Táo bón ở trẻ em: Hiểu đúng và cách phòng bệnh
Táo bón ở trẻ em rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua vì biểu hiện không nghiêm trọng.
BS Hồng Quý Quân – Phó Trưởng Khoa Phẫu Thuật Nhi và trẻ sơ sinh, bệnh viện Việt Đức cho biết: “ Táo bón ở trẻ em là số lần đi đại tiện của trẻ dưới 3 lần/tuần. Kèm theo triệu chứng trẻ khó khăn khi đi đại tiện và phân bị cứng. Tuy nhiên, nếu như trẻ đi vệ sinh ít hơn số lần trên nhưng phân vẫn mềm thành khuôn thì đó không phải là táo bón”.
Táo bón dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo BS Quân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ như chế độ ăn, tâm lý lối sống, nguyên nhân thực thể. Trẻ bị táo bón trước tiên có thể do chế độ ăn ít chất xơ và uống không đủ nước. Ở trẻ dưới 6 tháng thì do uống sữa ngoài không bổ sung đủ thành phần xơ, Probiotic. Trẻ lớn hơn thì do ăn thiếu rau củ và ít ăn các loại quả.
“Tâm lý và lối sống của trẻ cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới căn bệnh này. Nhiều trẻ sợ đi ngoài do nhà vệ sinh bẩn và có mùi khó chịu. Nhiều trường hợp trẻ không có thói quen đi vệ sinh đúng giờ nên trẻ hay quên hoặc mải chơi nên thường nhịn đi vệ sinh. Các trẻ có lối sống ít vận động cũng làm nhu động ruột kém nên dễ gây táo bón”, BS Quân cho biết.
BS Quân cũng cảnh báo, bệnh lý vô hạch đại trực tràng bẩm sinh chiếm 5% tổng số trường hợp táo bón. Biểu hiện của bệnh lý vô hạch đại trực tràng gây nên táo bón là trẻ chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24 giờ sau sinh. Với trẻ lớn hơn, thường phải thụt mới đi ngoài được.
Video đang HOT
Táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột. “Khi phải sử dụng đến phương pháp thụt tức là trẻ đã có biểu hiện của viêm ruột, tắc ruột. Trong một vài trường hợp trẻ điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả thì cần phải can thiệp phẫu thuật cắt đoạn đại tràng vô hạch” – BS Quân cho biết thêm.
BS Hồng Quý Quân cảnh báo: táo bón ở trẻ em kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng, viêm ruột, tắc ruột.
Phương pháp phòng bệnh đơn giản nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu phải bổ sung thêm sữa ngoài, cha mẹ nên chọn các loại sữa có bổ sung chất xơ, Probiotic. Cần cho trẻ uống đủ nước, bao gồm nước lọc, sữa, canh, nước hoa quả… nhất là khi trẻ mất nhiều mồ hôi khi nóng, vận động nhiều hay khi sốt cao.
Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định như sau khi ngủ dậy buổi sáng hoặc sau khi ăn tối. Với trẻ lớn hơn, có thể điều trị duy trì các thuốc như chất xơ, thuốc chống táo bón, kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi trẻ đã đi đại tiện đều và phân mềm.
“Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu chậm đi vệ sinh ra phân su sau 24h sau sinh, trẻ táo bón kéo dài trên 2 tuần. Trẻ có những đợt đau bụng, sốt hoặc bụng trướng to, tiêu chảy. Trẻ đi vệ sinh ra máu do nứt kẽ hậu môn vì rặn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức” – BS Quân khuyến cáo./.
Theo VOV
Những dấu hiệu của bệnh lý hẹp hậu môn ở trẻ, phụ huynh không nên chủ quan
Hẹp hậu môn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa với tỉ lệ 1/5.000 trẻ.
Vừa qua, bé N.Q.B, 9 tháng tuổi, ở TP Vinh, Nghệ An được gia đình đưa đến Bệnh viện Quốc tế Vinh khám với những biểu hiện thường gặp của bệnh lý này, mà các bậc phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thường gặp khác.
