Tắm nhiều lần – thói quen giải nhiệt mùa hè của bao người lại gây ra nhiều tác hại không ngờ
Tưởng chừng như là một thói quen rất vô hại mà ai cũng thường làm trong ngày hè nhưng nó lại có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Với thời tiết oi bức của những ngày hè, cơ thể chúng ta thường tiết ra rất nhiều mồ hôi. Lúc này, nhiều người thường chọn cách lao ngay vào nhà tắm và thư giãn cơ thể dưới làn nước mát lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tắm rửa quá nhiều lần trong một ngày có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe hơn bạn tưởng.
Tắm nhiều làm da dễ bị khô xỉn, nứt nẻ
Việc tắm rửa quá thường xuyên có thể dẫn đến những biểu hiện như da bị kích ứng, khô nẻ. Bởi lẽ, khi chúng ta tắm quá nhiều thì chính chúng ta đang tự hủy diệt một số vi khuẩn có lợi và làm mất đi những chất bảo vệ tự nhiên trên da, từ đó làm da bị sần sùi, khô ráp hơn.
Tiến sĩ Brandon Mitchell (trợ lý giáo sự da liễu Đại học George Washington) chia sẻ trên TIME: “Cơ thể bạn chứa một lớp dầu rất tốt, cùng những vi khuẩn có lợi để hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, việc tắm nhiều lần trong ngày là điều không cần thiết. Nếu bạn tắm quá nhiều thì những lớp dầu tốt trên da sẽ bị loại bỏ và khiến làn da trở nên khô xỉn, nứt nẻ hơn”.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên tắm với những loại xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa cao thì làn da của bạn lại càng dễ bị tổn thương hơn.
Video đang HOT
Tắm nhiều làm tăng nguy cơ ung thư da
Theo nghiên cứu về da của nhóm bác sĩ thuộc Đại học bang Mexico, việc tắm quá nhiều, đặc biệt là tắm với nước lạnh bằng vòi hoa sen xối thẳng xuống người có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Bởi họ đã nghiên cứu thấy, những động tác kì cọ, chà xát mạnh trên da, dùng vòi sen xối mạnh lên da trong lúc tắm có thể làm tổn thương bề mặt da, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào sâu bên trong da.
Khi bạn dùng thuốc bôi để chữa lành các bệnh ngoài da thì nó sẽ góp phần làm cho da mất đi tính đề kháng vốn có, từ đó dẫn tới tình trạng da dễ bị kích ứng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Tắm nhiều khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng
Theo chuyên gia, tiến sĩ Elaine Larsen của Đại học Columbia, việc tắm mỗi ngày cũng có thể làm giảm quá trình hydrat hóa trên da, từ đó khiến làn da dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Trên thực tế, việc tắm rửa sẽ chỉ giúp loại bỏ mùi hôi trên cơ thể nên dù bạn có tắm nhiều lần trong ngày thì nó cũng không thể gột rửa sạch được vi khuẩn hoàn toàn. Hậu quả là bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng hoặc mắc bệnh eczema nếu tắm quá nhiều.
Qua đây, dù mùa hè có nóng bức đến mấy thì bạn cũng chỉ nên tắm từ 1 – 2 lần/ngày. Thời lượng tắm không nên quá 10 phút và nếu cả gội đầu thì không nên quá 30 phút. Ngoài ra, hãy chú ý tới việc giặt đồ sạch sẽ. Bởi lẽ, quần áo lấy đi bụi bẩn, mồ hôi và dầu trên người chúng ta nhiều hơn khi chúng ta tắm. Do đó, việc thường xuyên giặt đồ, thay mới ga gối sẽ giữ cho môi trường xung quanh bạn luôn sạch sẽ, tươi mới hơn.
Source (Nguồn tham khảo): Time, Health, Daily Mail
Theo Helino
Chỉ dùng khăn tắm sau khi tắm rửa sạch sẽ, vậy khăn có dơ không?
Bạn chỉ sử dụng khăn của bạn sau khi tắm rửa sạch sẽ, vì vậy nó không thể bị bẩn, bạn có nghĩ như vậy không? Không đúng đâu.
Shutterstock
Tiến sĩ, giáo sư lâm sàng về bệnh lý học và vi trùng học tại Trường Y khoa của Đại học New York (Mỹ), ông Tierno, cho biết nó sẽ dính vi khuẩn xung quanh, theo Reader.
Một khi những vi khuẩn ở đó, chúng sẽ bắt đầu nhân lên. Đây là cách tiếp tục phát triển khi bạn sử dụng khăn một lần nữa ngày này qua ngày khác, Chuck Gerba, tiến sĩ, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Mỹ) nói.
Một nghiên cứu do tiến sĩ Gerba làm trưởng nhóm đã phát hiện khăn lau tay đã qua sử dụng có vi khuẩn coliform gấp 1.000 lần so với khăn mới mua, theo Reader.
Vi khuẩn thích môi trường tối, ẩm ướt, vì vậy chúng sẽ phát triển mạnh trong phòng tắm ướt với cánh cửa đóng kín. Khăn là một trong những điểm nảy mầm hàng đầu trong phòng tắm và nhà vệ sinh.
Lau mặt bằng một chiếc khăn bẩn, bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Aaron Glatt, phát ngôn viên của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ và Chủ tịch y học và dịch tễ tại Bệnh viện Cộng đồng Nam Nassau (Mỹ), nói chính vi trùng đã khiến bạn phát bệnh, và bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh khi dùng chung khăn tắm, theo Reader.
Nếu là người dễ nổi mụn, và dùng khăn bẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da bạn và gây ra mụn.
Tiến sĩ Gerba và tiến sĩ Tierno khuyên nên giặt khăn tắm hai hoặc ba ngày một lần. Để lâu hơn thì khăn sẽ trở nên bẩn. Giữa các lần giặt, sẽ cắt giảm sự phát triển của vi khuẩn do để khăn khô hoàn toàn. Thay vì gấp nó, nên treo lên trên thanh. Diện tích bề mặt càng mở ra thì khăn sẽ càng khô, theo Reader.
Theo Thanh niên
Không nên tắm ngay sau phút 'lâm trận' Vừa ân ái xong chị Hoa tắm nước ấm. Nhưng chị cảm thấy choáng váng, tim đập nhanh, hơi thở gấp và cảm giác rất khó chịu, kiệt sức. Là vợ chồng mới cưới được 1 tháng nay nên anh Dũng - chị Hoa vẫn còn rất lóng ngóng trong chuyện "giường chiếu". Một trong những sai lầm mà người vợ này hoảng...