Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều chanh
Chanh có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên chanh còn có một số tác dụng phụ mà ít người biết.
Lượng axit dư thừa trong dạ dày, thực quản hay ruột non có thể tạo thành những vết loét, gọi chung là loét dạ dày. Khi ăn chanh, tức là bạn đã tăng lượng axit cho dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là một bệnh khác liên quan tới đường tiêu hóa. Buồn nôn, nôn, đau ngực và loét họng là một số triệu chứng phổ biến của bệnh này. Sử dụng quá nhiều chanh có thể gây bệnh này. Axit chứa trong chanh có thể làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày và thực quản.
Điều này có thể tăng cường sản sinh axit trong dạ dày dẫn tới chúng dễ dàng di chuyển lên họng gây nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng GERD.
Video đang HOT
Mặc dù trái cây này chứa đầy vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của chúng ta, nhưng chanh nếu dùng nhiều lại khiến bạn phải chạy WC nhiều lần gây ra hiện tượng mất nước.
Đau nửa đầu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm là axit amin tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Dư thừa loại axit amin này khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra những cơn đau nửa đầu.
Sỏi thận
Vỏ chanh cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và vô tình nó có thể dẫn tới sỏi thận. Đó là do hàm lượng oxalat trong vỏ chanh. Khi vào cơ thể oxalatbiến thành tinh thể, ngăn ngừa sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Các vấn đề về răng miệng
Hiệu quả ăn mòn của chanh đối với răng là nhờ vào acid citric và acid ascorbic có trong rất nhiều trong loại quả này. Những axit này khi kết hợp với hàm lượng đường tự nhiên có thể dễ dàng ăn mòn men răng và gây ra sâu răng.
Tức và đầy bụng
Uống quá nhiều nước chanh tươi có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về dạ dày. Điều này là do liều lượng vitamin C trong chanh nhiều hơn cơ thể chúng ta có thể hấp thụ. Để giảm sạch lượng vitamin C dư thừa, chỉ có cách rửa ruột khiến bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.
Chúng ta đều biết rằng thứ gì quá nhiều đều gây hại cho sức khỏe cho dù đó là thứ tốt như mật hoa. Do vậy quả chanh cũng không ngoại lệ. Để có thể tận dụng được hết tác dụng của loại quả này, bạn cần sử dụng có điều độ. Để giảm cân, bạn cần một chế độ ăn uống khoa học chứ không phải một cốc nước chanh cho bữa sáng như nhiều người vẫn làm.
Theo www.phunutoday.vn
Bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiêt miêng khi mang thai la vân đê thương găp ơ cac ba bâu. Vây bi nhiêt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cung PhunuToday tim hiêu qua bai viêt dươi đây.
Vi sao phu nư mang thai lai bi nhiêt miêng?
Nhiệt miệng bắt đầu từ những vết loét (là những mụn nước nhỏ dễ vỡ) mọc trong niêm mạc miệng, sau đó bội nhiễm làm loét ra, để lại một vết nông ở niêm mạng miệng. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, ăn mất ngon, có khi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Vì sao phụ nữ mang thai lại thường bị nhiệt miệng là do các mẹ bầu thường ăn nhiều các chất béo và chất đạm khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều tác động, niêm mạc miệng dễ bị nung đốt gây nên những vết loét, nứt nẻ.
Bên cạnh đó, áp lực tinh thần, thường xuyên bị stress ở phụ nữ mang thai cũng khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm. Đây là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn xấu sinh sôi và tấn công miệng và lưỡi. Ngoài ra, các rối loạn bài tiết khi mang thai hoặc khi dị ứng với thuốc cũng khiến chị em dễ bị nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị nhiệt miệng là một tình trạng rất dễ dàng gặp phải ở bất cứ đối tượng nào với bất kỳ độ tuổi nào, mặc dù sẽ gây ra nhiều sự khó chịu trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày nhưng hiện tượng nhiệt miệng này sẽ tự động khỏi trong khoảng 5 - 10 ngày va không anh hương gi đên thai nhi.
Cach chưa nhiêt miêng băng phương phap dân gian danh cho ba bâu
Trước hết, để giảm tình trạng sưng, nóng đỏ ở vết lở miệng thì bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
Súc miệng nước muối: Nước muối loãng có tính sát trùng nhẹ nhằm tiêu diệt các vi trùng có hại xung quanh vết lở. Bởi vậy, khi bị nhiệt miệng, hãy súc miệng nước muối loãng nhiều lần trong ngày để giảm phần nào cảm giác đau sưng.Ngủ đủ giấc: Khi bạn bị thiếu ngủ, đồng nghĩa với sức đề kháng của cơ thể cũng yếu dần đi. Điều này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng nhiệt, dẫn tới đau và sưng to hơn. Vậy nện, hãy trân trọng giấc ngủ mỗi ngày.Uống đủ nước: Để giữ cơ thể không bị mất nước và luôn mát mẻ, hãy uống thật nhiều nước.Sử dụng biện pháp tự nhiên để làm lành vết nhiệt miệng:
Theo www.phunutoday.vn
Dấu hiệu trẻ bị biến chứng sau tiêm văcxin cần lưu ý Sau tiêm, nếu cha mẹ thấy con kích thích vật vã, lờ đờ, bú kém... cần đưa đi bệnh viện ngay. Ảnh minh họa Tiêm văcxin tức là đưa một "chất lạ" vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản...