Tầm nhìn “vành đai – con đường” của Trung Quốc tại Nam Á

Theo dõi VGT trên

Theo tác giả Antara Ghosal Singh, Trung Quốc đang có tham vọng liên kết 10 nước Nam Á ở hai bên rặng Himalaya vào Sáng kiến Vành đai Con đường cùng Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21 của mình.

Để thực hiện điều này, Trung Quốc đã thành lập nhiều hành lang kinh tế, song phương hoặc đa phương trên khắp lục địa.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 1

Tuyến đường Hàng hải và Đường bộ trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Sau 5 năm đưa ra Sáng kiến Vành đai Con đường, Nam Á đang nổi lên là “khu vực ưu tiên hàng đầu” trong kế hoạch của Trung Quốc, đặc biệt với mật độ cao nhất của các dự án khai thác ban đầu. Với việc đưa Nam Á trở thành vị trí chiến lực trong điểm giao giữa Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nghĩ rằng: có chỗ đứng vững chắc tại Nam Á hay bảo đảm hòa nhập kinh tế với khu vực này không chỉ là yếu tố quyết định để củng cố sự hiện diện chiến lược của Trung Quốc tại vùng xa lục địa Á Âu – mà còn ngăn bất cứ mưu toan nào của đối thủ trong tương lai nhằm cản trở Trung Quốc tại Đông Á. Vì thế, mặc dù có rất nhiều thách thức, Trung Quốc vẫn kiên định đem tầm nhìn “vành đai – con đường” tới Nam Á.

Vậy, chính xác thì tầm nhìn Nam Á của Trung Quốc là thế nào?

Một tổ chức nghiên cứu có thẩm quyền tại Trung Quốc đã đưa ra báo cáo nhan đề “Cơ hội và Thách thức cho Sáng kiến vành đai con đường tại Nam Á”. Báo cáo này bàn thảo kỹ lưỡng về tầm nhìn dài hạn của việc khai thông vùng Nam Á thông qua Sáng kiến vành đai – con đường và theo dõi tiến trình đã thực hiện theo hướng đó cho tới nay.

Theo bản báo cáo, Sáng kiến Vành đai Con đường tại Nam Á bao gồm 4 dự án phụ: Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan ( CPEC), Hành lang Kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Ấn Độ – Myanmar ( BCIM), Hành lang xuyên Himalaya, và sự hợp tác của Trung Quốc với Bangladesh, Sri Lanka và Maldives trên Con đường tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21.

CPEC

Dự án CPEC trị giá 62 tỷ USD được coi là dự án hàng đầu với tốc độ tiến triển rất nhanh. Sau khi ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung Quốc và Pakistan năm 2013, hai nước đã nhanh chóng thiết lập Ủy ban Hợp tác chung (JCC) và đưa ra cấu trúc hợp tác “1 4″ [với Hành lang kinh tế là trung tâm cùng cảng Gwadar, năng lượng, cơ sở hạ tầng và hợp tác công nghiệp là 4 lĩnh vực chủ chốt]. Hiện tại, CPEC đã tiến tới giai đoạn khai thác ban đầu, với khoảng 20 tới 30 dự án khai thác đang được xây dựng hay đã hoàn thành. Một trong những cột mốc quan trọng là cảng Gwadar đã hoạt động, chuyển hàng hóa Trung Quốc tới Trung Đông và châu Phi. Đường cao tốc “Vịnh phía Đông Gwadar” và Sân bay Quốc tế Gwadar đang được xây dựng.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 2

Con đường Hành lang Kinh tế CPEC.

Mạng lưới vận tải mà Trung Quốc đang xây dựng trong CPEC sẽ kết nối thành phố Kashgar ở Tân Cương tới Islamabad và Lahore thông qua cao tốc Karakoram (Giai đoạn I và II), tới Multan thông qua đường M4, và tới Karachi qua đường M5. Mặt khác, 16 dự án ưu tiên về năng lượng, chiếm 76% tổng đầu tư vào hành lang kinh tế, hầu hết đều đang được xây dựng và được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm 2020. Trong khi đó, trong 29 dự án công viên công nghiệp, Khu vực Tự do Thương mại cảng Gwadar mà Pakistan đã trao quyền cho Trung Quốc sử dụng khoảng 30% đất [khoảng 280 hécta] với thời gian thuê là 43 năm, đã đi vào hoạt động. Công viên công nghiệp Haier-Ruba đang lên kết hoạch mở rộng và đầu tư nhiều hơn. Về phía Trung Quốc, các tổ chức kinh tế cấp tỉnh tại Tân Cương, Tứ Xuyên và Quảng Tây đang đẩy mạnh để liên kết với phía Pakistan.

