Ưu nhược điểm của phun xăm môi
Phun xăm môi hiện đang là xu hướng làm đẹp được nhiều phụ nữ lựa chọn. Đây là phương pháp làm đẹp không xâm lấn sâu và hiệu quả.
Tuy nhiên, trước khi phun môi cần tìm hiểu kỹ về ưu và nhược điểm của phương pháp làm đẹp này.
1. Phun xăm môi là gì?
Cần phân biệt kỹ thuật phun môi và xăm môi, mặc dù đây đều là phương pháp cải thiện màu sắc của môi bằng việc đưa mực vào môi.
- Phun môi là kỹ thuật sử dụng dụng cụ là các bút phun thêu có gắn những đầu kim siêu nhỏ, kích thước 0,02mm tác động lên vùng thượng bì của môi. Kỹ thuật này không xâm lấn sâu, dùng bút phun mực tạo màu cho lớp thượng bì da môi ở độ sâu khoảng 0,1mm – 0,2mm.
Đối với phương pháp phun môi, tác động nhẹ nhàng hơn nên tổn thương môi cũng nhẹ hơn. Màu môi sau khi phun sẽ tự nhiên, mịn màng và cải thiện tình trạng môi thâm, không đồng đều. Tuy nhiên, kỹ thuật này tác động lên vùng thượng bì, nông, nên màu môi sẽ nhanh phai.
Phun môi là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn.
- Xăm môilà kỹ thuật truyền thống, trước tiên kỹ thuật viên sẽ dùng kim đâm xuyên qua lớp sừng, sau đó thoa đều mực xăm lên hoặc lấy mũi kim nhúng vào mực trước rồi lăn lên bề mặt của vùng da môi.
Đối với xăm môi, mũi kim sử dụng trong quá trình phun xăm có kích thước lớn hơn, đâm sâu hơn vào lớp thượng bì nên có thể tác động tới các dây thần kinh, nên sẽ gây sưng môi. Thậm chí là có thể gặp phải biến chứng như sưng đau và nhiễm trùng.
Sau khi xăm, màu sắc sẽ đậm hơn, duy trì màu lâu hơn nhưng mực xăm không được tự nhiên, phần viền môi đậm hơn và dễ phát hiện ra dấu vết thẩm mỹ. Do đó hiện nay kỹ thuật xăm môi dần dần ít được sử dụng.
2. Phun xăm môi có ưu nhược điểm gì?
Sau khi phun xăm môi, màu sắc của môi sau khi phun sẽ tồn tại khá lâu, khó thay đổi, do đó cần biết về ưu – nhược điểm của phương pháp này để cân nhắc trước khi áp dụng.
Video đang HOT
2.1 Ưu điểm của phun xăm môi
Phun xăm môi là biện pháp giúp cho màu môi có màu sắc hồng hào hơn so với bình thường. Do đó những người sở hữu màu môi nhợt nhạt hoặc thâm sẽ rất thích hợp với phương pháp làm đẹp này.
Những người lười trang điểm mà muốn mình có đôi môi tươi sáng, không bị trôi màu khi ăn uống thì phun xăm môi cũng sẽ hữu ích. Khi màu sắc môi luôn tươi tắn giúp gương mặt tươi tắn hơn.
2.2 Nhược điểm
Hiện nay, công nghệ phun môi đã được cải tiến với dụng cụ ngày càng hiện đại, ít gây tổn thương cho môi hơn, nhưng trong quá trình phun môi, kỹ thuật viên vẫn cần phải sử dụng các mũi kim (dù siêu nhỏ) đâm xuyên qua da và phun màu.
Như vậy, phun môi vẫn còn có những nguy cơ, đặc biệt là nếu chọn phun môi ở cơ sở thẩm mỹ với kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản thì nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là làm mất thẩm mỹ.
Để có được màu sắc cũng như hình dáng môi như ý, cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định phun xăm môi.
Những nguy cơ có thể gặp phải:
- Nhiễm trùng: Nếu dụng cụ phun môi không được khử trùng sạch sẽ, an toàn thì nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ phun môi khá cao. Đặc biệt, cần phải sử dụng kim phun dùng 1 lần riêng cho từng người, nhưng nếu kỹ thuật viên làm ẩu, tái sử dụng kim phun thì nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus, HIV, herpes…
- Màu mực không đều : Nếu kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản, không đủ khéo léo thì nguy cơ để lại màu sắc trên môi không đều, viền môi không sắc nét, bị lệch môi hoặc lựa chọn màu môi không ưng ý như màu ban đầu đã chọn… sẽ khiến môi mất thẩm mỹ hơn.
Do đó, nếu quyết định xăm môi, cần tìm hiểu kỹ những vấn đề sau:
Kiểm tra xem cơ thể có bị dị ứng với hóa chất nào có trong mực xăm hay không?
Lựa chọn kỹ thuật viên có tay nghề cao, khéo léo và biết tư vấn về màu sắc mực phun phù hợp với màu da, khuôn mặt của người đi phun.
Kiểm tra khâu tiệt trùng và chắc chắn là kim phun môi đã được thay mới. Điều này sẽ giúp quá trình làm đẹp được diễn ra một cách an toàn.
Nối mi nhiều gây hại gì cho mắt?
Nối mi được nhiều chị em lựa chọn làm đẹp để khắc phục nhược điểm lông mi ngắn, lông mi thưa, lông mi không đều...
Thế nhưng keo dùng trong nối mi có thể gây hại cho mi mắt.
1. Một số bất lợi có thể xảy ra khi nối mi
Khi nối mi, người thợ sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để gắp từng sợi mi giả, nhúng vào keo dán rồi gắn vào mi thật. Quá trình thực hiện đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, khéo léo mới giúp hàng mi giả được gắn lên vừa cong, đều, mềm mại, tạo được vẻ đẹp tự nhiên.
