Tại sao nhiều đ.ứa t.rẻ học tập chăm chỉ nhưng điểm số vẫn thấp?

Theo dõi VGT trên

Có thể trẻ đang rơi vào tình trạng ‘nỗ lực giả’.

Cha mẹ nào cũng muốn con lớn lên thành công, giỏi giang, không ai muốn con trở thành “học sinh yếu kém”, năng lực tầm thường cả. Cũng vì vậy, nhiều cha mẹ có những yêu cầu khắt khe với việc học tập của con.

Tuy nhiên kết quả của con cái không phải lúc nào cũng như ý muốn của cha mẹ. Có những em đã học tập rất chăm nhưng điểm số vẫn kém, thậm chí còn không bằng những bạn lười biếng hơn. Điều này khiến phụ huynh hoang mang, không hiểu nguyên do tại sao? Vậy nguyên nhân sâu xa của hiện trạng này là gì?

Do phương pháp học tập có vấn đề, làm nhiều việc vô ích

Trong học tập, mỗi giai đoạn là khác nhau. Ở tiểu học, hầu hết trẻ có thể đạt điểm cao bằng cách dựa theo công thức. Tuy nhiên ở cấp THCS, chỉ dựa vào điều này thì không thể cải thiện được điểm số. Càng lên cấp cao, trẻ càng phải vận dụng nhiều tư duy logic.

Nếu trẻ luôn áp dụng một phương pháp học tập xuyên suốt quá trình, trong tất cả các giai đoạn thì dù có chăm chỉ đến đâu cũng không đạt được kết quả học tập tốt. Nếu phương pháp học tập có vấn đề thì cũng tương đương với việc học nhiều đến mấy cũng vô ích.

Tại sao nhiều đ.ứa t.rẻ học tập chăm chỉ nhưng điểm số vẫn thấp? - Hình 1

Thừa nhận rằng đầu óc trẻ không linh hoạt

Sẽ luôn có một hoặc hai học sinh trong lớp học không tốt, không phải vì các em không thích học hay vì các em không chăm chỉ mà là đầu óc của trẻ kém linh hoạt hơn các bạn khác, bất kể áp dụng phương pháp học gì.

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ phải nhìn nhận việc trí óc, tài năng học tập của trẻ chỉ ở mức trung bình. Ở bậc tiểu học, trẻ có thể vẫn ổn, nhưng lên các cấp cao hơn mới thấy rõ sự sụt giảm thành tích. Bởi vì các cấp học cao hơn, tư duy logic càng cao hơn. Các dạng bài tập đòi hỏi người học phải suy luận nhiều thì mới ra đáp án.

Lý do quan trọng nhất, đó là sự “nỗ lực giả”

Ngày nay, dưới hình thức giáo dục theo định hướng thi cử, nhận thức chung của nhiều học sinh là phải vào đại học để hoàn thành nguyện vọng của cha mẹ. Dù dành nhiều thời gian cho việc học, nhưng trẻ học không vì niềm đam mê, yêu thích thực sự mà là vì kỳ vọng của cha mẹ. Trong mắt cha mẹ, giáo viên, trẻ có vẻ rất chăm chỉ, nỗ lực, nhưng thực chất là sự “nỗ lực giả”, không xuất phát từ mong muốn cá nhân.

Theo các chuyên gia giáo dục, sự “nỗ lực giả” còn khủng khiếp hơn là không nỗ lực và có thể làm tổn thương chính con trẻ.

Video đang HOT

Tại sao “nỗ lực giả” lại kinh khủng như vậy, bởi vì nỗ lực giả là một loại “tự lừa dối bản thân”. Trẻ “nỗ lực giả” để lừa dối tất cả mọi người, có thể phát huy trong các kỳ thi bình thường, nhưng không thể trở thành động lực thực trong kỳ thi đại học.

Trong cuộc sống, có không ít học sinh “nỗ lực giả”. Các em biết rõ điều rõ, nhưng điều đáng buồn nhất là vẫn chấp nhận với tình trạng đó. Có một số biểu hiện cho thấy, trẻ đang “nỗ lực giả”:

- Trẻ không nghiêm túc trong lớp, luôn thức khuya sau giờ học và đắm mình trong những câu hỏi.