Tuy nhiên, Trung Quốc rất muốn mở rộng phạm vi của CPEC ra ngoài Pakistan, kết nạp thêm các nước quan trọng trong khu vực. Tầm nhìn dài hạn của Trung Quốc là xây dựng một hành lang kinh tế gồm Trung Quốc – Pakistan – Ấn Độ – Iran – Afghanistan – Kazakhstan – Một dự án kết nối đa quốc gia sẽ thống trị trái tim của vùng Trung và Nam Á hay là cả lục địa Á Âu. Một điều thú vị là, mặc dù Ấn Độ là nước chỉ trích gay gắt về CPEC, nước này vẫn tiếp tục nằm trong tầm nhìn CPEC của Trung Quốc.

BCIM

Video đang HOT

Dưới “cái ô” BCIM, Trung Quốc đang phát triển 3 tuyến đường sắt và 3 cao tốc tại phía tây nam tỉnh Vân Nam. Đoạn đường của Trung Quốc trên đường sắt Trung Quốc – Myanmar (tuyến phía tây của đường sắt xuyên châu Á) đang được hy vọng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2020. Tiếp theo, đường sắt Bảo Sơn – Đằng Xung – Hậu Kiều và đường sắt Đại Lý – Thanh Thủy Hà đang xây dựng sơ bộ. Công việc xây dựng cao tốc Trung Quốc – Myanmar (bao gồm Côn Minh – Thụy Lệ, Côn Minh – Đằng Xung, Côn Minh – Thanh Thủy Hà) cũng đang vào đà.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 3

Con đường Hàng lang Kinh tế BCIM.

Các dự án quan trọng khác của Trung Quốc trong BCIM bao gồm Dự án Cầu Padma đa dụng, hành lang vận chuyển hàng hóa Côn Minh – Dhaka, đường sắt Bangladesh – Myanmar. Công việc trong những dự án này hoặc đã hoàn thiện hoặc đang được thực hiện. Hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Myanmar dài 2.800km đã được mở ra để giao thông, trừ một vài đoạn, và hai giải đua xe đã được tổ chức từ Kolkata, Ấn Độ tới Côn Minh, Vân Nam vào năm 2011 và 2013.

Trung Quốc có một tầm nhìn lớn hơn đối với hành lang BCIM. Thông qua nó, Trung Quốc muốn kết nối và hòa nhập vào các nền kinh tế của 3 khu vực địa chính trị Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Tuy nhiên, không ảo tưởng vì những bước tiến chậm chạp của việc xây dựng hành lang này, Trung Quốc mới đề xuất Hành lang kinh tế Trung Quốc – Myanmar (CMEC), sẽ bắt đầu từ tỉnh Vân Nam, mở rộng tới thành phố trung tâm Myanmar là Mandalay, tiếp theo ở phía đông tới Yangon, phía tây tới Khu vực Kinh tế đặc biệt Kyaukpyu. Có thể sau này CMEC sẽ được kết hợp vào BCIM. Nhưng cả với hình thức hiện tại của CMEC, nó có thể giúp Trung Quốc xúc tiến thương mại với các khu vực ngoài Myanmar, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh và cả những nước vùng Trung Đông thông qua đường biển, nó cũng cho phép Trung Quốc sử dụng đất của khu vực Vịnh Bengal.

