Tập trung nguồn lực phát triển giáo dục mũi nhọn
Những năm qua, học sinh TP Cần Thơ đạt kết quả khả quan trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Đặc biệt, em Đặng Lê Minh Khang xuất sắc đoạt huy chương vàng Olympic Sinh học quốc tế năm 2021.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ khen thưởng em Đặng Lê Minh Khang xuất sắc đoạt được huy chương vàng Olympic Sinh học quốc tế năm 2021.
Từ những kết quả đã đạt được, PV Báo GD&TĐ có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ về vai trò của giáo dục mũi nhọn; phát triển trường chuyên.
Trường chuyên là trung tâm, hạt nhân đổi mới sáng tạo
-Xin ông cho biết, vai trò của trường chuyên trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT mới?
-Ông Nguyễn Phúc Tăng: Vai trò của trường chuyên là phát triển năng khiếu về một số môn học như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh và Tiếng Pháp trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện; phát hiện, tạo nguồn, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của TP Cần Thơ và đất nước.
Trong giai đoạn triển khai Chương trình GDPT 2018, ngoài vai trò trên, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng còn mang một nhiệm vụ, vai trò hết sức quan trọng đó là trung tâm, hạt nhân đổi mới sáng tạo.
Trường chuyên đi đầu trong việc thực hiện chương trình mới, tiếp cận những định hướng, chủ trương đổi mới; bồi dưỡng, hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện các mô đun của Chương trình GDPT 2018; là điểm đến để các đơn vị trường học trong thành phố học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm khi thực hiện Chương trình GDPT mới.
-Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh, vai trò của Giáo dục mũi nhọn rất quan trọng. Để đạt được kết quả cao như vừa qua, giải pháp của ngành Giáo dục thành phố như thế nào, thưa ông?
-Ông Nguyễn Phúc Tăng: Thành tích đạt được trong những năm qua, nhất là năm 2021, đó là sự kết tinh của quá trình phấn đấu, nỗ lực lâu dài của ngành GD&ĐT thành phố.
Đó cũng là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có thể nói đến sự quan tâm, chăm lo cho giáo dục của lãnh đạo thành phố; sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành đối với ngành GD&ĐT.
Ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ.
Sự phối hợp, hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội. Trong đó cha mẹ học sinh là người luôn kề vai, sát cánh cùng con em mình trong suốt quá trình học tập, bồi dưỡng và dự thi, chăm lo sức khoẻ, hỗ trợ tinh thần, vật chất để các em an tâm tham gia các đội tuyển.
Sự nhiệt huyết, quyết tâm của đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng. Người thầy có vai trò tạo động lực cho học sinh, tạo niềm tin và cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người học. Với năng lực chuyên môn và kinh nghiệm vốn có, giáo viên hình thành cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và một tinh thần thoải mái, tự tin khi bước vào giai đoạn ôn tập và dự thi. Mặt khác, giáo viên cũng thường xuyên được học tập, bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau.
Học sinh được thầy cô truyền cảm hứng, tạo động lực từ những năm đầu cấp học; xây dựng tư tưởng “Học hết mình, thi hết mình”, sống và làm việc có trách nhiệm với ngôi trường đang học; vinh dự cho gia đình, bản thân khi là thành viên đội tuyển quốc gia… Từ đó các em thêm sự đam mê, niềm hăng say, khao khát chinh phục và cống hiến. Đây là yếu tố quyết định cho sự thành công trong giáo dục mũi nhọn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phúc Tăng
Sự quản lý chặt chẽ, khoa học của cán bộ quản lý trường chuyên được giao quản lý đội tuyển. Từ kinh nghiệm quản lý tại trường kết hợp với việc học tập, trao đổi với các trường chuyên trong cả nước, cán bộ quản lý trường chuyên Lý Tự Trọng xây dựng kế hoạch chu đáo, khoa học và hiệu quả.