- Trẻ làm theo những gì người khác làm, không thực sự suy ngẫm về việc học của mình. Dù trẻ có mang thật nhiều sách mỗi khi đi học thì kết quả cũng chẳng đến đâu.

- Không bao giờ nghĩ suy nghĩ về bài giảng, chỉ chăm chăm chép bài trong lớp.

- Trẻ chưa bao giờ đọc các câu hỏi ví dụ và câu hỏi cơ bản trong sách giáo khoa.

Việc học cần xuất phát từ sự yêu thích thực tâm thì trẻ mới có thể nhanh chóng tiến bộ, đạt được kết quả tốt. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần đồng hành, theo dõi quá trình học tập của trẻ. Nếu thấy những biểu hiện “nỗ lực giả” thì cần ngồi xuống nói chuyện với con để cùng tìm ra giải pháp khắc phục.

Khủng hoảng điểm số khi nhiều đại học bỏ ACT và SAT

Thành tích học tập của học sinh tại Mỹ sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi nhiều trường đại học không còn dùng ACT và SAT làm chuẩn đầu vào.

Khủng hoảng điểm số khi nhiều đại học bỏ ACT và SAT - Hình 1

Thành tích của học sinh Mỹ sụt giảm trong 5 năm gần đây. Ảnh: NBC News.

Cuộc khủng hoảng giáo dục công lập tại Mỹ đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Việc quyết định từ bỏ điểm SAT và ACT của nhiều trường đại học cũng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vì yêu cầu các trường trung học ra tay xử lý vấn đề, các trường đại học lại làm ngơ.

Kịch bản ảm đạm nhất đang xảy ra với học sinh Mỹ, khi điểm thi ACT đang ở mức thấp nhất trong 30 năm. Điểm môn Toán và môn Đọc của học sinh lớp 4 và lớp 8 tại nước này cũng ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng.

Những điều này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, kêu gọi các trường phải can thiệp vào hệ thống giáo dục trung học, đồng thời kêu gọi các trường đại học khôi phục các tiêu chuẩn đầu vào như ACT và SAT.

Thành tích giảm từ năm 2018

Học online trong đại dịch là một "thảm họa" đối với học sinh ở mọi lứa t.uổi. Tuy nhiên, tình trạng kết quả học tập giảm sút đã xảy ra từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Cụ thể, kể từ năm 2018, điểm ACT trung bình tại Mỹ giảm dần theo từng năm. Tỷ lệ học sinh không đủ điều kiện để vào đại học (do điểm Tiếng Anh, Toán, Đọc, Khoa học quá thấp) đã tăng 7%.

Ngoại trừ học sinh châu Á, học sinh ở các chủng tộc khác đều có thành tích kém hơn so với học sinh năm 2018 trở về trước.

Các học sinh tốt nghiệp trung học năm 2022 có điểm ACT trung bình là 19,8/36. Đây là lần đầu tiên điểm trung bình của ACT rớt xuống dưới 20 điểm từ năm 1991.

Theo thống kê, khoảng 22% học sinh đạt đủ điểm ở thi 4 môn Tiếng Anh, Toán, Đọc, Khoa học. Tỷ lệ thí sinh có điểm thi các môn không bằng điểm chuẩn đã tăng từ 38% vào năm 2021 lên 42% vào năm 2022.

Khủng hoảng điểm số khi nhiều đại học bỏ ACT và SAT - Hình 2

Học sinh cần được tham gia các kỳ thi để được thử thách, cọ xát nhiều hơn. Ảnh: New York Times.

Học sinh tiểu học và THCS cũng gặp tình trạng tương tự. Từ trước đại dịch, kết quả học tập của các em đã bắt đầu giảm. Đến năm 2022, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Năm nay, kết quả National Assessment of Educational Progress (NAEP - Đ.ánh giá Tiến bộ Giáo dục Quốc gia - PV) cho thấy kết quả môn Toán của học sinh lớp 4 và lớp 8 thấp kỷ lục.

