Sự hồi phục kì diệu của nữ sinh từng ‘trở thành’ đứa trẻ 2 tuổi
Sau một thời gian điều trị kéo dài, cùng với sự nỗ lực tận tình của các bác sĩ, em Trần Thị Loan (16 tuổi) bị liệt nửa người, đang dần hồi phục một cách kì diệu.
Em Trần Thị Loan (16 tuổi, ở xóm 7, xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) là niềm tự hào của gia đình khi suốt 10 năm đi học, em liên tiếp đạt học sinh giỏi.
Giữa tháng 3/2020, Loan đột nhiên lên cơn sốt cao, kéo dài suốt 3 ngày. Tình trạng của em ngày càng trầm trọng, gia đình phải đưa lên Bệnh viện Bạch Mai bằng xe cấp cứu.
Em Trần Thị Loan đã đi lại được (em Loan từ trái sang)
Các bác sĩ tiến hành mọi xét nghiệm mới phát hiện ra Loan bị nhiễm trùng máu ăn sùi van tim, đọng 1 miếng trong van tim trôi lên não gây đột quỵ. Thời điểm được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, tính mạng của em đã như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Qua bài viết kêu gọi trên báo, bạn đọc thương xót cô trò nhỏ đã ủng hộ em Loan số tiền hơn 370 triệu đồng, được chúng tôi trực tiếp trao đến gia đình.
Bạn đọc ủng hộ số tiền 370.194.286 đồng đã được Báo VietNamNet trao đến tận tay gia đình
Video đang HOT
Lần này gọi điện hỏi thăm gia đình, chúng tôi được chị Trần Thị Ly, mẹ của Loan cho biết, sau một thời gian điều trị ở nhiều bệnh viện, tưởng chừng không còn hy vọng phục hồi thì điều kì diệu đã bất ngờ đến với em.
” Vợ chồng tôi, anh em nội ngoại, hàng xóm và bạn của cháu, ai cùng mừng rỡ khi thấy cháu tiến triển phục hồi. Đến nay cháu đã đi lại được bình thường. Nhận thức thì vẫn chưa bình phục. Nhưng tôi nghĩ rằng nghị lực của cháu sẽ vượt qua tất cả.
Cháu được như ngày, gia đình không thể quên ân tình của các nhà hảo tâm, báo VietNamNet và các bác sĩ Bệnh viện y học cổ truyền trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và các bác sĩ Bệnh viện 103 đã tận tình cứu chữa “.
Hiện tại, Loan vẫn đang điều trị thuốc để phục hồi tri thức. Lượng thuốc em điều trị chủ yếu là thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ nên rất tốn kém. Mong rằng em sẽ tiếp tục nhận được sự giúp của cộng đồng.
Qua trường hợp của em Trần Thị Loan, chúng tôi tin rằng trên đời còn rất nhiều những tấm lòng vàng luôn ra sức chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng. Báo VietNamNet sẵn sàng làm cầu nối để đưa bạn đọc đến với những trường hợp khó khăn, bệnh hiểm nghèo trên khắp cả nước.
Có thể bạn chưa biết: Không nhổ răng khôn có thể gây nguy hại gì?
Chiếc răng mọc lệch không những làm mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn cho việc ăn uống. Ngoài ra, một số trường hợp nếu không nhổ răng khôn còn có thể ảnh hưởng sức khỏe của bạn.
Không nhổ răng khôn có thể dẫn đến nhiều tác hại khôn lường
Tình trạng viêm quanh răng khôn tái phát nhiều lần
Khi bạn có chiếc răng mọc lệch (còn gọi là răng khôn) thì thường ở khoảng giữa của răng và các tổ chức mềm xung quanh sẽ dễ hình thành những "túi mù", dần dần tích tụ nhiều thức ăn thừa và cả vi khuẩn. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu hoặc độc lực của vi khuẩn mạnh lên sẽ gây viêm quanh răng khôn.
