Thủy đậu có lây không? Đâu là con đường lây lan bệnh thủy đậu?
Thủy đậu là một căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Việc tìm hiểu về các con đường lây lan bệnh thủy đậu sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thủy đậu là một căn bệnh do virus Varicellavirus hay còn gọi là virus thủy đậu gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai thuộc mọi lứa tuổi. Thông thường, thủy đậu có diễn biến cấp tính với những biểu hiện đặc trưng như sốt nhẹ và phát ban . Các nốt ban mọc thành nhiều đợt trên cùng một vùng da, ở nhiều dạng như nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy.
Vậy thủy đậu là bệnh có lây không? Nếu lây thì con đường lây lan bệnh thủy đậu qua con đường nào? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn:
1. Thủy đậu có lây không?
Thủy đậu rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây từ thời gian 1 đến 2 ngày trước khi nổi ban ngứa và kéo dài đến khi tất cả các nốt mụn đều đóng vảy. Tỷ lệ lây nhiễm rất cao, có đến khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc nếu tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.
Thủy đậu rất dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch (Ảnh: Internet)
2. Thủy đậu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thủy đậu không chỉ lây lan nhanh mà còn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng da ở những vùng có mụn nước. Tình trạng này thường nhẹ và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên chúng có thể để lại sẹo làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là ở các vùng dễ nhìn thấy như mặt…
- Nhiễm trùng máu do vi trùng xâm nhập từ các vết mụn nước bị vỡ vào máu.
- Viêm phổi, viêm não , viêm tiểu não … là những biến chứng nghiêm trọng. Chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng về sau.
- Zona hay còn gọi là giời leo. Bệnh zona thần kinh là gì? Triệu chứng, cách điều trị bệnh? Bệnh này xảy ra do siêu vi thủy đậu tồn tại trong các hạch thần kinh ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Những virus này tồn tại dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài đến 10, 20, hay 30 năm sau, khi gặp được các điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể yếu đi, mắc một số bệnh nhất định…, những siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona.
Ngoài những biến chứng đã kể ở trên, thủy đậu còn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tại thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, việc lây nhiễm virus thủy đậu trong cơ thể mẹ sẽ gây ra tình trạng sảy thai.
Con đường lây lan bệnh thủy đậu có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp – Ảnh Internet
Bên cạnh đó, mẹ mắc thủy đậu sẽ khiến trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… Ở những ngày cuối của thai kỳ hoặc sau sinh, bệnh thủy đậu ở mẹ có thể lây sang bé, khiến bé bị nổi mụn nước rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi , viêm đường hô hấp…
3. Con đường lây lan bệnh thủy đậu
Bệnh có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người qua người bằng những con đường sau đây:
- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: Là con đường lây bệnh nhanh nhất và phổ biến nhất. Trường hợp thường gặp nhất là do tiếp xúc với các nốt mụn nước của người bệnh. Lúc này, virus thủy đậu Varicella – Zoster sẽ di chuyển, ủ bệnh và lây lan.
- Lây truyền qua đường không khó từ các giọt bắn hô hấp: Các giọt nhỏ có chứa dịch tiết từ đường hô hấp hay chất dịch của người bệnh khi nói chuyện hay hắt hơi có khả năng phát tán ra ngoài không khí. Người không mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn này có khả năng lây nhiễm cao.
- Lây truyền gián tiếp qua các đồ vật dùng chung: Nguy cơ lây bệnh thủy đậu vẫn rất cao nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc của người bị bệnh.
Thủy đậu giai đoạn khởi phát: Có nguy hiểm không? Cần xử trí như thế nào?
Thủy đậu giai đoạn khởi phát là lúc cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu đặc trưng như sốt, mệt mỏi và phát ban trên da.
Thủy đậu phát triển theo 4 giai đoạn: ủ bệnh, thủy đậu giai đoạn khởi phát, toàn phát và hồi phục. Trọng đó, thủy đậu giai đoạn khởi phát được xem là giai đoạn cơ thể người bệnh bắt đầu có những triệu chứng của căn bệnh này.
Dưới đây là thông tin về dấu hiệu nhận biết bệnh, phương án chẩn đoán và cách điều trị thủy đậu giai đoạn khởi phát:
1. Dấu hiện thủy đậu giai đoạn khởi phát
Dấu hiệu đầu tiên ở thủy đậu giai đoạn khởi phát là nhức đầu, đau nhức cơ thể, cảm giác không khỏe và đôi khi buồn nôn. Ngoài ra, giai đoạn này virus đã di chuyển đến các hạch bạch huyết và lan vào máu nên gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, ho; giống như cảm cúm. Đây được gọi là viremia nguyên phát.