Bé N.Q.B, 9 tháng tuổi, ở TP Vinh, Nghệ An được gia đình đưa đến Bệnh viện Quốc tế Vinh trong tình trạng không đại tiện kéo dài, bụng chướng và quấy khóc.
Mẹ của bé B cho biết, tình trạng đại tiện trong 3 tháng đầu của bé B hoàn toàn bình thường. Từ tháng thứ 4, khi gia đình bắt đầu tập ăn dặm thì mỗi lần đi đại tiện của bé trở nên khó khăn hơn, phân khuôn nhỏ như sợi bún.Tưởng bé bị táo bón nên ba mẹ luôn tìm cách cải thiện ăn uống cho bé nhưng không hiệu quả.
Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Vinh thực hiện phẫu thuật tạo hình hậu môn Y-V cho bệnh nhi N.Q.B. Ảnh: Kim Chung
Sau khi được Bác sĩ Ngoại nhi thăm khám, kiểm tra dạ dày của bé có dấu hiệu chướng bụng, kiểm tra hậu môn bệnh nhi chỉ có 1 lỗ nhỏ ở trung tâm hậu môn; Thực hiện siêu âm bụng, chụp X - Quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) thấy trực tràng và một phần đại tràng sigma giãn to do chất thải không được đẩy ra hết. Bác sĩ chẩn đoán bé B bị hẹp hậu môn (2R ~ 3mm).
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, chuyên khoa Ngoại nhi cho biết: "Hẹp hậu môn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh phát triển khi trẻ chưa được sinh ra, thường xảy ra từ tuần 5 đến tuần 7 của thai kỳ. Đây là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa với tỉ lệ 1/5000, tỉ lệ 3/1 xảy ra ở bé trai so với bé gái. Trẻ sơ sinh bị hẹp hậu môn còn có thể mặc phải các dị tật khác như: Di tật thận hoặc đường tiết niệu, cột sống bất thường, dị tật khí quản, dị tật thực quản, dị tật tay và chân, hội chứng Down, bệnh Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh), hẹp tá tràng, dị tật tim bẩm sinh".
Hầu hết các trường hợp được điều trị phẫu thuật để mở lỗ hậu môn bị tắc. Tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ, tình trạng, vị trí và nguyên nhân hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn phương pháp phù hợp.
Bé B được chỉ định phẫu thuật tạo hình hậu môn Y-V; Rạch đường chữ Y ngược, chân chữ Y nằm trong trực tràng, 2 cành chữ Y từ mép da hậu môn, cắt hết các tổ chức dưới da đến hết vòng xơ thắt. Khâu tạo hình đỉnh 2 cành chữ Y vào đáy chân chữ Y thành hình V ngược.
Hình ảnh chụp X - Quang của bệnh nhi bị hẹp ống hậu môn. Ảnh: Kim Chung
Sau phẫu thuật 2 tuần, bé B đã có thể sinh hoạt và đại tiện bình thường. Tuy nhiên, để tình trạng hẹp hậu môn không bị tái hẹp do sẹo phẫu thuật, bệnh nhi cần được nong hậu môn bằng bộ dụng cụ chuyên dụng và được thực hiện sau phẫu thuật từ 7 - 14 ngày với tần suất và độ sâu theo số từ bé đến lớn ghi trên dụng cụ tùy theo độ tuổi.
Hẹp hậu môn là bệnh lý gây ra những dấu hiệu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý tới vấn đề vệ sinh của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường như: táo bón, chướng bụng, ói mửa, đại tiện khó khăn..., cần đưa bé đến ngay các trung tâm y tế uy tín có chuyên khoa để được điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra; xóa bỏ những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ./.
Nguyệt Minh
Theo baonghean
Những trường hợp không được dùng Nhân sâm Nhân sâm là 1 trong 4 loại thuốc quý (Sâm-Nhung-Quế -Phụ) của Đông y từ hàng ngàn năm trước, ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều tác dụng quý giá của nhân sâm. Trên thị trường nước ta ngày nay nhân sâm không còn là loại thuốc khó kiếm mà cứ có tiền là...