Khi xảy ra triệu chứng viêm sẽ có biểu hiện như sưng phù cục bộ, sốt và đau nhức, cho dù dùng thuốc tiêu viêm cũng chỉ tạm thời giảm bớt. Nếu tình trạng này xuất hiện mà không nhổ răng khôn sẽ làm cho chứng viêm tái phát nhiều lần, thậm chí là lan rộng ra, trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Dễ gây rối loạn hoạt động các khớp vùng mặt
Nếu trường hợp răng khôn quá lệch hoặc không thể phối hợp với các răng và khớp trong hoạt động nhai thì lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến vùng khớp ở miệng và cả các khớp má, gây đau đớn khi ăn uống và tạo thành chứng nghiến răng khi ngủ.
Dẫn đến các khối u do viêm thậm chí là ung thư
Khi răng khôn tiếp xúc với các màng dính liên kết ở má sẽ gây kích thích cục bộ trong một thời gian dài, dần dần hình thành vết loét hoặc khối u có mủ bên trong, thậm chí nghiêm trọng hơn là biến chứng thành ung thư.
Khó vệ sinh răng miệng, gây sâu răng
Không nhổ răng khôn còn có thể tạo thành các khe hẹp hoặc góc chết với các răng lân cận, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Lâu ngày, tàn dư thức ăn và vi khuẩn tích tụ ở các vùng này dễ dẫn đến sâu răng và hôi miệng.
Gây bệnh cho các răng khỏe mạnh khác
Răng khôn cho dù có tình trạng tốt, không bị sâu thì vị trí mọc lệch của nó cũng dễ chèn ép các răng mọc bình thường khác. Hoạt động nhai dần dần có thể làm lệch hoặc lung lay những chiếc răng khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều vấn đề về răng miệng như đau răng, viêm nha chu, áp xe v.v...
Sau khi đã nhổ răng khôn cần chú ý gì?
Không nhổ răng khôn có thể gây ra nhiều tác hại, nhưng sau khi đã xử lý chiếc răng này cũng cần có chế độ chăm sóc cẩn thận để tránh các biến chứng và giúp răng miệng mau phục hồi lại bình thường.
Thông thường sau khi vừa nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ cho bạn ngậm chặt một khối bông y tế để cầm máu. Cục bông này tối đa sau 40 phút bạn nên nhổ ra, không nên ngâm quá lâu. Sau đó bạn có thể uống một ít sữa hoặc nước ép trái cây và kiêng cử những thực phẩm quá nóng. Nhiệt độ cao có thể gây giãn mạch máu, dễ bị ra máu trở lại.
Trong thời gian từ 1 đến 3 ngày sau khi nhổ răng khôn nên ăn thức ăn mềm hoặc dạng bán loãng như cháo, súp, bột, mì nấu mềm v.v... để hạn chế hoạt động nhai. Thường thì sau 7 ngày vết thương sẽ lành lặn ở mức độ tương đối, lúc này việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn.
Ngay trong ngày nhổ răng khôn bạn không nên dùng bàn chải đánh răng để tránh kích thích gây tổn thương, chỉ nên súc miệng bằng nước ấm nhẹ để làm sạch khoang miệng, giảm mùi và hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Hạn chế nói chuyện và tuyệt đối không nhổ nước bọt liên tục vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình khép lại vết thương, gây ra máu âm ỉ. Ngoài ra, cai thuốc lá và các vận động mạnh, nếu sau 2 - 3 ngày mà cơn đau tăng nặng thì phải đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý.
Bé trai phải thở máy do ngã khi đá bóng Không may ngã khi đá bóng, bé V. (11 tuổi, ngụ Đắk Nông) bị đau đầu gối trái. Tuy nhiên, gia đình không đưa bé đi khám vì nghĩ đó là vết thương thông thường. Tối 26/2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, đơn vị vừa điều trị cho bé trai N.V.V (11 tuổi, ngụ Đắk Nông) nhiễm trùng máu vì...