So sánh sự khác biệt về dinh dưỡng của các loại trứng
Trứng là một trong những thực phẩm quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn gia đình nhờ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao.
Bên cạnh trứng gà, trứng vịt, chúng ta còn biết đến hai loại trứng khác là trứng cút, trứng ngỗng, mặc dù không phổ biến bằng hai loại trứng kia nhưng dưỡng chất trong các loại trứng này cũng không tầm thường.
Để hiểu rõ các loại trứng này khác nhau như thế nào, hãy theo dõi ngay những phân tích cơ bản về hàm lượng dinh dưỡng của chúng trong bài viết dưới đây.
So sánh thành phần dinh dưỡng của các loại trứng
Giá thành của các loại trứng có sự khác biệt lớn dẫn đến sự lầm tưởng cho người tiêu dùng, đó là dinh dưỡng của chúng chênh lệch nhiều. Thực tế, chi phí chăn nuôi, sản lượng mới là những yếu tố quyết định giá cả. Sự khác nhau trong thành phần dinh dưỡng của các loại trứng này chính là một số điểm nổi bật dưới đây.
Chất đạm có trong mỗi loại trứng
Hàm lượng protein giữa trứng gà, trứng vịt và trứng cút chỉ có sự khác biệt rất nhỏ. Theo số liệu từ các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đạm trong 3 loại trứng trên xấp xỉ 13g/100g, trong đó loại trứng có protein thấp nhất là trứng gà với hàm lượng khoảng 12g/100g.
Về trứng ngỗng, có khá nhiều lời truyền miệng dân gian nói về những lợi ích của loại trứng này với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Hầu hết các ý kiến cho rằng, trứng ngỗng có hàm lượng đạm lớn hơn, có thể giúp mẹ và bé khỏe hơn, thai nhi phát triển não bộ. Tuy vậy, thực tế, hàm lượng protein trong trứng ngỗng chỉ là 14g/100g, dù không có sự chênh lệch nhiều nhưng không thể phủ nhận rằng, trứng ngỗng là loại trứng có nhiều đạm nhất.
Trứng ngỗng chứa hàm lượng protein cao hơn các loại trứng còn lại
Hàm lượng chất béo xấu và cholesterol có trong thực phẩm luôn là yếu tố các bà nội trợ đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe các thành viên trong gia đình. Theo phân tích thành phần, trứng gà, trứng cút có ít chất béo hơn trứng vịt, trứng ngỗng nên khi thưởng thức sẽ hạn chế được chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, trứng vịt và trứng ngỗng còn có hàm lượng cholesterol xấu cao hơn hai loại trứng còn lại nên người bệnh huyết áp, tim mạch nên hạn chế ăn.
Vitamin
Ngoài hàm lượng đạm dồi dào, các loại trứng còn chứa rất nhiều vitamin khác nhau. Cụ thể, tổng số đơn vị vitamin D trong 4 loại trứng lên đến 80 đơn vị. Về sự khác biệt trong hàm lượng vitamin, trứng ngỗng và trứng vịt chứa nhiều B12 hơn trứng gà và trứng cút. Ngoài ra, trứng gà có nhiều vitamin A hơn trứng vịt nhưng lại ít vitamin B1 hơn trứng cút. Có thể thấy, trứng cút tuy có kích thước nhỏ hơn nhưng dinh dưỡng lại chẳng kém cạnh gì các loại trứng khác.
Video đang HOT
Trong trứng chứa nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể dù hàm lượng không nhiều. Với một nguyên tố quan trọng như sắt, hàm lượng trung bình chỉ khoảng 1,8mg/100g. Về kẽm, hầu hết các loại trứng không có sự khác biệt nhiều, hàm lượng dao động từ 1,3 – 1,6%, ngoại trừ trứng gà có nhiều kẽm hơn.
Tiếp đến, canxi cũng là thành phần được các bà nội trợ quan tâm khi mua trứng bởi nó giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của hệ xương khớp. Nếu muốn tìm mua loại trứng giàu canxi, bạn nên chọn mua trứng vịt hoặc trứng cút bởi nó có hàm lượng canxi trung bình khoảng 60mg/100g.
Calorie
Lượng calorie có trong trứng vịt cung cấp cao hơn hẳn 3 loại trứng còn lại khi nạp cùng một trọng lượng như nhau. Cụ thể, 100g trứng vịt cung cấp 185 calorie trong khi con số này ở trứng cút, trứng ngỗng và trứng gà là 164 calorie, 161 calorie và 149 calorie.
