Tại sao nhiều người đắp mền khi ngủ, cả khi trời nóng?
Một chiếc mền có thể giúp điều chỉnh cơ thể để ngủ ngon hơn.
Shutterstock
Nhiệt độ bên ngoài lên tới 40 độ C và bạn chuẩn bị đi ngủ. Đột nhiên, bạn nhận ra đã quên một thứ gì đó và phải dậy đi lấy mền.
Nếu bạn không thể ngủ khi không đắp mền, ngay cả trong những đêm cực kỳ nóng, thì hãy biết rằng có rất nhiều người giống như bạn, theo Deccan Chronicle.
Tại sao ngủ đắp mền lại dễ có giấc ngủ ngon?
Sau đây là câu trả lời: Tất cả là do nhiệt độ.
Ellen Wermter, đại diện của Hiệp hội Better Sleep, ở Virginia (Mỹ), cho biết nhịp điệu sinh học của con người gắn liền với nhiệt độ, và nhiệt độ cơ thể giảm xuống ngay trước khi ngủ.
Cơ thể bảo tồn năng lượng cho việc thực hiện các chức năng khác trong cơ thể, như tiêu hóa chẳng hạn. Do đó, nhiệt độ cơ thể có xu hướng giảm liên tục trong suốt thời gian ngủ. Việc đắp mền giữ cho nhiệt độ cơ thể không xuống quá thấp, giúp không bị thức giấc, theo Deccan Chronicle.
Tại sao khi trời nóng nhiều người vẫn đắp mền?
Khi trời nóng, đắp mền có thể gây rắc rối vì mọi thứ hoạt động ngược lại, và mền giữ nhiệt cho cơ thể. Khi cơ thể nóng lên, nó sẽ đẩy nhiệt độ lên cao hơn và tạo ra một lò hơi bên trong cái mền.
Lúc đó giải pháp dễ dàng để giữ mát và ngủ ngon hơn là “đạp mền” ra. Nhưng dù có đổ mồ hôi và khó chịu đến đâu, nhiều người vẫn không thể rời bỏ cái mền.
Họ có thể ngâm mình trong nước lạnh trước khi phủ mền lên, hoặc thò một chân ra ngoài, hoặc đặt một cái quạt trực tiếp ở cạnh giường. Thậm chí chỉ đắp nửa thân trên. Nhưng bảo bỏ hẳn cái mền ra khỏi người, thì nhất định không chịu.
Tại sao phải đắp mền như vậy, trong khi nếu bỏ mền ra, họ sẽ ngủ ngon hơn?
Video đang HOT
Cơ thể đã quen với việc xem nhiệt độ thấp, và kèm theo đó là động tác đắp mền, đều là những dấu chỉ báo hiệu của giấc ngủ. Vì vậy, cho dù bên ngoài trời có nóng, khi nhiệt độ bên trong cơ thể giảm xuống, cơ thể chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, họ sẽ tự động muốn đắp mền, theo Deccan Chronicle.
Tương tự như việc giảm nhiệt độ cơ thể là một dấu hiệu cho giấc ngủ bắt đầu, thì việc kéo mền lên khi buồn ngủ cũng vậy. Các chuyên gia gọi những tín hiệu này là mối liên quan cho sự khởi phát của giấc ngủ.
Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, não sẽ tự động ra hiệu cho bạn đắp mền theo phản xạ tự nhiên. Đó là một phần của thói quen. Và nếu không làm vậy, bộ não sẽ cảm thấy thiếu một điều kiện gì đó để có thể ngủ và bạn có thể cảm thấy khó chìm vào giấc ngủ, cô Wermter cho biết, theo Deccan Chronicle.
Vì vậy, ngủ đắp mền thì nóng quá, nhưng nếu không đắp mền thì não sẽ cảm thấy còn thiếu gì đó để ngủ.
Còn một lý do nữa
Trong giấc ngủ mắt chuyển động nhanh gọi là giấc ngủ REM – là giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ, nồng độ serotonin trong não giảm xuống. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác bình an, giáo sư Sanam Hafeez, từ Đại học New York Smith Columbia (Mỹ) cho biết.
Việc sử dụng mền, đặc biệt là ở những người đầy đặn, dẫn đến mức serotonin cao hơn, có nghĩa là chúng có thể giúp ngủ ngon hơn.
Có thể là trọng lượng của mền tạo hiệu ứng như được ôm ấp, gây ra sự kích thích áp lực sâu kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm, có khả năng làm tăng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh làm tăng tâm trạng và mức serotonin ở một số người, theo Huff Post.
Tuy nhiên, việc đắp mền giúp ngủ ngon bao nhiêu thì cũng phá giấc ngủ bấy nhiêu nếu trời nóng nực.
Vậy phải làm sao?
Thử một chiếc mền làm mát và dày
Mền được thiết kế để giữ mát nhưng vẫn dày, giúp cơ thể cảm giác được ôm ấp mà không bị nóng.
Hoặc mền bằng vải thun lycra.
Theo các chuyên gia, nó có thể mang lại cho bạn cảm giác được ôm ấp mà không cần một cái mền dày.
Mền tre cũng có thể giúp
Mền tre ấm áp, nhưng vẫn di chuyển nhiệt ra khỏi cơ thể.
Theo Thanh niên
Cụ ông 70 tuổi bị suy tìm chỉ vì một bát chè đậu xanh nhưng hung thủ thật sự lại khiến nhiều người bất ngờ
Cụ ông 70 tuổi nhập viện vì chè đậu xanh nhưng lại bất ngờ được bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khác.
Một đêm nọ, ông Shen 71 tuổi, Hạnh Tập, Hà Bắc, Trung Quốc cảm thấy bị bị khô miệng nên đã lấy một bát chè đậu xanh đá từ trong tủ lạnh để ăn.
