Người phụ nữ bị khàn giọng cứ ngỡ do nói to tiếng, nhưng không ngờ là mắc bệnh ung thư phổi
Cô Lý có thói quen nói to nên nghĩ rằng khàn giọng là điều bình thường. Nhưng chỉ tới khi thấy bệnh không giảm, đi khám cô mới biết mình bị ung thư phổi.
Cô Lý (52 tuổi) sống tại Hồ Bắc, Trung Quốc. 3 tháng trước, cô Lý bị khàn giọng, nhưng vì vốn có thói quen nói to nên cô nghĩ rằng khàn giọng là điều bình thường.
Sau 2 tuần, cô Lý cảm thấy nói năng khó khăn, cổ họng khó chịu nên nghĩ mình bị cảm sốt và mua thuốc uống. Cô Lý uống thuốc khoảng 1 tuần, nhưng triệu chứng không thuyên giảm nên theo lời khuyên của con gái đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hứa Qua, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Wuhan No.4 Hospital tiến hành nội soi phế quản, chụp CT ngực và sinh thiết phổi xác định cô Lý mắc bệnh ung thư phổi.
Nhiều người thường có triệu chứng đau họng, khàn giọng, sau cùng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Tại sao ung thư phổi gây ra những triệu chứng này?
Bác sĩ Hứa Qua cho biết: “Thật ra, 3 tháng trước người bệnh bị khàn giọng là tín hiệu cơ thể cảnh báo bệnh ung thư phổi. Khối u chèn ép thanh quản là nguyên nhân khiến người bệnh khàn giọng.
Nếu bạn đột nhiên bị khàn giọng không rõ nguyên nhân thì cần đến bệnh viện khám và tiến hành nội soi phế quản. Bạn cũng có thể bị khàn giọng khi mắc bệnh cảm sốt, nhưng triệu chứng sẽ biến mất sau 3 – 5 ngày, riêng bệnh ung thư phổi thì triệu chứng khàn giọng sẽ không thuyên giảm, thậm chí bạn có thể bị ho khi uống nước”.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?
Video đang HOT
Trường hợp mắc bệnh ung thư phổi thường gặp ở những người hút thuốc lá chủ động hoặc hít khói thuốc thụ động.
Nhóm đối tượng thứ 2 là những người nhiễm hóa chất độc hại, thường làm việc trong môi trường nhà máy hóa chất.
Nhóm đối tượng thứ 3 là những người sống trong khu vực có khí hậu ô nhiễm, chẳng hạn như các khu công nghiệp hoặc nơi có sương mù vì ô nhiễm.
Nhóm đối tượng thứ 4 là người mắc bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh lao phổi hoặc giãn phế quản, bởi khoảng thời gian dài người bệnh mắc bệnh viêm mạn tính sẽ gây kích thích biến thành bệnh ung thư Nhóm đối tượng thứ 5 là do gen di truyền hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Biện pháp nào có thể ngăn ngừa bệnh ung thư phổi?
Biện pháp ngăn ngừa tốt nhất là bỏ thuốc lá và tránh trở thành người hít khói thuốc thụ động. Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, đặc biệt là chất phóng xạ. Ăn rau củ và trái cây tươi để tăng cường hệ miễn dịch. Vận động điều độ sẽ giúp cơ thể của con người khỏe mạnh.
Sai lầm nhiều người bệnh mắc phải: Khối u lành tính không cần điều trị
Nhiều người nghĩ rằng khối u lành tính không cần can thiệp dao kéo, đợi khối u phát triển rồi mới tiến hành điều trị. Thông thường, nếu bạn cắt bỏ khối u lành tính thì bạn có thể sống khỏe mạnh như người bình thường. Nhưng nếu bạn không tiến hành cắt bỏ khối u lành tính, theo thời gian khối u lành tính sẽ biến tính trở thành khối u ác tính. Khi thời điểm đó xảy ra, cho dù bạn cắt bỏ khối u ác tính thì khả năng tái phát vẫn rất cao. Bởi vậy cho dù là khối u lành tính hoặc ác tính thì bạn cần phải tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo Sina/afamily
Viêm họng kéo dài kèm tức ngực, tưởng ung thư phổi hóa ra lại vì lý do không thể ngờ
Thấy cổ họng bị đau rát, anh Hải nghĩ do viêm họng. Nhưng tình trạng kéo dài, anh còn cảm giác thức ăn kẹt trong thực quản, khó nuốt, đôi khi tức ngực. Anh rất sợ bị ung thư phổi nên đi tầm soát lại không tìm ra bệnh...
Cách đây 5 tháng, anh Hải (43 tuổi, Hà Nội, đã đổi tên) thấy cổ họng như bị rát, đau. Nghĩ uống bia kèm đá lạnh quá nhiều nên bị viêm, khàn giọng, anh Hải còn cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc.
Uống kháng sinh chống viêm mãi không khỏi, anh Hải càng khó chịu hơn khi thấy liên tục ợ nóng, tức ngực, đôi khi cảm giác này lan ra cổ họng. Lo bị ung thư phổi, anh đi chụp X-Quang tim phổi, nội soi đủ kiểu nhưng không phát hiện bệnh.
