Tác dụng của rau mầm cho sức khỏe
Rau mầm là cây rau non đang trong quá trình lên mầm. Rau mầm khá dễ sống và không cần quá nhiều không gian, vậy nên chúng dần phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.
Đây được xem là một món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại rau khác.
Rau mầm có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn như sinh tố, nước ép, cháo… Đối với trẻ nhỏ, loại rau này cũng rất tốt bởi nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, protein…
Rau mầm thường được canh tác bằng các hạt giống như củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Ưu điểm của loại rau này là dễ trồng và chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ của con người như chất đạm, vitamin, chất khoáng hữu cơ, phytochemical và axit amin. Vì có đặc điểm mỏng, mọng nước nên rau mầm có thể được sử dụng toàn bộ từ phần lá cho đến phần rễ.
Rau mầm được cho là có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau bình thường và là nguồn chất xơ tự nhiên, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong rau mầm chứa nhiều loại vitamin, axit amin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao, cứ 50 gam rau mầm tương đương với lượng dinh dưỡng trong 200 gam rau bình thường. Rau mầm chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol thừa trong máu. Nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào trong rau mầm sẽ giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực.
Đặc biệt, tất cả các loại rau mầm đều có chứa chất glucosinonates (GSL) và khi nhai trong miệng, chất này sẽ biến thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Còn chất antioxidants trong rau mầm giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hóa chất phóng xạ và độc hại từ môi trường. Rau mầm còn chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe và chứa một lượng protein thực vật, rất hữu ích trong chế độ ăn uống hàng ngày, thậm chí có thể thay thế cho protein từ động vật.
Mỗi loại rau mầm lại có công dụng riêng đối với sức khỏe. Chẳng hạn, giá đỗ xanh bảo vệ răng miệng, chống lão hoá; giá đỗ tương làm giảm huyết áp; rau mầm gạo lức thúc đẩy quá trình lưu thông mạch máu; rau mầm lúa mạch tốt cho tiêu hoá; rau mầm từ lạc giúp giảm cân; rau mầm hạt cải kích thích ăn ngon, giảm mệt mỏi…
Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng rau mầm cần phải được làm sạch và chế biến đúng cách, nếu không chúng sẽ trở nên vô tác dụng và đôi khi gây hại cho sức khoẻ. Rau mầm không nên ăn quá nhiều, một người bình thường chỉ cần ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 – 2/10 rau trưởng thành.
Video đang HOT
Vì rau mầm được trồng trong môi trường nóng ẩm khiến các loại vi khuẩn, vi sinh vật có cơ hội phát sinh phát triển rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, dù mua hay thu hái rau mầm tại nhà thì rau mầm vẫn có vi khuẩn, do đó không nên ăn sống mà phải rửa thật sạch, kỹ trước khi chế biến món ăn. Nên ăn rau mầm chín vì các hóa chất (nếu có) trong rau mầm có thể sẽ bị tiêu hủy hoặc giảm đi nhiều khi nấu chín.
Phụ nữ mang thai không nên ăn gì
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây.
Rau Ngót
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Rau ngót có tính hàn được xem là đại kỵ cho phụ nữ đang mang thai vì trong rau ngót có một hàm lượng chất papaverin (được tìm thấy trong cây thuốc phiện), là chất có tác dụng làm giảm đau, hạ huyết áp do giãn cơ trơn của mạch máu. Khi sử dụng nhiều rau ngót, papaverin có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sẩy thai.
Đặc biệt với những thai phụ có tiền sử các bệnh liên quan tới sẩy thai, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm lại càng nên tránh xa loại rau này. Nước rau ngót sống còn độc hơn rau ngót nấu chín rất nhiều lần.
Rau sam
Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kỳ hiệu quả. Nhưng đối với bà bầu trong 3 tháng đầu thì nên tránh loại quả này bởi nó có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, làm tăng nguy cơ gây sảy thai và nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Đu đủ xanh
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Đu đủ xanh chính là thực phẩm gây sảy thai phổ biến và nguy hiểm nhất. Nhiều trường hợp mẹ bầu do thiếu kinh nghiệm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ lại sử dụng đu đủ xanh để làm các món ăn bồi dưỡng, điều này khá nguy hiểm. Vì trong đu đủ xanh chứa rất nhiều enzyme có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
Rau mầm, rau sống
Rau mầm, rau sống cũng nằm trong danh sách bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Đừng ăn sống bất kì các loại rau mầm nào kể cả giá đỗ. Vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống trước khi cây mầm lớn lên và bạn không thể loại bỏ tất cả vi khuẩn trên rau. Bạn nên nấu chín để tiêu diệt bất kì vi khuẩn nào có trên rau.
Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Hải sản, nhất là các loại cá, là nguồn thực phẩm giàu protein và axit béo omega-3 tốt cho não bộ và mắt. Tuy nhiên, có một vài loại cá và động vật giáp xác mà mẹ bầu nên tránh trong tam cá nguyệt đầu tiên như: cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu vua, cá đổng, bởi chúng mang hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm với sức khỏe và hệ thần kinh và sự phát triển chung của thai nhi.
Đặc biệt các loại cá càng lớn và nhiều tuổi thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyên khuyến khích các bà bầu ăn tôm khi mang thai, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái. Những loại cá này chứa ít thủy ngân, được chứng minh là an toàn đối với thai phụ.
Ăn chay dài ngày
Có một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một số người vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà y học, nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu ăn chay dài ngày, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.
Trà thảo mộc, cà phê và các thức uống chứa cồn
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, các loại đồ uống có chứa caffeine như trà cây dâm bụt, trà sâm, trà rễ cam thảo, Đương quy, cà phê, rượu bia và các chất chứa cồn thực sự không tốt cho sức khỏe thai nhi và làm tăng nguy cơ sẩy thai. Theo thống kê, nếu mẹ bầu dùng hơn 200mg caffeine mỗi ngày trong suốt thai kỳ có thể dẫn đến hệ lụy trẻ nhẹ cân khi sinh. Nặng hơn có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
5 loại thực phẩm tốt nhất để xoa dịu chứng trầm cảm theo mùa Một loạt các loại thực phẩm giúp tăng cường trí não, cân bằng lượng đường trong máu có thể giúp giảm đi các triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) hay còn được gọi là trầm cảm theo mùa. Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là chứng bệnh thường gặp. Ảnh: AFP Trầm cảm theo mùa hay còn được...