Sau khi tiêm vaccine COVID-19, bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Theo dõi VGT trên

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nhiều người nghĩ bị sốt mới sinh kháng thể, điều này liệu có đúng?

Theo BS.CKII Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, phản ứng của mỗi người với tác nhân bên ngoài là khác nhau. Do đó, sốt hay không sốt sau khi tiêm vaccine COVID-19 đều mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hoặc thậm chí không thể hiện người đó có được miễn dịch hay chưa.

“Người phản ứng nhiều, người phản ứng ít, người phản ứng nặng, người phản ứng nhẹ, thậm chí không phản ứng. Cho nên, tuỳ vào mỗi người mà sinh ra tỷ lệ kháng thể nhất định sau tiêm vaccine, chứ không phụ thuộc vào việc người đó phản ứng thế nào, sốt hay không sốt khi tiêm vaccine.

Các phản ứng như sốt, đau nhức người… chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra và hoạt động chống lại tác nhân lạ. Mặt khác, không sốt thì hệ miễn dịch vẫn hoạt động và chống lại tác nhân đó nhưng nhẹ nhàng hơn. Cả hai trường hợp đều hướng tới mục tiêu mang đến hiệu quả của vaccine COVID-19″, BS Hà nói.

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, bị sốt hay không sốt thì tốt hơn? - Hình 1

Người TP.HCM được tiêm vaccine COVID-19.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng nêu rõ, không phải cứ tiêm xong vaccine COVID-19 gặp phản ứng thì mới chứng minh cơ thể một người sản sinh ra kháng thể chống lại virus.

Video đang HOT

Việc có hay không có kháng thể phụ thuộc từng người, và người đó phải được xét nghiệm mới biết được. “Không phải ai khi tiêm vaccine đều sinh kháng thể ngay, kể cả người phản ứng sốt hay không sốt. Cũng không thể khẳng định người bị sốt sau khi tiêm sẽ có kháng thể hoặc nhiều kháng thể hơn người không phản ứng gì. Việc này tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người. Thậm chí có trường hợp người gặp phản ứng nhưng không sinh nhiều kháng thể bằng người chẳng có phản ứng gì”, ông Phu nói.

Còn theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM, việc sinh miễn dịch hay không sau tiêm vaccine COVID-19 là do miễn dịch, cơ địa của mỗi người. Việc cơ thể có các phản ứng như sốt, đau người, mệt mỏi không liên quan hay chứng minh rằng người đó có kháng thể chống lại virus hay không.

“Giống như việc có vaccine sau tiêm tạo miễn dịch hơn 90% nhưng có vaccine thì chỉ được trên 70% hoặc trên 80%. Vì vậy nói sốt, đau người hay sưng chỗ tiêm là sinh miễn dịch thì không dựa căn cứ khoa học nào cả. Thậm chí có người tiêm xong còn không thể sinh miễn dịch dù cơ thể phản ứng”, BS Khanh nói.

Còn theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, sau tiêm vaccine cơ thể sẽ tiếp xúc với một kháng nguyên lạ. Lúc này, phản ứng bình thường của cơ thể là huy động hệ miễn dịch chống lại và tiêu diệt kháng nguyên lạ đó, đồng thời tạo trí nhớ miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể để chống lại những đợt tấn công tiếp theo của kháng nguyên. Những phản ứng miễn dịch đó biểu hiện ra bên ngoài như đau tại chỗ tiêm, sốt, đau người, đau mệt mỏi… ở mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người phản ứng sau tiêm vaccine là khác nhau. Không phải ai sau tiêm cũng có biểu hiện phản ứng như sốt, đau người và điều này không phản ánh việc tạo miễn dịch của vaccine. Để đánh giá miễn dịch sau tiêm chính xác cần xét nghiệm máu định lượng kháng thể.

Băn khoăn hiến máu sau tiêm vaccine Covid-19

Dịch Covid-19 đang lây lan và diễn biến phức tạp khiến nhiều người băn khoăn, hiến máu sau khi tiêm vaccine Covid-19 có an toàn không, sau tiêm bao lâu thì được hiến máu.

Theo các chuyên gia y tế, hiến máu sau tiêm vaccine là an toàn. Người đã tiêm vaccine Covid-19, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus rất cao, nên chế phẩm đó rất tốt để điều trị cho bệnh nhân.

Hiến máu sau tiêm vaccine l à an toàn

Trong các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, vô cùng quan ngại là nguồn máu dự trữ giảm đáng kể, nhất là nhóm máu A và O, khiến nhiều người bệnh buộc phải hoãn điều trị. Đơn cử, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có gần 70 lịch hiến máu với dự kiến tiếp nhận 25.000 đơn vị máu bị hoãn, hủy. Trong khi Viện là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc với diện bao phủ là 40 triệu dân.

Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi vẫn còn hàng nghìn người bệnh thiếu máu mãn tính buộc phải trì hoãn truyền chế phẩm máu. Việc khích lệ hiến máu vẫn đang được triển khai khi nhiều người muốn hiến máu nhưng băn khoăn vì họ mới tiêm vaccine phòng Covid-19.

Băn khoăn hiến máu sau tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Tình nguyện viên hiến máu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Đề cập tới vấn đề này, TS Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho rằng, có nhiều cách để sản xuất các loại vaccine khác nhau. Nếu người dân được tiêm loại vaccine sử dụng các con virus bất hoạt hoặc làm cho nó bị yếu đi thì phải chờ ít nhất 4 tuần mới hiến máu. Với vaccine sử dụng loại virus (đưa một phần con virus SARS-CoV-2) vào trong cơ thể để gây phản ứng miễn dịch thì nên chờ khoảng 2 tuần. Còn vaccine sử dụng công nghệ mRNA, người dân hoàn toàn có thể đi hiến máu rất sớm sau đó. Sau tiêm vaccine Covid-19, nếu mỗi người cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có các phản ứng hoặc những tác dụng phụ do tiêm vaccine đã được giải quyết thì có thể hiến máu bình thường.

