Tại sao có người nhiễm Covid-19 thì bị bệnh, có người không bị bệnh?
Khi bị nhiễm mầm bệnh, một người có bị bệnh hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố từ mầm bệnh và các yếu tố từ người bị nhiễm mầm bệnh.
Bị bệnh hay không là kết quả của cuộc chiến giữa mầm bệnh và con người, nếu mầm bệnh thắng thì người đó sẽ bị bệnh.
Cùng một người nhưng nếu bị nhiễm với số lượng virus ít và độc lực của virus thấp có thể sẽ không phát thành bệnh; cùng lượng virus nhưng khả năng đề kháng chống virus của mỗi người khác nhau, trong đó người có sức đề kháng tốt có thể không bị bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc bảo vệ bản thân hạn chế lây nhiễm mầm bệnh, luyện tập làm tăng sức đề kháng chung cũng góp phần phòng, chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng An ninh tỉnh Khánh Hòa, nơi cách ly 120 trường hợp. Ảnh: qdnd.vn.
Người bị bệnh do Covid-19 một lần đã khỏi có thể có hoặc không bị lại bệnh này, tùy theo từng điều kiện nhất định. Nếu Covid-19 tạo được miễn dịch bền vững như virus sởi hoặc quai bị thì không bị lại; tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định được vì còn quá sớm. Nếu miễn dịch không bền vững, trong giai đoạn đầu mới khỏi bệnh, lượng kháng thể đủ mạnh thì có thể không bị lại, nhưng đến giai đoạn sau, lượng kháng thể đặc hiệu mất dần đi thì vẫn có thể bị lại. Trong trường hợp này thì cần sử dụng vắc-xin để khôi phục lại khả năng đề kháng chống virus.
NGỌC ANH (theo Sổ tay “100 câu hỏi – đáp về dịch bệnh Covid-19″ của Học viện Quân y)
Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ kê 'đơn thuốc 5 liều vui vẻ mỗi ngày'
Thật đáng sợ khi bị dịch COVID-19 - nhưng bạn có biết rằng việc sợ hãi thực sự làm giảm hệ miễn dịch.
Hãy tự tạo cho bạn 5 "liều" vui vẻ mỗi ngày trong thời dịch COVID-19 - Ảnh minh họa: Shutterstock
Video đang HOT
Vì vậy, bác sĩ kiêm diễn viên hài người Anh Phil Hammond đưa ra đơn thuốc 'Hãy vui vẻ', theo Daily Mail.
Ông kể: "Một phụ nữ đã dạy ông một bài học lớn khi ông còn là sinh viên khi bà nói: "Nỗi sợ ung thư có thể tồi tệ hơn ung thư".
Không phải bà hạ thấp mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, nhưng bà không sợ.
Bà nói: "Tôi cố gắng để có 5 "liều" vui vẻ mỗi ngày".
Bằng cách tạo ra nhiều điều thú vị mỗi ngày, khả năng phục hồi của bà thật đáng ngạc nhiên.
Nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta thấy đối với sự mệt mỏi là nhiễm virus, chẳng hạn như virus gây viêm họng bạch cầu.
Tại sao một số người phục hồi hoàn toàn sau khi bị nhiễm trùng, trong khi những người khác bị mệt mỏi sau cơn bệnh do siêu vi đến 3 tháng và một số người phải chịu đựng lâu hơn?
Một số nghiên cứu đã phát hiện lo lắng và sợ hãi khi nhiễm virus có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và làm tăng nguy cơ mệt mỏi sau đó.
Bác sĩ cho rằng căng thẳng, lo lắng và sợ hãi có thể làm hỏng hệ miễn dịch, theo Daily Mail.
Tại sao hầu hết mọi người đều mang kháng thể với các loại virus herpes khác nhau, nhưng chỉ một số người bị bệnh zona hoặc giời leo? Một lần nữa, nỗi sợ hãi và căng thẳng dường như đóng vai trò cho điều này.
Chưa có phương pháp điều trị nào cho COVID-19, vì vậy mức độ sợ hãi rất cao.
Lo lắng và sợ hãi có xu hướng tồi tệ hơn khi não có không gian để sợ hãi, tiến sĩ Hammond viết.
Sự sợ hãi làm hỏng hệ miễn dịch, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn được nó.
Thay vì nghĩ về việc tự bảo vệ mình, chúng ta nên đặt giả thiết rằng mình đã nhiễm bệnh và đang cố gắng bảo vệ người khác, theo Graham Medley, giáo sư mô hình bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London (Anh).
Bệnh có thể không gây hại nhiều cho chúng ta, nhưng chúng ta có thể lây lan sang những người dễ bị tổn thương hơn, nên chúng ta cần phải gìn giữ cho họ. Rửa tay và cách ly là quan trọng nhất.
Lo lắng và sợ hãi có xu hướng nặng hơn khi não có không gian để sợ hãi. Những cảm xúc tiêu cực thường được kích hoạt bởi những suy nghĩ tiêu cực và ngược lại.
Bộ não không thể chứa quá nhiều thông tin cùng một lúc, và nếu bạn làm đầy bộ não với những tin tức đáng sợ thì rất khó để thoát khỏi lo lắng và sợ hãi. Vì vậy, chúng ta cần phải lấp đầy bộ não bằng những điều lành mạnh hơn.
Cũng như ăn 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, mọi người nên cố gắng có 5 điều vui vẻ mỗi ngày.
Và bây giờ là thời gian để học cách thưởng thức những điều nhỏ nhặt, theo Daily Mail.
1. Thú cưng, những giọt sương vương trên mạng nhện vào sáng sớm, những bông hoa mùa xuân
2. Học đàn, vẽ, đan, nấu ăn
3. Chơi ô chữ
4. Trồng hoa quanh vườn
5. Cười với bạn bè và gia đình
Tình yêu và tiếng cười là phương thuốc tuyệt vời nhất cho nỗi sợ hãi.
Nếu bạn không thể có đủ 5 điều thú vị, hãy bắt đầu bằng 1 điều.
Bác sĩ cũng đề nghị những trụ cột sức khỏe là: kết nối, học hỏi, năng động, tập trung, cho đi, ăn uống tốt, thư giãn, ngủ.
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể là cách tự nhiên để chúng ta sống chậm lại, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng địa phương và sống trong từng khoảnh khắc, từng ngày, với năng lượng từ 5 phần vui vẻ nhỏ đó.
Những điều nhỏ bé mang lại niềm vui, mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống, theo Daily Mail.
COVID-19 chiếm lấy mô phổi ra sao? Các tế bào ở phổi là mục tiêu mà virus corona rất thích tấn công. Nhưng trước hết, để đi đến phổi, chúng cần vượt qua hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp. Các bác sĩ tại một bệnh viện ở Vũ Hán xem xét tình trạng của một bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: REUTERS Tổ chức Y tế thế giới (WHO)...