Sau xăm môi nên ăn gì để lên màu đẹp?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhất định đến việc lên màu môi sau khi xăm, vì thế rất nhiều người đặt câu hỏi sau khi xăm môi nên ăn gì.
Xăm môi là phương pháp làm đẹp đang được nhiều người sử dụng những năm gần đây. Đây là thủ thuật tạo màu cho môi thông qua việc sử dụng đầu kim có mực đâm sâu vào thượng bì của môi.
Vì phương pháp này có gây ảnh hưởng nhất định tới thượng bì da của môi nên việc đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng sau khi xăm môi có tầm quan trọng nhất định để môi lên màu đẹp sau khi xăm.
Chính vì thế câu hỏi sau xăm môi nên ăn gì để lên màu đẹp nhận được sự quan tâm của rất nhiều người muốn thực hiện phương pháp làm đẹp này.
Câu hỏi sau xăm môi nên ăn gì để lên màu đẹp nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Sau khi xăm môi, chúng ta nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn vì sữa chua giúp hỗ trợ sinh trưởng niêm mạc môi, kháng khuẩn tự nhiên giúp đôi môi không bị viêm nhiễm, sẽ mau lành và lên màu đẹp hơn.
Để màu môi lên đẹp hơn sau khi xăm, chúng ta có thể ăn thêm cà rốt. Bởi loại củ này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất giúp tăng khả năng sản sinh hồng cầu làm cho đôi môi trở nên hồng hào, nhanh chóng lên màu hơn.
Video đang HOT
Đừng quên cà rốt trong danh sách những món ăn sau khi xăm môi để lên màu đẹp.
Ngoài ra, những loại rau củ chứa nhiều vitamin A cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn sau khi xăm môi.
Bởi vitamin A thúc đẩy sự hình thành của các tế bào da mới, giúp da nhanh lành và trẻ hóa, môi căng mọng, tươi trẻ, làm màu môi trở nên đẹp hơn.
Lựu chứa nhiều vitamin E phù hợp để đưa vào danh sách những món ăn sau khi xăm môi để lên màu đẹp.
Nếu độc giả vẫn chưa biết xăm môi nên ăn gì để lên màu đẹp thì đừng quên bổ sung lựu, xoài, đu đủ và ổi. Những trái cây này chứa nhiều vitamin E rất cần thiết cho việc hỗ trợ mực xăm lên màu đẹp cũng như làm lành vết thương.
Những điều cần biết về phun xăm môi vi chạm
Phun xăm môi vi chạm được coi là là phương pháp phun môi tiên tiến hiện nay. Phương pháp này giúp hạn chế tổn thương môi và thời gian làm lành cũng như lên màu được rút ngắn...
1. Ưu điểm của phun xăm môi vi chạm
Phun xăm môi vi chạm hay còn được gọi là công nghệ phun môi tế bào gốc. Với kỹ thuật tiên tiến thông minh nên khi phun môi sẽ giúp kỹ thuật viên thao tác chuẩn xác hơn kỹ thuật phun môi truyền thống.
Phương pháp này sử dụng đầu bút phun công nghệ mới, tinh xảo, thông minh. Thiết bị phun môi có 9 đầu kim siêu nhỏ, sử dụng mực phun môi organic, chỉ cần lướt nhẹ thì mực phun môi đã lên màu đều và bền. Hơn nữa, đầu kim siêu nhỏ nên hạn chế được tổn thương trên môi, hạn chế viêm nhiễm. Quá trình thực hiện phun xăm thực hiện khá nhanh.
Phun môi vi chạm đưa màu mực và tế bào gốc vào môi giúp màu môi đều đẹp, có độ căng bóng tự nhiên.
Không chỉ đưa màu mực vào môi mà phương pháp này còn bổ sung tế bào gốc. Việc kết hợp này sẽ giúp màu mực tiệp vào môi, môi lên màu tự nhiên, mềm mại, căng mọng và giảm thiểu tình trạng lão hóa. Tế bào gốc còn bảo vệ môi, nuôi dưỡng tận sâu tầng biểu bì, từ đó tăng khả năng tự hồi phục sau tổn thương. Phương pháp này cũng giúp chị em đi làm đẹp ít bị đau nhức, sưng viêm. Thời gian kiêng khem ngắn và cũng mau bong tróc da chết hơn.