BS Lê Việt Khánh khám và tư vấn cho một bệnh nhân.
Sáng 22/6, anh Hải đến Bệnh viện Việt Đức khám để mong biết vì sao hay ợ chua, tiết nhiều nước bọt. Sau khi cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, BS Lê Việt Khánh, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức, cho biết, anh Hải bị viêm thực quản trào ngược.
Anh Hải rất ngạc nhiên, vì anh không hề nghĩ viêm họng lại liên quan thực quản. Trên thực tế, viêm họng, khàn giọng là một trong số dấu hiệu của bệnh này, rất nhiều người không nghĩ đến. Hầu hết bệnh nhân mắc chứng này đến viện khám dạ dày đều đã uống kháng sinh trị viêm họng dài ngày mà không đỡ.
Từ sáng sớm, đông bệnh nhân đến đăng ký tham gia chương trình khám, tư vấn miễn phí bệnh lý dạ dày thực quản
Theo BS Khánh, do dấu hiệu của bệnh lý này rất nghèo nàn nên đôi khi cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân thường chỉ quan tâm đến bệnh lý của đường hô hấp chứ ít khi chú ý đến bệnh lý của đường tiêu hóa. Chỉ đến khi bệnh nhân kể thường có các dấu hiệu như ợ hơi, ợ chua nóng ran, tức ngực, khó thở và có cảm giác đau rát ở giữa ngực... lúc này nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lý đường tiêu hoá, bác sĩ mới chỉ định nội soi thực quản, dạ dày.
Theo bác sĩ Khánh, trào ngược dạ dày có thể do căng thẳng, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, do viêm loét dạ dày... gây tăng tiết axit dịch vị kích thích trào ngược. Bệnh lý này cũng gặp khá nhiều ở nhóm đối tượng làm việc văn phòng (công sở), môi trường làm việc, học tập căng thẳng, áp lực.
Tại buổi khám và tư vấn miễn phí bệnh lý dạ dày, thực quản ngày 22/6 được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Việt Đức, rất đông bệnh nhân, trong đó không ít trẻ em, đến với các triệu chứng rối loạn chức năng tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày cấp, mãn tính; rối loạn ruột kích thích, đầy bụng khó tiêu... Có những em chỉ mới 7-10 tuổi đã có "thâm niên" nhiễm vi khuẩn HP vài năm, có táo bón mãn tính kéo dài, viêm dạ dày...
Theo TS Dương Trọng Hiền, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trung bình mỗi ngày khoa khám khoảng 20 trường hợp liên quan đến bệnh lý dạ dày, trong đó mỗi tuần có khoảng 5 trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Đa phần bệnh nhân đến khám với triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh cảnh viêm dạ dày cấp tính.
TS Dương Trọng Hiền khám cho một bé gái 7 tuổi mắc bệnh lý dạ dày
Hiện các bệnh lý về dạ dày thực quản gia tăng nhiều phần lớn do chế độ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm; sử dụng đồ uống kích thích, có cồn; stress trong công việc; sử dụng thuốc do điều trị bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp... gây nên rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc kéo dài hoặc dùng không đúng chỉ định.
TS, BS Dương Trọng Hiền cho biết, các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày thực quản... là những bệnh lý thường gặp nhưng dễ bỏ sót với các triệu chứng không điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau bụng, đau tức ngực, khó nuốt, ho kéo dài...
40% người trong độ tuổi lao động mắc bệnh lý này do tần suất thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và đặc biệt là việc gia tăng áp lực trong công việc. Trong đó, ban đầu mọi người chủ quan nghĩ chỉ là rối loạn chức năng tiêu hóa bình thường nhưng không ý thức để thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi ăn uống, giảm stress...
"Rối loạn tiêu hóa thường xuyên liên quan chế độ ăn uống hoặc do chế độ nghỉ ngơi. Đa phần cơ thể tự điều chỉnh và đi qua nhanh. Tuy nhiên khi tần suất gặp nhiều mà không được khám và giải quyết nguyên nhân cụ thể sẽ dẫn tới tổn thương thực thể, khiến việc điều trị khó khăn hơn", TS Hiền nói.
Theo đó, nếu quá trình rối loạn tiêu hóa không được xử lý sẽ trở thành vòng xoáy bệnh lý. Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị trào lên khoang miệng làm mòn men răng, gây ê buốt răng, viêm họng mãn tính. Tổn thương ở thực quản viêm trợt nếu không điều trị kéo dài sẽ gây loạn sản, tổn thương dạng tiền ung thư. Với dạ dày - tá tràng, viêm cấp tính dễ điều trị nhưng nếu đã viêm mãn tính thì việc điều trị khó khăn hơn.
Võ Thu
Theo giadinhnet
Cô gái trẻ qua đời sau 5 ngày phát hiện ung thư, lời cảnh báo của chuyên gia Khi được chẩn đoán bị ung thư phổi tình trạng của bệnh nhân đã vô cùng nặng, không còn thời gian để phẫu thuật và hóa trị. Chỉ trong 5 ngày, hơi thở của cô gái trẻ dần yếu đi và qua đời. Ho, khó thở, sốt là những chứng bệnh nhỏ bình thường trong cuộc sống, nhưng đôi khi, ho kéo dài...