đặc trưng ngày Tết chính vì thế không chỉ đơn thuần là những món ăn, đồ uống mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh mang đậm nét truyền thống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung.
Bên cạnh câu đối đỏ, hoa mai, hoa đào nở rộ khắp nẻo đường, ẩm thực ngày Tết với bánh chưng, bánh tét, dưa hành cũng là nét văn hoá đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.
Bánh chưng, bánh Tét
Bánh chưng: Nhắc đến Tết là người ta nhắc đến bánh chưng xanh. Một món ăn truyền thống mà trong mỗi gia đình đều có, không phân địa vị, không kể giàu nghèo cứ đến Tết là mỗi nhà đều có bánh chưng. Từ xa xưa, thời vua Hùng dựng nước, bánh chưng xanh đã là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết cổ truyền của người Việt ta.
Ở miền Bắc, từ khoảng giữa tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị đậu xanh, lá dong, gạo nếp, ống giang để chẻ lạt gói bánh chưng. Ai nấy đều cố gắng chuẩn bị những nguyên liệu tốt nhất để bánh chưng nhà mình Tết đó được thơm ngon nhất.
Nguyên liệu làm bánh chưng khá cầu kỳ, tùy thuộc mỗi nơi và có thể tăng giảm những nguyên liệu khác nhưng nhất định phải có là gạo nếp cái hoa vàng, đậu xanh, lá dong, thịt ba chỉ và các loại gia vị khác. Nguyên liệu phải sạch, chuẩn bị kỹ lưỡng thì bánh chưng gói xong mới xanh, mới dẻo và thơm lại bảo quản được lâu mà không bị hư hỏng.
Thường thì mỗi nhà vẫn tự gói bánh chưng trong mỗi dịp xuân về. Gói bánh chưng không chỉ là chế biến một món ăn trong dịp Tết mà đó còn là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Bên bếp lửa hồng, bên nồi bánh chưng đang sôi trên bếp, mỗi thành viên trong gia đình kể cho nhau nghe về những điều đã qua, những dự định tương lai và bao câu chuyện khác. Từ đó tình cảm gia đình thêm gắn kết, bền chặt hơn.
Bánh tét: Nếu ở miền bắc đón Tết bằng bánh chưng xanh thì miền Nam cũng đón Tết bằng những cặp bánh tét. Dù gia đình có khó khăn đến mấy, cuối năm người Nam Bộ vẫn gói được năm bảy đòn bánh tét để đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên, biếu cha mẹ, anh em, họ hàng rồi xóm giềng thân thiết.
Nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng bánh tét không vuông mà lại dài hình trụ, nhìn giống cây giò lụa, bánh được gói bằng lá chuối chứ không phải lá dong như bánh chưng. Bánh thường đi theo đôi, theo cặp để khi bày bàn thờ cúng tổ tiên hay đem biếu tặng người thân mang ý nghĩa may mắn, tốt lành.
Không chỉ nguyên liệu truyền thống là lá chuối, gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ mà tùy vào khẩu vị mỗi gia đình lại có những cách chế biến sáng tạo như bánh tét nhân chuối, nhân đậu đen, nhân thập cẩm...
Như một nét văn hóa của người Nam Bộ từ thuở khai hoang, lập cõi đến nay, gói bánh tét như một món ăn chắt chiu những gì tinh túy mà gần gũi nhất trong nông nghiệp để tạ ơn thần đất, ông bà tổ tiên...
Dưa hành, dưa món và củ kiệu muối
Dưa hành: Món ăn dân giã cũng không thể thiếu trong dịp Tết. Câu ca xưa truyền bao đời nay về Tết Việt đó là "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh." Dưa hành ăn cùng bánh chưng, thịt đông, thịt luộc... những đồ ăn béo, dễ ngấy và khó tiêu để làm tăng hương vị, lại dễ tiêu hóa thức ăn trong những ngày Tết.
Ở miền Trung và miền Nam thì lại chính là món dưa món và kiệu muối. Tác dụng cũng giống như dưa hành của miền Bắc nhưng củ kiệu chua ngọt và dưa món lại mang hương vị khá đặc biệt, phù hợp với ẩm thực miền Trung và Nam Bộ. Nhờ món dưa món và củ kiệu mà mâm cỗ Tết ở miền Trung và Nam hấp dẫn, ngon miệng hơn rất nhiều.
Thịt đông, thịt kho tàu
Thịt đông là món đặc trưng của Tết cổ truyền miền Bắc với tiết trời lạnh. Trời càng lạnh, ăn món này lại càng ngon. Thịt đông thường được nấu từ thịt chân giò cùng với nấm hương, mộc nhĩ, vừa béo ngậy lại vừa thơm ngon, càng ăn càng thấy hấp dẫn. Đặc trưng của món thịt đông là phải nấu thật nhừ, đến khi có một lớp mỡ sánh trên bề mặt thì mới đạt tiêu chuẩn.
Thịt đông, món ăn đặc trưng của người miền Bắc.
Người miền Nam lại đón Tết không thể thiếu món thịt kho tàu. Thịt lợn được lấy là phần ba chỉ ngon nhất, kho chung với trứng vịt hoặc trứng cút, Người Nam bộ coi món thịt kho tàu có ý nghĩa cho gia đình yên ấm, thịnh vượng, đó là món ăn giản dị, thân quen gắn bó với các thành viên trong gia đình.
Giò chả
Là một món ăn quen thuộc và phổ biến trong dịp Tết trên khắp cả nước ta. Trong những ngày Tết bận rộn, khi khách đến chơi nhà, chỉ cần sắp một đĩa giò ra đĩa, ăn cùng bánh chưng và dưa hành hoặc củ kiệu là đã có ngay món ngon đãi khách.
Có ba loại giò phổ biến nhất là giò lụa, giò xào (giò thủ) và giò bò (dùng nhiều ở Tết miền Trung). Mỗi loại có mỗi hương vị thơm ngon khác nhau nhưng đều thơm ngon ai nấy đều yêu thích.
Nem rán
Nem rán nhìn thì đơn giản, nguyên liệu cũng không khó kiếm nhưng lại thể hiện hết những tài hoa, tinh tế của người chế biến nó. Nem là món ăn quen thuộc và phổ biến ở tất cả các vùng miền trên cả nước.
Nguyên liệu chính là thịt nạc băm nhỏ, miến, nấm hương, trứng, hành lá, giá đỗ... trộn đều cùng nhau, nêm nếm gia vị rồi đem gói vào từng chiếc bánh tráng tròn trịa rồi đem chiên vàng. Tùy vào khẩu vị và sở thích mà các nguyên liệu và gia vị có thể tăng giảm cho vừa miệng.
Ở miền Nam, nem rán còn có tên gọi là chả giò hay miền Trung được gọi là chả cuốn. Trong mâm cỗ Tết, món nem rán thì đó chính là món đắt khách nhất, được nhiều người yêu thích nhất.
Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn đặc trưng trong dịp Tết Việt Nam như các loại mứt Tết, canh măng, canh bóng thả, chân giò ngâm nước mắm, bò kho mật mía... Mỗi món ăn đều là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực mỗi vùng miền, đều gợi nhớ những hương vị khó quên, để mỗi dịp Tết về, lại mong muốn được thưởng thức những món ăn thật ngon, thật đậm đà phong vị Tết.
Những món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam Mâm cơm tết của người miền Nam rất phong phú và ít chịu gò bó về các nghi thức cổ truyền. Cùng xem mâm cỗ Tết của người miền Nam có những món ăn đặc trưng nào nhé. Món ngon ngày Tết ở miền Nam: Bánh tét Những món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam Món...