Chỉ khoảng 1/4 học sinh lớp 8 đạt điểm ở mức độ thông thạo môn toán. 3 năm trước, con số này là 1/3.

Theo ông Michael R. Bloomberg, nhà sáng lập Bloomberg, các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống trường công của Mỹ hiện không giúp học sinh trang bị kiến thức và kỹ năng để vào đại học và tìm kiếm việc làm.

Tình trạng này đang tệ dần theo thời gian nhưng các trường đại học lại làm ngơ, giả vờ không nhận thấy.

Kể từ năm 2020, số trường đại học ngừng sử dụng điểm ACT hoặc SAT làm chuẩn đầu vào đã tăng gần gấp đôi, tức là hơn 1.800 trường. Nhiều trường trong số này là những đại học danh tiếng tốp đầu như Đại học Harvard, Đại học Cornell, Đại học Yale...

Kết quả, học sinh không còn bận tâm đến việc tham gia các kỳ thi. Từ năm 2018 đến nay, số học sinh lớp 12 tham gia ACT đã giảm gần 30%, dù tổng số thí sinh nộp hồ sơ vào đại học tăng lên.

ACT và SAT cần được hồi sinh

Những người theo chủ nghĩa "bài trừ thi cử" từ lâu đã khẳng định rằng việc dừng sử dụng điểm thi SAT và ACT trong các kỳ tuyển sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những thí sinh có thu nhập thấp, những thí sinh ít được tiếp cận với các khóa học, luyện thi hoặc dạy kèm đắt t.iền.

Tuy nhiên, ít bằng chứng cho thấy việc loại bỏ SAT và ACT có thể làm tăng sự đa dạng kinh tế trong môi trường đại học.

Thực tế, việc loại bỏ các loại điểm chuẩn đầu vào lại có nguy cơ mở rộng khoảng cách giữa thí sinh giàu và thí sinh nghèo. Không cần điểm SAT hay ACT, thí sinh có điều kiện vẫn có cơ hội trúng tuyển bằng cách nâng cao những chuẩn đầu vào khác như tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện... Trong khi đó, thí sinh khó khăn sẽ ít có cơ hội tham gia loại hoạt động này để làm sơ đại học.

Hơn nữa, từ bỏ các kỳ thi chuẩn đầu vào đồng nghĩa với việc các trường đại học đang giảm bớt động lực và áp lực cho các trường trung học. Chính điều này khiến thành tích học tập của trẻ giảm mạnh.

Việc hồi sinh chuẩn đầu vào bằng ACT hoặc SAT sẽ giúp việc tuyển sinh công bằng hơn, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm cho các trường trung học.

Ông Michael R. Bloomberg cho rằng loại bỏ các tiêu chuẩn SAT hay ACT không thể giúp thành tích học tập của trẻ tốt hơn. Thay vào đó, các trường phải để cho trẻ tham gia các kỳ thi để được cọ xát nhiều hơn. Đồng thời, nhà trường cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả thi của trẻ.

Nhà sáng lập Bloomberg đề xuất các trường đại học cần tăng cường tuyển những thí sinh thu nhập thấp nhưng điểm thi cao. Ông nhận thấy nhiều em không thể nộp đơn vào trường đại học dù đủ điều kiện trúng tuyển do điều kiện kinh tế của các em không cho phép.

Trong nền kinh tế cạnh tranh và đòi hỏi nhiều kỹ năng như hiện nay, việc bỏ qua các tiêu chuẩn đầu vào đại học đang đồng nghĩa với việc học sinh bị hạn chế cơ hội nghề nghiệp. Việc này cũng khiến nhiều người phải phụ thuộc vào chính phủ để kiếm sống, nghiêm trọng hơn là bị lôi kéo vào các hoạt động tội phạm.