Nhưng chẳng ai ngờ tới, một lúc sau, ông Shen đột nhiên xuất hiện tình trang tức ngực, khó thở, đổ mồ hôi liên tục, không thể nhìn thẳng nên người nhà đã đưa ông tới Bệnh viện Hòa bình Quốc tế (Đài Loan) và được chẩn đoán bị suy tim cấp tính.
May mắn đã mỉm cười với ông vì được cấp cứu kịp thời nên không lâu sau tình trạng cũng dẫn ổn định, nhưng người thân chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì các bác sĩ nói với gia đình ông Shen một thông tin: "2 mạch máu chính của ông Shen bị tắc hoàn toàn, tình trạng đang chuyển biến phức tạp hơn và hiệu quả từ việc điều trị bằng thuốc không mấy rõ ràng. Bởi vậy cần chuyển ông Shen đến bệnh viện tuyến trên để kiểm tra thêm và xem xét phẫu thuật".
Ông Shen bất ngờ bị suy tim sau khi ăn một bát chè đậu xanh được lấy ra từ tủ lạnh của nhà mình. (Ảnh: Sohu).
"Hung thủ" thật sự đến từ một thói quen xấu
Khi được bác sĩ Yan Leisheng, Trưởng khoa Tim mạch của bệnh viện thăm hỏi, ông Shen kể vào năm 2016, thỉnh thoảng ông bị tức ngực và khó thở, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc nằm. Khi cảm thấy tình trạng nặng hơn, ông đã đến các bệnh viện cơ sở địa phương để khám và được chẩn đoán là cao huyết áp.
Mặc dù ông Shen đã dùng thuốc hạ huyết áp trong một thời gian dài, nhưng các chỉ số về lượng đường trong máu và lipid máu vẫn rất cao.
Tuy nhiên, do cảm thấy cơ thể vẫn luôn khoẻ mạnh và không có vấn đề gì nghiêm trọng nên ông không kiểm soát vấn đề ăn uống của mình, mỗi ngày vẫn uống vài cốc rượu theo thói quen cũ nên các mạch máu của ông dần bị tắc nghẽn.
Các bác sĩ cho biết, đối với tình trạng hiên tại của ông Shen thì cần phải phẫu thuật mở ngực, nếu không sẽ có thể bị suy tim nặng hơn, rối loạn nhịp tim, vỡ tim hoặc thậm chí tử vong đột ngột.
Khó khăn trong việc điều trị
Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ Yan Leisheng cho biết, ông Shen bị hẹp động mạch vành trái và tắc nghẽn mạn tính động mạch vành phải, mặc dù rất tình trạng rất phức tạp nhưng không nhất thiết phải tiến hành phẫu thuật mở ngực vì các tổn thương phức tạp, rất có khả năng các biến chứng như tụ máu, thiếu máu cục bộ cấp tính, nhồi máu cơ tim cấp và chèn ép màng ngoài tim đe dọa tính mạng trong quá trình phẫu thuật nên ông Shen sẽ được điều trị bằng biên pháp can thiệp mạch vành.
Ông Yan Leisheng, Trưởng khoa Tim mạch.
Nhưng ông Shen phải trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn để mở và can tiệp vào động mạch vành.
Sau một thời gian hồi phục, chứng đau thắt ngực, khó thở và các triệu chứng khác của ông Shen đã hoàn toàn biến mất và có thể sinh hoạt một cách bình thường.
Ông Shen phải trải qua hai cuộc phẫu thuật để mở và can thiệp vào động mạch vành.
Những rủi ro của việc lam dụng rượu bia đến sức khoẻ:
- Rối loạn não: Uống rượu quá mức gây co rút (teo não) ở một số khu vực nhất định của não, do đó gây ra tình trạng mất trí nhớ và các triệu chứng khác liên quan đến chứng mất trí. Một số ảnh hưởng khác như mất chức năng điều hành, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Trầm cảm và động kinh cũng được gây ra bởi uống rượu trong thời gian dài. Một số thuốc như thuốc chống động kinh cũng không hoạt động ở những người nghiện rượu nặng.
- Hệ thần kinh: Rượu tạo ra một ảnh hưởng độc hại lên dây thần kinh, do đó gây ra chứng thần kinh do rượu. Trong tình trạng này, có sự yếu cơ nói chung dẫn đến các vấn đề về không kiểm soát, táo bón và rối loạn chức năng tình dục.
- Nguy cơ mắc bệnh tim: Các cơ tim bị suy yếu, dẫn đến bệnh cơ tim. Uống rượu có thể làm tăng huyết áp và đột quỵ. Những bất thường như nhịp tim và rung tâm thất (co giật trong buồng tim), phát triển cục máu đông, dẫn đến mất ý thức và tử vong nếu không được điều trị khẩn cấp.
- Gan: Xơ gan ở gan là chứng bệnh phổ biến ở những người nghiện rượu, mặc dù cả những người nghiện vừa và nặng đều dễ mắc bệnh này, vì những lý do không rõ. Gan thường xuyên tiếp xúc với chất độc từ rượu, do đó trở nên bị sẹo đến mức không thể hoạt động. Cấy ghép gan vẫn là phương án duy nhất.
(Nguồn: Sohu)
Theo afamily
Đôi vợ chồng như 'xác sống' do nhiễm ký sinh trùng Hai vợ chồng sưng mặt, lở loét miệng, cảm giác vật vờ như xác sống do bị nhiễm ký sinh trùng dientamoeba fragilis. Stacey Barnes, 32 tuổi và chồng là Ryan Prigg, 39 tuổi, ở Australia, cùng hai con đi du lịch Thái Lan. Sau khi ăn món pad Thái, cả hai cảm thấy mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi và run rẩy....