Hành lang xuyên Himalaya

Kể từ chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Nepal K.P. Oli vào tháng 3.2016, Trung Quốc và Nepal đã thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ của Sáng kiến Vành đai Con đường và đã đẩy mạnh quan hệ liên kết thông qua thương mại, vận tải và viễn thông. Bước tiến triển quan trọng đã đạt được thông qua việc xây dựng các dự án then chốt như cầu cao tốc qua sông Karnali tại cảng Pulan/Yari tại Hilsa, dự án xây dựng lại đường vành đai của Kathmandu, và việc xây dựng 3 hành lang kinh tế mang tên Hành lang Kinh tế Koshi, Hành lang Kinh tế Gandaki và Hành lang Kinh tế Karnali… Trong khi đó, Trung Quốc và Nepal cũng đã ký một hiệp nghị thông quan, trong đó cả 2 phía đã đồng ý tăng số lượng tuyến đường vận chuyển quốc tế song phương từ 3 tuyến hiện có lên 12 tuyến. Thêm nữa, dịch vụ vận tải mới trên đường thường và đường sắt nối Quảng Đông, Tây Tạng và Nepal đã chính thức hoạt động, hàng hóa được chuyển đến và đi từ Trung Quốc thông qua tuyến đường này. Cả hai bên đang tìm kiếm cơ hội lập nên một Khu vực Tự do Thương mại Trung Quốc – Nepal.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 4

Hành lang Kinh tế Xuyên Himalaya.

Tầm nhìn rộng hơn của Trung Quốc chính là việc tiếp cận nền kinh tế Ấn Độ thông qua Nepal như một lối đi trực tiếp. Theo cách làm của Trung Quốc, “Hành lang xuyên Himalaya” khởi đầu từ Thành Đô, Tứ Xuyên nơi bắt đầu cao tốc Tứ Xuyên – Tây Tạng, hay đường sắt Tứ Xuyên – Tây Tạng, sẽ được mở rộng từ Tây Tạng tới Kathmandu, Nepal thông qua Ya’an, Qamdo, Lhasa và Shigatse, sau đó tới Ấn Độ nơi hành lang này sẽ kết nối với mạng lưới đường sắt Ấn Độ từ đó hình thành một con đường vận chuyển lớn giữa Trung Quốc và Ấn Độ qua Himalaya.

Phía Trung Quốc hy vọng rằng một khi hoàn thành: Hành lang Xuyên Himalaya, cùng với CPEC, Hành lang Kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Ấn Độ – Burma, sẽ hoàn toàn mở ra vùng Nam Á kết nối 10 nước ở cả 2 bên dãy Himalaya. Phía Trung Quốc tin rằng, quan hệ liên kết và liên lạc qua lại sẽ mở ra tiềm năng cho một “Khu vực tăng trưởng kinh tế xuyên Himalaya” thực sự hình thành.

Sự hợp tác của Trung Quốc với Bangladesh, Sri Lanka và Maldives trên Con đường tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21

Trung Quốc coi Bangladesh là một trục hàng hải quan trọng cũng như vùng kết nối đường bộ giữa Ấn Độ Dương và các tỉnh không có bờ biển ở vùng tây nam Trung Quốc, đặc biệt là Vân Nam. Vì thế, phía Trung Quốc coi sự tham gia của Bangladesh vào cả Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21 mang tính cốt yếu. Kể từ chuyến thăm lịch sử của ông Tập Cận Bình tới Bangladesh vào năm 2016, hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính đã đổ vào đất nước này. Đổi lại, Bangladesh trở thành quốc gia Nam Á đầu tiên chính thức tán thành Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Có những báo cáo gần đây về việc Trung Quốc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 10 tỷ USD tại Bangladesh, bao cồm Khu vực Kinh tế Công nghiệp Trung Quốc, nhà máy điện Payra, Cầu hữu nghị Trung Quốc Bangladesh số 8, Trung tâm Triển lãm Quốc tế. Hai dự án khác trong vành đai – con đường là Dự án hầm qua sông Karnaphuli, Dự án Tuyến đường sắt kết nối qua cầu Padma đang được xây dựng. Trong khi đó, trên mặt trận kinh tế và thương mại, đang có những cuộc đàm phán để thành lập khu vực tự do thương mại Trung Quốc – Bangladesh, mà phía Trung Quốc thuyết phục sẽ giảm thâm hụt thương mại của Bangladesh với Trung Quốc ở con số 15 tỷ USD.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 5