"Học sinh Mỹ cần những can thiệp táo bạo, chuyên sâu và bền vững nhằm đảm bảo các em được học đủ những kỹ năng cần thiết để thành công - không riêng trong các kỳ thi mà cả trong cuộc sống", ông Michael R. Bloomberg nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cực phẩm nhan sắc phim "Mặc vũ vân gian" c.hết

Phim châu á

19:54:15 16/06/2024
Trong Mặc vũ vân gian , Đồng Nhi là người đã luôn đồng hành cùng Tiết Phương Phỉ. Chính vì thế khi thấy Đồng Nhi vì bảo vệ mình mà phải hy sinh tính mạng, Tiết Phương Phỉ đã vô cùng đau đớn.

ABCD của Nayeon: Cứ ngỡ sẽ đậm chất Âu Mỹ hóa ra là nhạc trộn hàng lỗi

Nhạc quốc tế

19:43:55 16/06/2024
Nayeon chính thức trở lại đường đua Kpop với album solo thứ hai trong sự nghiệp. Các bài hát của nữ idol có sự đổi mới nhưng không được tán dương.

Idul Adha-dịp lễ của đức tin và sự chia sẻ trong xã hội Hồi giáo Indonesia

Thế giới

19:41:11 16/06/2024
Hằng năm, khoảng 2 tháng sau dịp lễ Idul Fitri, người Hồi giáo ở Indonesia lại cùng nhau đón dịp lễ lớn và quan trọng thứ 2 trong năm - Lễ Idul Adha, hay còn gọi là Lễ Hiến tế.

HLV Park Hang Seo đón tin vui ở Việt Nam

Sao thể thao

19:37:14 16/06/2024
Các trận đấu ở giải quốc nội chính thức trở lại trong ngày 15/6. Ở giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Bình Phước gặp Hòa Bình tại trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 20.

Ngôi làng bị cấm sinh trong làng, qua đời phải đưa đến nơi khác chôn cất

Netizen

18:36:34 16/06/2024
Ngôi làng Mafi Dove, ở miền Nam Ghana, là nơi sinh sống của khoảng 5.000 người. Điều đặc biệt là hầu như trong số đó không ai được sinh ra tại ngôi làng này và đến khi qua đời, họ được chôn cất ở 1 nơi khác.

3 công thức sinh tố từ nấm sữa kefir siêu dưỡng da trong ngày hè rực nắng, vừa trắng bật tông lại căng tràn sức sống

Ẩm thực

18:34:26 16/06/2024
Không chỉ là thức uống giải nhiệt lý tưởng, 3 công thức sinh tố kefir sau đây sẽ là cứu tinh cho làn da của bạn dưới cái nắng gay gắt, mang lại vẻ đẹp rạng ngời và tươi trẻ từ sâu bên trong.

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

Tin nổi bật

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Hỏa hoạn làm 3 người c.hết ở Bắc Giang, lửa bùng phát từ nơi để xe đạp điện

Pháp luật

18:24:46 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, đám cháy xảy ra vào khoảng 3h40, ngày 16/6, tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang, khiến 3 người t.ử v.ong.

Tử vi ngày mới 12 con giáp ngày 17/6/2024: Mão thuận lợi, Mùi chú trọng về kỹ năng mềm.

Trắc nghiệm

18:06:56 16/06/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 17/6/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu,

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện

Sao châu á

18:02:55 16/06/2024
Chiều 16/6, sự kiện Đêm hội điện ảnh Weibo đã chính thức diễn ra tại Trung Quốc. Thảm đỏ năm nay quy tụ các diễn viên nổi tiếng của Cbiz như Cổ Lực Na Trát, Châu Dã, Quan Hiểu Đồng,...

VCT Pacific Stage 2: Crazyguy và các đồng đội thua trận mở màn

Mọt game

17:56:01 16/06/2024
Dù có màn trở lại mạnh mẽ tại ván 1, BLEED Esports của Ngô Crazyguy Công Anh vẫn nhận thất bại chung cuộc 1-2 trước Team Secret (TS), qua đó thua trận đầu tiên tại VCT Pacific Stage 2.