Từ giai đoạn tuyển sinh đầu cấp, nhà trường đã tìm nguồn học sinh giỏi từ các trường THCS, trao đổi, bồi dưỡng các chuyên đề chuyên cho giáo viên cấp THCS; tổ chức và tham gia các kỳ thi cho học sinh cọ sát, rút kinh nghiệm; mời chuyên gia đầu ngành tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề chuyên sâu cho các đội tuyển và giáo viên…
Sở GD&ĐT chỉ đạo, định hướng và hỗ trợ tài chính, kinh phí cơ sở vật chất và điều phối nhân sự giảng dạy cho trường chuyên nói chung và các đội tuyển nói riêng. Tạo điều kiện để trường mời chuyên gia tập huấn cho học sinh, giáo viên, đưa các đội tuyển đi tập huấn dài hạn… động viên, khen thưởng kịp thời học sinh, giáo viên đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ khen thưởng em Đặng Lê Minh Khang xuất sắc đoạt được huy chương vàng Olympic Sinh học quốc tế năm 2021.
Tăng nguồn lực, chính sách cho trường chuyên
-Trong giáo dục mũi nhọn, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Việc thu hút giáo viên giỏi, đủ tâm, đủ tầm được thực hiện, đãi ngộ ra sao thưa ông?
-Ông Nguyễn Phúc Tăng: Những năm gần đây, ngành GD&ĐT thành phố tạo điều kiện cho những giáo viên giỏi, có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, đủ tâm, đủ tầm từ các trường THPT chuyển về công tác tại trường chuyên.
Ưu tiên giáo viên trường chuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ; thực hiện các chế độ khen thưởng, động viên kịp thời theo quy định…
-Để phát triển hệ thống trường chuyên, xin ông cho biết giải pháp của ngành là gì?
-Ông Nguyễn Phúc Tăng: Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, ngành GD&ĐT xây dựng một số giải pháp để phát triển hệ thống trường chuyên trên địa bàn thành phố. Cụ thể:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa, đảm bảo cơ sở vật chất, đáp ứng các hoạt động giáo dục toàn diện, công tác học tập và nghiên cứu khoa học.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đối với trường THPT chuyên và tập trung phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường. Tạo môi trường làm việc thuận lợi và các điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thầy cô yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Thực hiện đổi mới chương trình, tài liệu dạy học và tuyển sinh. Thực hiện chương trình giáo dục theo hướng hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực và thế giới; xây dựng hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi theo khung chuyên đề của Bộ GD&ĐT.
Tăng đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại cho trường THPT chuyên. Huy động sự đóng góp từ nhân dân, các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Tham mưu UBND thành phố ban hành các chính sách đặc thù đối với trường chuyên nhất là chế độ khen thưởng đặc biệt đối với học sinh đạt giải các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế. Tăng cường khả năng hợp tác và hội nhập giữa trường chuyên với các cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng trẻ; đồng thời, thu hút nguồn lực để phát triển nhà trường…
-Xin trân trọng cảm ơn ông!
Định hướng phương thức tuyển sinh theo hướng kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, phỏng vấn, vấn đáp nhằm tuyển chọn những học sinh vừa khá, giỏi toàn diện, vừa có năng khiếu về một lĩnh vực chuyên sâu. Từng bước áp dụng phương pháp phát hiện năng khiếu, xác định chỉ số IQ, EQ, AQ…
Ông Nguyễn Phúc Tăng
Dạy và học trực tuyến thầy trò vất vả lắm rồi, mong Bộ dừng tổ chức thi HSG
Lúc này, chỉ cần các trường học tập trung cho hoạt động dạy và học chính khóa đã tốt lắm rồi vì tổ chức kỳ thi học sinh giỏi rất áp lực, vất vả cho thầy và trò.
Năm học 2021-2022 do tình hình dịch bệnh Cvid-19 nên nhiều địa phương ở phía Nam đang phải tổ chức dạy và học trực tuyến từ đầu năm cho đến nay và thời điểm này cũng chưa xác định được cụ thể khi học sinh mới có thể trở lại trường học trực tiếp vì tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Chính vì thế, một số địa phương đã có chủ trương bỏ đi các hội thi, cuộc thi, bỏ đi thao giảng hội đồng bộ môn và hạn chế số tiết dự giờ theo quy định để giảm tải cho thầy và trò ở các nhà trường. Nhưng, cũng có những nơi vẫn duy trì các hoạt động này như những năm học trước đây.
Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, cấp tỉnh vẫn được một số địa phương duy trì và lên kế hoạch thực hiện nên các nhà trường phải lên kế hoạch ôn tập cho học trò. Vì thế, giáo viên và học sinh vẫn phải tranh thủ ôn trực tuyến với nhau theo lịch mà nhà trường phân công.
Một số học sinh ôn được một thời gian thì cảm thấy mệt mỏi, áp lực nên chủ động xin thầy cô cho nghỉ. Thầy cô thì động viên, thuyết phục học trò tiếp tục ôn tập vì đã có hơn 2 tháng trời ôn luyện, gắn bó nhưng một số học trò đã đưa ra nhiều lý do để rút khỏi đội tuyển.
Khi gặp hoàn cảnh này, dù nhiều thầy cô cảm thấy tiếc nhưng học trò xin không tham gia đội tuyển nữa cũng chỉ biết ngậm ngùi khi các em không thể tiếp tục ôn thi nữa.
Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 đang là áp lực lớn cho thầy và trò ở nhiều nhà trường - (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Nhandan.com.vn)
Lời tâm sự của học trò vào cuối buổi học
Mấy ngày trước, cuối buổi ôn thi cho học trò thì có một em nán lại, không thoát ra khỏi lớp học trực tuyến như một số em khác. Thấy lạ, chúng tôi hỏi thì em này rụt rè xin thầy không tham gia đội tuyển ôn thi học sinh giỏi nữa.
Hỏi lý do vì sao em không tiếp tục ôn thi thì em cho biết rằng bản thân khá áp lực và mệt mỏi trong việc học trực tuyến. Mỗi tuần, lịch học chính khóa gần 30 tiết phải ngồi trước màn hình máy tính. Đó là chưa kể cha mẹ yêu cầu học thêm online một số môn để chuẩn bị cho việc tuyển sinh 10 tới đây.
Rồi môn nào thầy cô cũng giao chuẩn bị bài trước và làm bài tập sau bài học, cộng thêm mỗi tuần phải ôn thi học sinh giỏi 2 buổi. Chính vì thế, dù rất muốn tiếp tục việc ôn thi nhưng em cảm thấy đuối sức và mệt mỏi vô cùng với việc học.
Động viên, thuyết phục và dù rất tiếc khi em học sinh này xin rút khỏi đội tuyển vì em là học sinh học tốt nhất trong những em tham gia ôn thi nhưng thấy em quyết tâm xin thôi nên chúng tôi đành lòng phải chấp nhận cho em nghỉ.
Bởi, suy cho cùng thì việc ôn thi học sinh giỏi mà trong lòng các em không còn thiết tha nữa thì sự thuyết phục của thầy cô cũng không còn nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, ép các em tiếp tục ôn thi thì không đành lòng, khổ cho cả thầy và trò.
Một bên là trách nhiệm được Ban giám hiệu nhà trường phân công, một bên là học trò của mình. Thôi thì, một khi các em thấy mệt mỏi, đuối sức thì để các rút lui cũng là cách làm tốt nhất cho học trò.
Thế nhưng, sự việc này không chỉ dừng lại với môn học mà chúng tôi đang ôn thi, một số môn học khác cũng có những học sinh chủ động xin rút khỏi đội tuyển. Lý do các em đưa ra đều cho rằng việc học và ôn thi trực tuyến khiến các em quá mệt mỏi, áp lực.
Hơn nữa, đây là năm cuối cấp, mục tiêu của các em là học tốt các môn, đặc biệt là đối với những môn sẽ thi tuyển sinh 10. Nếu tập trung vào ôn thi học sinh giỏi thì chỉ đầu tư được có 1 môn này chuyên sâu nhưng chắc chắn các môn khác sẽ chểnh mảng.
Trong khi, nếu đậu giải học sinh giỏi cấp huyện hay cấp tỉnh thì các em cũng chỉ được thưởng vài trăm ngàn đồng. Điểm cộng cho những học sinh đạt giải cấp tỉnh ở kỳ thi tuyển sinh 10 thì ngành giáo dục bỏ từ mấy năm qua rồi.