Dưới đây là một số bất lợi có thể xảy ra:
1.1 Dị ứng
Mặc dù quá trình nối mi đã có dụng cụ bảo vệ để hạn chế hóa chất rơi vào mắt, mi mắt, da quanh mắt, nang lông, nhưng đây là một kỹ thuật khá tỉ mỉ, mà trong keo dán mi có chứa hóa chất có thể gây phản ứng dị ứng, gây sưng mi mắt, đỏ da vùng quanh mắt, đau rát...
Tình trạng này khá thường gặp, ngay cả người làm có kỹ thuật cao cũng khó tránh, khiến khách hàng bị dị ứng. Tình trạng này nếu nhẹ thì sẽ dịu dần và hết sau vài ngày đến 1 tuần. Nếu nặng hơn có thể khiến da quanh mắt đỏ, mí mắt sưng phồng kéo dài đến vài tháng, thậm chí nhiễm khuẩn mí mắt, cần phải điều trị.
Bản thân việc nối mi không gây ra tác hại, nhưng do trong keo dán có chứa một số hóa chất. Đặc biệt là nhiều loại keo chứa formaldehyde - là chất chủ yếu có thể gây ra kích ứng và dị ứng nêu trên. Ngoài ra, nếu nối mi mắt được thực hiện bởi kỹ thuật viên non tay, thiếu kinh nghiệm sẽ làm lớp keo gắn mi dính vào da quanh mắt gây tổn thương.
Nối mi mắt là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn.
1.2. Rụng lông mi
Ngoài tác hại do keo gắn mi, thì quá trình sau nối mi cũng gây ra không ít phiền phức, tác hại. Chẳng hạn như lông mi tự nhiên dễ bị rụng theo lực kéo của lông mi giả được gắn. Quá trình này thường xảy ra sau khoảng 2-3 tuần nối mi.
Quá trình gỡ lông mi giả, lực kéo cũng khiến lông mi thật bị rụng theo. Người đã và đang nối mi sẽ rất khó chấp nhận một hàng lông mi lưa thưa, không đều nên tiếp tục muốn thực hiện việc nối mi... Nếu thực hiện nối mi liên tục sẽ khiến mắt, mí mắt, da quanh mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.3. Đau mắt
Với hàng lông mi giả khó vệ sinh sạch hoàn toàn khỏi các bụi bám, nên dễ dẫn đến đau, ngứa mắt. Có đến hơn 50% chị em thường xuyên nối mi sẽ gặp các tình trạng viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi.
Ngoài nguyên nhân do bị kích ứng với keo dán lông mi kém chất lượng, thì việc dùng sử dụng nhiều lần sẽ gây bít tắc tuyến bã nhờn ở lông mi dẫn đến viêm mí mắt, sưng đỏ. Hóa chất này cũng gây kích ứng dẫn đến đỏ giác mạc, vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập gây ra các bệnh ở mắt.
2. Cách hạn chế tác hại khi nối mi mắt
Mặc dù làm đẹp bằng phương pháp nối mi mắt có nhiều tác hại, nhưng chúng ta vẫn có thể thực hiện, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế tác hại:
- Không nối mi mắt quá nhiều, nối mi mắt liên tục. Thời gian nghỉ sau mỗi lần gỡ lông mi giả nên là 2-3 tuần rồi mới nối mi cho lần sau. Tốt nhất chỉ nên nối mi mắt cho những sự kiện cần thiết mà không tiện đeo mi giả.
- Nếu quá trình nối mi mắt giả khiến lông mi mắt thật bị rụng, gây thưa thớt không đều, bạn cũng không nên hốt hoảng. Hãy bình tĩnh ngừng sử dụng việc nối mi trong một thời gian, điều trị các vấn đề (nếu có) do việc nối mi gây ra. Sau đó một thời gian lông mi thật sẽ mọc trở lại. Quá trình này không nhanh, nếu bạn thiếu tự tin thì hãy chọn phương pháp trang điểm phù hợp để che bớt nhược điểm này.
- Chọn người thực hiện nối mi chuyên nghiệp, có tay nghề cao, vừa giúp việc gắn mi được đẹp, vừa hạn chế tình trạng keo gắn mi rớt lên da mắt. Chọn lông mi giả và keo dán lông mi uy tín, bảo đảm. Không mua và sử dụng hàng không rõ nguồn gốc. Keo dán mi phải không chứa formaldehyde. Sử dụng dụng cụ nối mi đã được khử trùng cẩn thận.
Cần lựa chọn người thực hiện nối mi có kỹ thuật cao để hàng mi luôn được cong đều và hạn chế tác hại.
- Đối với người có làn da nhạy cảm, cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện nối mi.
- Trong 24 giờ sau khi nối mi, nên hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với nước để giữ độ bền. Sau đó, mỗi khi rửa mặt, dùng chổi masscara sạch để chải lông mi để giúp lông mi luôn thẳng hàng, không bị dính lộn xộn vào nhau.
- Dù có ngứa, cũng không nên dụi mắt, vì có thể khiến keo dán bị bong, hàng mi xô lệch... Không tự gỡ mi giả vì có thể khiến rụng mi thật nhiều hơn.
ThS.Trần Thị Luyến
Bí quyết làm mờ vết chai tay, chai chân giúp da mềm mại ngay tức khắc Bạn hãy bỏ túi mẹo dưới đây để xóa vết chai tay, chai chân ngay tại nhà. Do tiếp xúc trực tiếp với nhiều công việc và đồ vật nên vết vùng da chân tay rất dễ bị chai sần. Những vết chai tay, chai chân tuy không nguy hại tới sức khỏe của bạn, nhưng chúng khiến đôi tay, đôi chân của...