6 Hành lang Kinh tế của Trung Quốc tại Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.

Sri Lanka nằm giữa Dubai và Singapore, chia sẻ quan hệ sâu sắc quan hệ kinh tế và văn hóa với Ấn Độ, Trung Quốc đ.ánh giá tiềm năng của Sri Lanka là một điểm trung chuyển chi phí thấp quan trọng cho công tác vận chuyển và kho vận – và cũng từ triển vọng của việc bảo đảm kênh cung ứng của Trung Quốc trên đất liền. Các dự án vành đai – con đường đã hoàn thành tại Sri Lanka bao gồm: nhà máy phát điện Norocholai, đường cao tốc sân bay Colombo, Trạm Container Quốc tế Colombo (CICT) và Dự án Moragahakanda. Trong khi đó, 2 siêu dự án là Thành phố cảng Colombo và Dự án Công viên Công nghiệp và Cảng Hambantota – là hai dự án đang có rất nhiều bàn cãi về “bẫy nợ ngoại giao” của Trung Quốc, đang được xây dựng. Phía Trung Quốc cũng đang rất lạc quan về việc tăng tốc các cuộc đàm phán tự do thương mại và xây dựng Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu chung về Hàng hải và vùng bờ biển Trung Quốc – Sri Lanka.

Maldives có vị trí chiến lược nằm ngay giữa Ấn Độ Dương, tiếp cận hầu hết các thị trường của Nam Á bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka, được coi là một “giao điểm tự nhiên” trên Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21 của Trung Quốc. Sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vào tháng 9.2014, quan hệ Trung Quốc – Maldives được củng cố mạnh mẽ dưới ngọn cờ của Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21. Kể từ đó Trung Quốc tích cực tham gia xây dựng và gia tăng các hoạt động trong một loạt dự án cơ sở hạ tầng tại Maldives. Dự án lớn và mang tính biểu tượng cao nhất là Cầu Hữu nghị Trung Quốc – Maldives, khởi công vào năm 2015 và đã bắt đầu thông đường vào 30.8.2018. Các dự án khác như: đường nối Laamu, xây dựn lại và mở rộng Sân bay Quốc tế Male, mở rộng Sân bay Quốc tế Ibrahim Nasir, xây dựng các Dự án Nhà ở Phúc lợi Công cộng tại Hulhumalé… đều được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Vào tháng 12.2017, Trung Quốc và Maldives ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), gây nhiều tranh cãi trên toàn cầu và có tác động mạnh vào tình hình chính trị của Maldives cũng như quan hệ Trung Quốc – Maldives.

Kết luận

Trung Quốc nhận thức rất rõ những rủi ro khi thực thi Sáng kiến Vành đai Con đường tại Nam Á. Những thách thức phải đối đầu rất khác nhau, bao gồm sự bất ổn về chính trị và các chính sách không bền vững của các chính phủ khác nhau; mối đe dọa và bị tấn công bởi các lực lượng cực đoan; các đối thủ về địa chính trị; các rủi ro khi thực hiện bao gồm cả nợ xấu; và những hạn chế, ràng buộc về các vấn đề như môi trường, văn hóa, tôn giáo và cai trị. Tuy nhiên, đang có tranh luận những thách thức trên là một “hiện tượng bình thường” trên con đường trỗi dậy của Trung Quốc. Những khó khăn trên được coi như một món “học phí” nhỏ mà Trung Quốc cần trả để thực hiện thành công giấc mộng Trung Hoa tại Nam Á.

Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)

HTeo viettimes

Bị chỉ trích tạo bẫy nợ, Trung Quốc vẫn thúc đẩy Vành đai Con đường

Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai sáng kiến Vành đai Con đường, cho dù chương trình vấp phải ngày càng nhiều chỉ trích quốc tế.

Bị chỉ trích tạo bẫy nợ, Trung Quốc vẫn thúc đẩy Vành đai Con đường - Hình 1

Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê 1 cảng biển trong 99 năm vì không trả được nợ. (Ảnh: SCMP)

Tại một cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội thường niên tại Bắc Kinh, Uỷ viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Vương Nghị gạt bỏ những lời phàn nàn rằng kế hoạch phát triển hạ tầng liên lục địa mang tên Vành đai Con đường là một bẫy nợ, khiến các nước trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trong tuần này, sáng kiến tiếp tục gây tranh cãi sau khi có thông tin Italia trở thành nước đầu tiên trong nhóm G7 tham gia kế hoạch, một diễn biến vấp phải sự phản ứng gay gắt từ Nhà Trắng và gây quan ngại ở châu Âu.