Cần Phân biệt bệnh thủy đậu với các bệnh lý dễ nhầm lẫn khác để có phương án điều trị phù hợp.
Thủy đậu giai đoạn khởi phát là lúc cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu đặc trưng của bênh - Ảnh: mydr
Thông thường, thủy đậu giai đoạn khởi phát rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên người bệnh thường không chủ động tiếp xúc với người khác, dẫn đến tình trạng lây lan virus. Bạn có thể chưa biết, ngay cả trước khi cơ thể có các dấu hiệu của thủy đậu giai đoạn khởi phát thì chất tiết ở nước mũi và nước bọt cũng đã có khả năng lây nhiễm bệnh cho bất kỳ ai tiếp xúc với chúng.
Ngoài ra, phồng rộp (viremia thứ phát) cũng là một trong những đặc trưng của thủy đậu giai đoạn khởi phát. Thông thường, dấu hiệu phồng rộp sẽ xuất hiện sớm nhất 10 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus. Đây là giai đoạn virus xâm nhập vào lớp biểu bì và các mạch máu đi ngang qua lớp trên cùng trên da.
Tiếp đến, trên bề mặt da sẽ hình thành các mụn nước chứa dịch có màu trong suốt. Và đôi khi có sự xuất hiện của các mụn nước phía trong vòm miệng (gọi là enathem), các mụn nước ở miệng có thể gây ra các vết loét trước cả các mụn nước trên da.
Liệu khi nốt mụn nước thủy đậu vỡ ra có để lại sẹo, có dễ bị lây không?
Dấu hiệu đầu tiên ở thủy đậu giai đoạn khởi phát là nhức đầu, đau nhức cơ thể - Ảnh: healthline
2. Chẩn đoán thủy đậu giai đoạn khởi phát
Cách đây vài thập kỷ, bệnh thủy đậu là căn bệnh vô cùng phổ biến và gần như tất cả mọi người đều trải qua căn bệnh này vào một thời điểm nào đó ở thời thơ ấu. Bởi vì quá phổ biến nên hầu hết mọi người đã quen thuộc với dấu hiện nhận diện của bệnh thủy đậu.
Hầu hết mọi người đều có thể chẩn đoán được thủy đậu giai đoạn khởi phát khi thấy phát ban trên da, đặc biệt nếu tình trạng phát ban mụn nước đi kèm với tình trạng mệt mỏi và sốt.
Ở phần lớn các trường hợp, bác sĩ hoặc cha mẹ không cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác về bệnh thủy đậu. Các bác sĩ có thể chẩn đoán thủy đậu ngay ở giai đoạn khởi phát bằng cách quan sát các phát ban. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về các triệu chứng mà bạn hoặc con bạn gặp phải.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với nguồn lây bệnh thủy đậu cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định bệnh. Do đó, khi thăm khám với bác sĩ, bạn nên cung cấp thông tin về việc tiếp xúc với người mắc bệnh để giúp các bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán bệnh thủy đậu.
Khi bạn đặt lịch hẹn hoặc đến phòng khám, hãy nhớ trao đổi với nhân viên y tế về các triệu chứng của thủy đậu giai đoạn khởi phát để bác sĩ có thể hướng dẫn bạn thực hiện quy trình hạn chế lây nhiễm vi rút cho người khác.
: Hầu hết mọi người đều có thể chẩn đoán được thủy đậu giai đoạn khởi phát khi thấy phát ban trên da - Ảnh: medscape
3. Điều trị thủy đậu giai đoạn khởi phát
Đối với hầu hết mọi trường hợp, bệnh thủy đậu sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng sau 7-10 ngày. Bạn có thể tắm bột yến mạch, thoa kem dưỡng da calamine, dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Một số trường hợp dùng thuốc chống virus cũng đem lại hiểu quả tốt trong việc phục hồi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc và liều lượng cần được bác sĩ chỉ định.
Sốt là đặc điểm của nhiễm vi rút, thường là sốt nhẹ và dễ dàng điều trị bằng Tylenol (acetaminophen).
Bệnh thủy đậu có thể gây đau đớn khi phát ban nhiều hơn, vết loét miệng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc giảm đau để uống.
Và đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ em bị nhiễm vi rút, vì nó có thể gây ra phản ứng được gọi là hội chứng Reye, hội chứng này có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
Bệnh thuỷ đậu có lây không? Những điều cần lưu ý để phòng tránh lây bệnh Cuối đông, đầu xuân là thời điểm bùng phát dịch thuỷ đậu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh thuỷ đậu có lây không, và lây truyền qua những con đường nào? Bệnh thủy đậu có lây không, là một trong những câu hỏi thường gặp. Thực tế thì, thủy đậu...