Trứng vịt có hàm lượng calorie cao nhất trong khi con số này ở trứng gà thấp nhất
Lưu ý khi thưởng thức các loại trứng
Trong trứng có thành phần chất béo và cholesterol nên chúng ta cần lưu ý ăn theo khuyến nghị dưới đây để đảm bảo sức khỏe tim mạch, huyết áp không bị ảnh hưởng. Các vấn đề như tăng cân, thừa chất, béo phì sẽ không xảy ra. Tùy theo từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe, bạn có thể tham khảo định mức tiêu thụ trứng dưới đây để có chế độ ăn uống khoa học.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi : Không ăn quá 3 lần một tuần, khẩu phần cho mỗi bữa không quá nửa lòng trắng hoặc nửa lòng đỏ.
Trẻ trên 7 tháng tuổi : Mỗi bữa được phép ăn tối đa nửa lòng đỏ trứng. Trường hợp trứng có kích thước quá to, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng đến lòng đỏ.
Trẻ từ 8-10 tháng tuổi: Mỗi bữa có thể ăn tối đa 1 lòng đỏ.
Trẻ từ 10-12 tháng tuổi : Mỗi bữa ăn có thể tiêu thụ tối đa 1 quả trứng, nên cho bé ăn cả lòng trứng và lòng đỏ.
Trẻ từ 1-2 tuần : Có thể cho bé ăn cách bữa, tối đa 3-4 quả trứng 1 tuần.
Người lớn : Tùy theo cách cân đối các nhóm chất trong bữa ăn thì có thể tiêu thụ 1-2 quả trứng một bữa và nên ăn dưới 4 bữa trứng trong tuần.
Người bệnh tim mạch, huyết áp cao : Chỉ nên ăn trứng từ 1-2 bữa trong tuần, mỗi bữa không nên ăn quá 1 quả.
Hướng dẫn chọn mua trứng an toàn
Để đảm bảo sức khỏe, khi chọn mua trứng, bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Chọn mua trứng sạch, phần vỏ thô ráp nhẹ nhưng không có nhiều tạp chất bẩn bám xung quanh.
- Tìm nơi mua chất lượng như siêu thị lớn hay chợ nông sản uy tín.
- Khi mua để ý xem trứng còn nặng hay không, khi cầm thấy nặng có nghĩa là trứng vẫn còn mới, vẫn giữ hàm lượng dinh dưỡng trọn vẹn.
- Có thể lắc nhẹ quả trứng, nếu không có âm thanh nghĩa là trứng còn tươi mới.
Nên chọn trứng tươi với phần vỏ không bị nứt hay xây xát
Nhìn chung, mỗi loại trứng đều mang những lợi ích nhất định đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất. Qua những phân tích về hàm lượng dinh dưỡng cụ thể trên đây, hy vọng bạn đọc đã biết được những loại trứng này khác nhau như thế nào.
Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chúng ta nên ăn có chừng mực, tránh ăn nhiều dẫn đến tình trạng thừa đạm, cholesterol, có thể gây ra nhiều nguy cơ cho người bệnh tim mạch, huyết áp cao. Ngoài ra, để tăng cường thể chất, nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm chắc chắn sẽ không đủ, bạn nên có kế hoạch tập luyện phù hợp và lâu dài.
Trứng ngỗng và trứng gà, loại nào tốt hơn?
Phụ nữ mang thai hay ăn trứng ngỗng vì quan niệm ăn vào con sẽ khỏe đẹp, thông minh. Tuy nhiên, thực tế giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.
Về giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà.
Cụ thể, trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP...
So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%). Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.
Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp...
Về an toàn vệ sinh thực phẩm thì trứng gà sạch hơn trứng ngỗng. Lý do vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng. Vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.
Trứng ngỗng có thực sự tốt cho bà bầu?
Thực tế, trứng ngỗng ăn không ngon và không được ưa chuộng như các loại trứng gà, trứng vịt, trứng cút nên rất ít người ăn, chủ yếu là phụ nữ mang thai. Giá một quả trứng ngỗng rất đắt, có khi bằng cả chục trứng gà do ít người mua dùng, phần lớn trứng đều được ấp để nuôi ngỗng lấy thịt.
Nhiều người phụ nữ quan niệm rằng khi có thai ăn nhiều trứng ngỗng thì thai phát triển khỏe mạnh, thông minh. Theo bác sĩ Tiến, điều đó không đúng. Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau - không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau.
Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn, khó tiêu. Nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ, bác sĩ Tiến cho biết.
Theo chuyên gia, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.
Ba tháng cuối thai kỳ, bà bầu hạn chế ăn quá mặn bởi ảnh hưởng đến huyết áp thai kỳ.
"Cố sống cố chết" ăn cả 100 quả trứng ngỗng trong 3 tháng cuối thai kỳ, vừa sinh con ra bà mẹ liền hối hận Trứng ngỗng rất to, lại không ngon như trứng gà mà vừa khô cứng vừa tanh. Bà bầu Tú Y mỗi lần ăn trứng ngỗng phải cố gắng lắm mới ăn hết cả quả. Chắc hẳn người mẹ nào cũng muốn con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh cũng như trắng trẻo, đáng yêu. Có không ít lời truyền miệng các mẹ...