Ông Vương Nghị đã cố gắng trấn an thế giới khi nói rằng kế hoạch này "hoàn toàn không phải bẫy nợ" và so sánh nó với một "chiếc bánh kinh tế" mà mỗi lát bánh sẽ mang lại lợi ích cho người dân địa phương.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định đây không phải một công cụ địa chính trị mà là "cơ hội cho nhiều nước phát triển cùng nhau".

Ông Vương Nghị cho biết tổng số 123 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế đã ký thoả thuận với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến.

Một hội nghị thượng đỉnh về Vành đai và Con đường sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng tới. Đó là sự kiện mà Trung Quốc hy vọng sẽ tập hợp được ủng hộ từ cộng đồng quốc tế và tô đậm các quan hệ quốc tế của nước này.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai sẽ lớn hơn cuộc đầu tiên được tổ chức cách đây 2 năm. Sự kiện lần này dự kiến có sự tham gia của cả ngàn người từ hơn 100 quốc gia, ông Vương nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã khẳng định sẽ tham dự.

Ngoài sự kiện chính, 12 diễn đàn phụ sẽ được tổ chức để tập trung bàn về hợp tác thực chất, ông Vương nói. Ông Vương cũng cho biết hội nghị sẽ được tổ chức theo hướng tập trung vào cộng đồng kinh tế.

Ông Xu Liping, nhà nghiên cứu công tác tại Viện nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Xã hội học Trung Quốc, nói rằng việc thúc đẩy sáng kiến Vành đai Con đường được coi là điều cốt lõi để thúc đẩy nỗ lực cải cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc.

"Bắc Kinh có thể thúc đẩy quan hệ đối tác gần gũi hơn với các nước khác và thúc đẩy chuyển đổi kinh tế thông qua việc thúc đẩy sáng kiến Vành đai Con đường", báo South China Morning Post dẫn lời ông Xu.

Trải qua 6 năm, việc triển khai sáng kiến đã tạo ra nhiều thách thức to lớn từ cả trong và ngoài nước cần được giải quyết nếu Bắc Kinh thực sự muốn đạt được tiến triển thực sự trong những năm tới, các chuyên gia nhận định.

Ở trong nước, đã có những hoài nghi được nói công khai rằng liệu sáng kiến này có giúp nâng cao hệ thống phúc lợi cho người dân.

Ở bên ngoài, sáng kiến bị nhiều người cho là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo bẫy nợ để những nước nhỏ hơn rơi xuống, khiến họ bị phụ thuộc vào Trung Quốc sau khi bị buộc phải vay những khoản vay đắt đỏ mà họ không thể trả để phát triển các dự án hạ tầng.

Trường hợp điển hình nhất là Sri Lanka. Nước này bị buộc phải cho Trung Quốc thuê một cảng biển trong 99 năm vì không thể trả nợ cho Bắc Kinh.

Malaysia cũng than phiền rằng các dự án thuộc sáng kiến này quá tốn kém.

Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan đã vấp phải phản đối từ Ấn Độ vì nó chạy qua một phần vùng đất Kashmir tranh chấp mà Pakistan đang kiểm soát nhưng Ấn Độ cũng đòi chủ quyền.

BÌNH GIANG

Theo TPO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"
10:03:21 16/06/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Thời tiết xấu buộc Mỹ phải chuẩn bị tháo dỡ cảng nổi ở Gaza lần thứ hai

08:02:20 16/06/2024
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng tình hình thời tiết trên biển ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ trở nên xấu hơn vào mùa thu và mùa đông sắp tới, ảnh hưởng đến t.uổi thọ và khả năng hoạt động của cảng nổi.

Bảo tàng tàu ngầm duy nhất ở châu Phi mở cửa trở lại

07:58:32 16/06/2024
Bảo tàng sẽ cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và các chương trình giáo dục cho du khách ở mọi lứa t.uổi, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch, sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và công ...