Vì thế, việc một số học sinh bỏ ôn thi học sinh giỏi lớp 9 cũng là điều phù hợp vì các em phải đặt mục tiêu trọng tâm hơn là kỳ thi tuyển sinh 10 chứ không phải là ôn thi học sinh giỏi.
Bởi, đầu tư thời gian cho ôn thi rất lớn nhưng tỉ lệ đậu trong kỳ thi này lại rất ít vì đa phần các địa phương chỉ lấy tỉ lệ đậu dao động từ 20-30%/ môn nên số lượng học sinh thi rớt thường rất cao, chiếm đa số.
Không nên tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 khi đang phải dạy và học trực tuyến
Thực ra, tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện hay cấp tỉnh không phải là quá khó khăn vì lãnh đạo cấp Phòng hay Sở chỉ cần ra kế hoạch, phân công nhiệm vụ và mượn một địa điểm trường tổ chức trong vòng 1-2 ngày là xong. Sau đó, thành lập hội đồng chấm thi và công bố giải.
Nhưng, vất vả nhất, áp lực nhất là những thầy cô giáo được phân công ôn thi và những em nằm trong đội tuyển của các nhà trường.
Năm học này là một năm đặc biệt khó khăn đối với ngành giáo dục của các tỉnh, nhất là những tỉnh phía Nam bởi suốt nhiều tháng qua thì phần lớn thầy và trò ở các nhà trường vẫn đang phải dạy và học trực tuyến.
Việc dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay rất áp lực, chính vì thế mà Bộ đã ban hành Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH để giảm tải chương trình trong năm học này.
Vậy thì, một số địa phương đang phải dạy và học trực tuyến có cần thiết phải tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 hay không? Chúng tôi cho rằng hoạt động này không thực sự cần thiết và không nên tổ chức.
Lúc này, chỉ cần các trường học tập trung cho hoạt động dạy và học chính khóa là đã tốt lắm rồi vì tổ chức kỳ thi học sinh giỏi rất áp lực, vất vả cho cả thầy và trò trong quá trình ôn thi.
Ôn thi học sinh giỏi, tất nhiên thầy cô nào cũng phải cố gắng truyền đạt cho học sinh thật nhiều kiến thức và hướng dẫn các dạng đề thi để các em làm quen, tiếp cận và làm chủ được kiến thức ôn tập. Vì thế, lượng bài tập mà thầy cô giao cho học trò thường rất lớn, bắt buộc học sinh phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức trong quá trình ôn thi.
Nếu đạt giải thì các em cũng chỉ được thưởng vài trăm ngàn đồng mang ý nghĩa tượng trưng mà thôi nhưng nếu không đạt giải thì nỗi buồn sẽ đeo bám và nhiều em suy sụp tinh thần sau khi công bố giải...
Là người đã và đang ôn thi học sinh giỏi lớp 9 trong hàng chục năm qua, chúng tôi nghĩ nếu trong điều kiện học tập bình thường thì việc tổ chức kỳ thi học sinh giỏi không có gì đáng bàn nhưng trong điều kiện những địa phương đang phải dạy và học trực tuyến thì không cần thiết phải tổ chức làm gì.
Hy vọng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như những Sở Giáo dục mà đang phải triển khai dạy và học trực tuyến thấu hiểu nỗi vất vả của thầy và trò ở các nhà trường để phân tích kĩ lưỡng những thuận lợi, khó khăn và dừng kỳ thi học sinh giỏi trong năm học này.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên có chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc, địa phương nào đang phải dạy và học trực tuyến thì không nên tổ chức thi học sinh giỏi, để tập trung đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà trong bối cảnh hết sức khó khăn, chưa biết khi nào dịch bệnh chấm dứt.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Học bổng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh nâng bước học sinh nghèo Từ tấm lòng của cán bộ, giáo viên, cựu giáo viên, học sinh, sau 1 năm phát động, quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã quyên góp được hơn 1 tỷ đồng. Nhiều tháng nay, em Lê Văn Quyến ở thôn Phú Nghĩa (thị trấn Lộc Hà) - học sinh lớp 11 Lý, Trường THPT...