Tăng cường miễn dịch, cải thiện giấc ngủ nhờ ngồi thiền hàng ngày
Thiền là phương pháp tập trung tâm trí có thể ngồi ở bất cứ đâu cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên ít ai biết được lợi ích tuyệt vời của thiền đối với sức khỏe.
Ngồi thiền là gì?
Tư thế ngồi thiền phổ biến nhất (Ảnh minh họa)
Ngồi thiền (tọa thiền) là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến sự “tỉnh giác, giải thoát và giác ngộ”. Khi mới bắt đầu tập ngồi thiền, bạn cần tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ như linh ảnh một vị Bồ tát, Phật, Mạn-đồ-la…), tập trung quan sát về một khái niệm trừu tượng (ví dụ như lòng từ bi, quán tính vô thường…). Sau đó, bạn sẽ thực hành việc phải thoát ra được sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng để tiến đến trạng thái vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào.
Sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ đạt được một trạng thái gọi là “tính không”, tìm lại được sự an ổn trong tâm hồn, giải tỏa những căng thẳng, phiền não và cảm nhận được cuộc sống xung quanh, trầm tư suy nghĩ theo chiều sâu hoặc củng cố niềm tin.
6 lợi ích của việc ngồi thiền mỗi ngày
Thiền có thể thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi (Ảnh minh họa)
Thiền giúp giảm stress, kiểm soát căng thẳng
Nghiên cứu từ đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thiền thường xuyên giúp làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng. Thực hành thiền sẽ làm lắng dịu mọi suy tư và giúp tâm chúng ta có thời gian thư giãn cần thiết.
Video đang HOT
Thiền giúp giấc ngủ được cải thiện
Theo các nhà tâm lý học, việc ngồi thiền giúp chúng ta bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Khi ngồi thiền, chúng ta có thể xem xét lại mọi sự việc một cách sáng suốt, từ đó gạt bớt được những phiền muộn, lo lắng, tăng cường sức mạnh tinh thần. Khi thiền định, cơ thể sẽ được hấp thụ những nguồn năng lượng tích cực, não bộ được nghỉ ngơi giúp phục hồi và cân bằng tâm sinh lý. Vì vậy, chúng ta dễ dàng có được một giấc ngủ ngon sau khi ngồi thiền.
Thiền giúp tăng cường miễn dịch
Thiền giúp cơ thể đối phó với stress và tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)
Những người tập yoga và thiền sẽ tăng cường khả năng phục hồi và sử dụng năng lượng của cơ thể. Quá trình này dẫn tới việc tăng cường hệ miễn dịch cũng như đối phó với stress.
Thiền giúp tâm trạng hưng phấn hơn
Thiền giúp thúc đẩy sản xuất serotonin trong cơ thể của bạn, làm cho tâm trạng của bạn vui vẻ hơn. Khi bạn thiền định kỳ vào buổi sáng, bạn sẽ thấy cơ thể tràn đầy năng lượng.
Thiền giúp hỗ trợ tuần hoàn máu
Ngồi thiền còn đi kèm với các hoạt động thở điều tiết, thở đúng cách. Trong khi thiền định, không hối thúc, thở gấp sẽ có tác dụng tới việc tuần hoàn máu trong cơ thể. Oxy, chất dinh dưỡng được chuyển tải tốt, giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu lên não, đến các đầu ngón tay, chân gây tê nhức.
Thiền làm giảm các rối loạn tâm thần và trầm cảm
Thiền giúp ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực từ đó giải phóng ta khỏi sự bế tắc với các tư tưởng tiêu cực. Thiền giúp mở rộng tâm, cho phép chúng ta nhìn mọi việc dưới góc độ khách quan và tích cực hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiền có thể hiệu quả ngang với liệu pháp hành vi nhận thức hoặc thuốc chống trầm cảm đối dành cho người bị lo âu hoặc trầm cảm.
Đau đớn do bị chuột rút sau khi "quan hệ" khiến nhiều chị em sợ hãi: Đây là những gì chị em cần biết mà tránh
Có một chủ đề liên quan đến tình dục không được thường xuyên nhắc đến, cho dù đó là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Đó chính là: Bị chuột rút sau khi "quan hệ".
Có những chuyện rõ ràng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng mỗi khi nhắc đến là không ít người đỏ mặt và ngại ngùng. Điển hình như chuyện "quan hệ vợ chồng" là một ví dụ. Cũng giống như biết bao hoạt động bình thường khác, có rất nhiều vấn đề xung quanh "chuyện vợ chồng" mà bất kì cặp đôi nào cũng tò mò muốn tìm hiểu. Thế nhưng, ngặt một nỗi, vì được xếp vào một trong những chuyện tế nhị mà không ít người né tránh nhắc đến nó.
Bàn về lợi ích của chuyện "quan hệ vợ chồng" thì khoa học đã chứng minh, hoạt động tình dục có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng và nguy cơ trầm cảm, cải thiện giấc ngủ và thậm chí cả giảm mức độ của các cơn đau... Tuy nhiên, có một chủ đề liên quan đến tình dục không được thường xuyên nhắc đến, cho dù đó là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Đó chính là: Đau do bị chuột rút (ở trong tử cung) sau khi "quan hệ".