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn

Sao việt

14:27:44 16/06/2024
Thanh Hằng chia sẻ khoảng khắc khi ông xã nhạc trưởng nũng nịu, tựa đầu vào vai vợ. MC Mai Ngọc tìm được bình yên sau khi ly hôn.

Cần Thơ lần đầu xuất hiện mưa đá

Tin nổi bật

14:19:32 16/06/2024
Lượng mưa phổ biến 2 - 10mm có nơi trên 10mm. Trong mưa dông đề phòng dông sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lốc xoáy và gió giật mạnh; cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét cấp 1.

Jennie (BLACKPINK) được phong sắc danh hiệu mới, là biểu tượng của toàn cầu

Sao châu á

14:11:39 16/06/2024
Nữ nghệ sĩ thần tượng Jennie - thành viên nhóm nhạc BlackPink được truyền thông quốc tế phong cho danh hiệu biểu tượng thời trang xu hướng, được xem là người đi đầu cho những lối ăn mặc đỉnh cao. Fan rần rần đón nhận nhiệt liệt.

4 kiểu tóc tăng độ dày cho tóc thưa mỏng, "hack" gương mặt nhỏ gọn hơn

Làm đẹp

14:09:10 16/06/2024
Tóc thưa mỏng là vấn đề khiến nhiều nàng đau đầu. Tuy nhiên, các nàng có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách, một trong số đó là lựa chọn kiểu tóc phù hợp.

Màn tái ngộ của 2 ngôi sao 'Phía trước là bầu trời' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Hậu trường phim

14:03:42 16/06/2024
Từng là cặp đôi gây tiếc nuối nhất trong Phía trước là bầu trời , Đức Trí và Kiều Anh lại vào vai trái tuyến ở phim Trạm cứu hộ trái tim .

10 set đồ công sở có màu sắc nổi bật nhưng vẫn chuẩn thanh lịch giúp nàng trẻ hóa phong cách

Thời trang

13:27:16 16/06/2024
Khi xây dựng phong cách công sở, nhiều chị em có xu hướng ưa chuộng những set đồ mang tông màu trung tính làm chủ đạo.

Đang trong lúc gần gũi hết mình sau chuyến công tác xa, vậy mà lại trở thành đêm định mệnh nhất cuộc đời

Góc tâm tình

13:04:27 16/06/2024
Sau chuyến công tác về nhà tôi chỉ muốn lao vào ôm lấy vợ để thỏa nỗi nhớ mong bao ngày, vậy mà tai nạn lại xảy ra lúc nửa đêm.

Mỹ nam người Thái gốc Việt "lật kèo" g.ây s.ốc, khiến Anh Tú mặt biến sắc

Tv show

12:58:31 16/06/2024
Nanon Korapat góp phần làm cho tiết tấu của chương trình thêm kịch tính khi anh có cú quay xe chấn động khiến mọi người đều ngỡ ngàng.

Phim vừa chiếu đã được khen hài hước nhất hiện tại, nữ chính diễn đỉnh như "bị nhập"

Phim châu á

12:55:08 16/06/2024
Sau khi bộ phim Dù Tôi Không Phải Người Hùng kết thúc, đài JTBC tiếp tục kết hợp cùng Netflix cho ra mắt tác phẩm hài hước, lãng mạn mới có tên Cô Ấy Ngày Và Đêm (Miss Night and Day).

Cách nấu bún măng vịt đơn giản tại nhà, vừa ngon lại thanh ngọt dễ ăn, cuối tuần ai cũng thích

Ẩm thực

12:46:38 16/06/2024
Bún vịt thơm ngon, thanh ngọt, dễ ăn đảm bảo cả nhà sẽ thích vào dịp cuối tuần.Nếu cuối bạn chưa biết phải nấu món gì cho gia đình thưởng thức, có thể tham khảo cách nấu bún măng vịt dưới đây nhé!

Thanh Hằng "lỗ vốn" khi sắm giày mới đi diễn thời trang

Phong cách sao

12:44:41 16/06/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng là người diễn vedette cho bộ sưu tập Kiệt tác của nước của NTK Võ Công Khanh tại đêm mở màn Vietnam International Fashion Week ở Nhà thi đấu Quân khu 7, TP HCM trong bộ trang phục được thiết kế độc đáo.