Ngoài ra, phun môi vi chạm còn cải thiện khuôn môi. Do đó, với chị em phụ nữ có môi bị lệch, đường viền không rõ nét thì phương pháp này sẽ giúp định hình lại bờ môi đều và sắc nét hơn một cách tự nhiên.
2. Nhược điểm của phun môi vi chạm
Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn hẳn công nghệ phun môi truyền thống, nhưng phun môi vi chạm cũng có những nhược điểm nhất định:
- Phương pháp này không xử lý được những trường hợp môi bị thâm quá nặng. Trường hợp môi thâm nặng mà vẫn sử dụng phương pháp này lại cần tiến hành khử thâm trước. Sau khoảng 1 tháng khử thâm mới tiến hành phun môi vi chạm thì màu mới lên được, nhưng sẽ không hoàn toàn ưng ý như người có sắc môi nhạt. Do phải thực hiện nhiều bước, nên chi phí thực hiện phương pháp này cũng sẽ tăng lên không ít.
- Mặc dù sử dụng kỹ thuật tiên tiến, thông minh, giúp cho kỹ thuật viên tao tác chuẩn xác và nhẹ nhàng hơn rất nhiều... nhưng không phải thợ phun xăm nào cũng có thể thực hiện được. Để màu như lựa chọn và dáng môi sau phun nét đẹp, đòi hỏi kỹ thuật viên phun xăm phải có tay nghề vững, thẩm mỹ tốt.
- Sau khi phun môi vi chạm màu sắc sẽ bền. Đây là một ưu điểm nhưng cũng lại là nhược điểm nếu bạn muốn thay đổi màu môi.
Ngoài các nhược điểm trên, thì phun môi vi chạm cũng không hẳn là không có biến chứng. Các biến chứng xấu có thể xảy ra nếu thực hiện phun môi tại cơ sở làm đẹp chất lượng kém, thợ "non tay" như: Màu lên không chuẩn, tăng sắc tố môi, sưng tấy, nhiễm trùng, sẹo xấu, lệch môi...
Nên cẩn thận lựa chọn phương pháp và địa chỉ cũng như tay nghề của kỹ thuật viên để tiến hành phun môi.
3. Lưu ý sau khi phun môi vi chạm
Cũng như các phương pháp phun môi khác, sau khi phun môi vi chạm, bạn cũng cần thời gian để môi phục hồi. Cách chăm sóc, bảo vệ và chế độ dinh dưỡng cũng như lựa chọn thức ăn sau phun xăm cũng giống như các phương pháp truyền thống. Cụ thể:
Vệ sinh môi hằng ngày bằng nước muối sinh lý, 2-3 lần.
Không để môi tiếp xúc với nước sau khi phun môi vi chạm, ít nhất là 48 tiếng.
Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp xúc môi trường, vật dụng có thể khiến môi bị nhiễm khuẩn, tổn thương như: Khói bụi, ánh nắng mặt trời.
Không tô son trong 2 ngày đầu, tốt nhất là không tô son cho đến khi môi bong tróc và lành lặn trở lại.
Trong thời gian da chết bong tróc, không dùng tay gỡ, không dùng nước làm mềm để tăng tốc độ bong. Cần để da bong tự nhiên để tránh sẹo xấu. Sau khi bong hết lớp vảy da chết, sử dụng dưỡng môi để cấp ẩm, tránh để môi bị khô.
Để màu môi không bị ảnh hưởng và hạn chế sưng viêm, trong 10 ngày đầu cần tránh ăn các thực phẩm: Tôm, cá, thịt bò, thịt gà, trứng, rau muống, cà phê, trà, rượu bia, thực phẩm cay nóng, chiên xào...
Bổ sung 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, uống sữa tươi...
Ưu nhược điểm của phun xăm môi Phun xăm môi hiện đang là xu hướng làm đẹp được nhiều phụ nữ lựa chọn. Đây là phương pháp làm đẹp không xâm lấn sâu và hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi phun môi cần tìm hiểu kỹ về ưu và nhược điểm của phương pháp làm đẹp này. 1. Phun xăm môi là gì? Cần phân biệt kỹ thuật phun môi...