Có những chuyện rõ ràng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng mỗi khi nhắc đến là không ít người đỏ mặt và ngại ngùng, điển hình như chuyện "quan hệ vợ chồng".
Shyama Mathews, bác sĩ phụ khoa được chứng nhận bởi hội đồng quản trị New York, chia sẻ trên trang MyDomaine rằng hầu hết phụ nữ đã trải qua loại đau này sau khi quan hệ vào một lúc nào đó trong cuộc sống của họ. "Đối với hầu hết phụ nữ, cơn đau này có thể cảm thấy tương tự như chuột rút trong kì kinh nguyệt", cô nói.
Trên thực tế, một nghiên cứu của các nhà khoa học người Anh, đăng trên Tạp chí quốc tế về sản phụ khoa, cho thấy gần 1/10 phụ nữ trải qua một số loại đau khi giao hợp (còn được gọi là Dyspareunia) trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Các phát hiện cũng tiết lộ rằng phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đau trong khi quan hệ tình dục, mà nguyên nhân thường liên quan đến khô âm đạo, lo lắng, thiếu hứng thú và các vấn đề khác. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có những yếu tố khác bên cạnh các nguyên nhân thể chất có thể góp phần gây ra các cơn đau trong khi quan hệ tình dục, bao gồm các vấn đề về cảm xúc và tâm lý.
Vì vậy, nếu gặp phải sự khó chịu này, chị em hãy tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng chuột rút sau khi quan hệ tình dục, làm thế nào để giảm đau và khi nào thì cần tới gặp bác sĩ.
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chuột rút khi quan hệ tình dục
Bác sĩ Mathews giải thích: "Một lý do lý giải cho cơn đau trong hoàn cảnh này là do tinh dịch giải phóng các chất trong tuyến tiền liệt vào tử cung gây co bóp tử cung. Nhưng điều đó chỉ đúng nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ 'hàng rào' nào, ví dụ như dùng bao cao su. Một lý do phổ biến khác là do sự kích thích cơ học của cổ tử cung và phần dưới của tử cung. Điều này kích hoạt cùng một loại co thắt".
"Một nguyên nhân khác có thể là co thắt cơ sàn chậu. Đó là khi các cơ xung quanh co thắt âm đạo hoặc chuột rút. Nếu tình trạng chuột rút hoặc đau tỏa ra lưng hoặc xuống chân thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, chẳng hạn như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung", cô nói thêm.
Bác sĩ Raquel Dardik, phó giáo sư lâm sàng của khoa sản phụ khoa tại Đại học New York, giải thích rằng kích thích bàng quang, buồng trứng hoặc tử cung do ma sát trong quan hệ tình dục có thể là nguyên do giải thích cho tình trạng tại sao phụ nữ bị đau bụng dưới sau khi quan hệ tình dục.
Nếu tình trạng chuột rút hoặc đau tỏa ra lưng hoặc xuống chân thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh nào đó.
Cách tránh chuột rút sau khi quan hệ tình dục
Để tránh những cơn đau do bị chuột rút sau khi "quan hệ", bác sĩ Mathews khuyên bạn nên thử các tư thế gây ít áp lực lên cổ tử cung trong khi khi quan hệ tình dục. Uống thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm bớt bất kỳ cơn đau nào trong hoặc sau khi quan hệ.
Ngoài ra, chuột rút tử cung cũng có thể được điều trị bằng cách đặt một miếng chườm nóng lên bụng. "Một số phụ nữ bị đau dữ dội liên quan đến co thắt cơ sàn chậu nếu thực hiện liệu pháp vật lý sàn chậu với một chuyên gia thì sẽ thấy tình trạng cải thiện rất nhiều", bác sĩ Mathews cho biết thêm.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ
"Nếu cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng, tỏa rộng ra hoặc kèm theo chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa", đó là lời khuyên của bác sĩ Mathews. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá cơn đau vùng chậu và có thể chẩn đoán cơn đau của bạn là do co thắt cơ sàn chậu, bất thường tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung...
Ngoài việc kiểm tra với bác sĩ, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thẳng thắn với bạn tình nếu gặp bất kỳ đau đớn nào trong hoặc sau khi quan hệ. Điều này sẽ giúp cả 2 tìm được hướng giải quyết trước mắt, nếu như đã thử mọi cách không có hiệu quả thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Tập thể dục có thể xua tan cảm giác lo âu, mất ngủ vì dịch Covid-19, nhưng phải vào thời điểm này trong ngày mới đạt hiệu quả cao Việc tập thể dục, dù diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào, cũng đều đem lại những lợi ích to lớn về mặt sức khỏe. Một trong số đó chính là giảm thiểu các "tác dụng phụ" do dịch bệnh Covid-19 gây ra như lo âu, mất ngủ và stress. Không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm sưng đau, giảm...