Theo chuyên gia, hiến máu không làm ảnh hưởng đến việc cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus và cũng không làm giảm tác dụng của vaccine sau khi đã tiêm vào cơ thể. Khi truyền máu, cơ thể người bệnh có thể nhận được một lượng nhỏ kháng thể chống lại virus từ máu của người hiến đã được tiêm vaccine hoặc đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể này quá nhỏ để có thể tạo ra sự khác biệt, do đó, không thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 ở người bệnh được nhận máu.

TS Bạch Quốc Khánh khuyến cáo, những người hiến máu phải thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Thêm vào đó, những ngày sau, nếu chẳng may chúng ta có nguy cơ trở thành F1, F2 nên liên lạc với đơn vị tiếp nhận máu của người hiến máu để có những biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động truyền máu. Qua các nghiên cứu, người ta thấy rằng, không có tình trạng bị lây truyền Covid-19 qua đường truyền máu. Vì thế, người hiến máu bị nhiễm Covid-19, máu của họ vẫn có thể được sử dụng, không ảnh hưởng gì đến bệnh nhân được tiếp nhận lượng máu đó.

Máu hiến từ người đã tiêm vaccine rất tốt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19

Đồng quan điểm, TS Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm máu Quốc gia cho rằng, các chế phẩm máu từ người hiến đã được tiêm vaccine Covid-19 sẽ rất tốt cho điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Với người đã tiêm vaccine, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 rất cao. Vì vậy, các chế phẩm máu mà họ hiến đã có các kháng thể đó sẽ rất tốt để điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân Covid-19 nặng cần truyền huyết tương.

"Với các bệnh nhân Covid-19, ngoài tổn thương phổi, họ còn gặp các triệu chứng rối loạn đông máu. Nhiều trường hợp cần sử dụng các chế phẩm huyết tương như: Huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh giàu yếu tố VIII (cryo). Đặc biệt, các trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng đa số có bệnh nền hoặc bệnh lý kết hợp khác. Do vậy, trong điều trị cũng cần dùng cả tới các chế phẩm máu khác như: Khối hồng cầu, khối tiểu cầu..." - TS Trần Ngọc Quế cho biết thêm.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Truyền máu Quốc tế, với người được tiêm vaccine Covid-19, chỉ khoảng 1 tuần sau tiêm là có thể hiến máu được. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể hiến máu giữa các mũi tiêm vaccine Covid-19, miễn là người hiến máu đang không gặp phải bất kỳ một tác dụng phụ nào từ vaccine như: Đau cơ, nhức đầu, ớn lạnh hay sốt... Việc hiến máu có thể tiếp tục sau khi hết tác dụng phụ.

Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, phản ứng miễn dịch của người hiến tặng đối với vaccine sẽ không bị gián đoạn khi cho máu và không làm giảm khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, mỗi cá nhân có thể hiến máu có kháng thể từ vaccine.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện ung thư từ vết máu trên áoPhát hiện ung thư từ vết máu trên áo
05:44:29 08/02/2025
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắmSau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm
05:51:38 07/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốcMệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc
09:28:24 07/02/2025
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểmPhân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm
11:49:06 08/02/2025
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổiBa trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi
08:58:24 07/02/2025
Bé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc namBé trai 7 tuổi hoại tử chân vì gia đình tự ý đắp thuốc nam
06:02:36 08/02/2025

Tin đang nóng

Nữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung QuốcNữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung Quốc
14:57:28 08/02/2025
Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú YênClip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên
12:27:51 08/02/2025
Danh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú YênDanh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú Yên
15:01:39 08/02/2025
Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhânKinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân
14:04:26 08/02/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tínhHoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tính
12:54:01 08/02/2025
Nữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần ThơNữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần Thơ
13:58:17 08/02/2025
Đòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinhĐòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinh
16:29:14 08/02/2025
Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?
12:01:33 08/02/2025

Tin mới nhất

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quả chanh thường xuyên?

11:46:37 08/02/2025
Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, việc tiêu thụ chanh ở mức độ vừa phải là rất quan trọng. Hàm lượng axit citric cao trong chanh có thể làm mòn men răng và dẫn đến sức khỏe răng miệng kém theo thời gian nếu tiêu thụ quá nhiều v...
Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

Loại quả đầy lông nhưng được ví như 'vị thuốc mùa xuân', ở Việt Nam có cực nhiều

10:33:14 08/02/2025
Hàm lượng chất xơ cao trong quả mơ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón. Chất xơ trong quả mơ còn giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

6 loại hạt giúp sống khỏe, kéo dài tuổi thọ

10:25:06 08/02/2025
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại hạt rất quan trọng cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt đối với những người trên 50 tuổi. Các loại hạt tốt cho sức khỏe tổng thể với các lợi ích phòng ngừa bệnh tật.
Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

Tăng cường đốt cháy calo nhờ các gia vị trong nhà bếp

10:19:19 08/02/2025
Bạn có thể rắc gia vị quế lên bột yến mạch, pha trà, hoặc kết hợp trong các món sinh tố và món tráng miệng để tận hưởng hương vị đặc trưng cùng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?

07:25:59 08/02/2025
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat... Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.
Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

Cứu sống trẻ sơ sinh bị vỡ dạ dày kèm xoắn ruột nguy kịch, hiếm gặp

06:20:25 08/02/2025
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã kịp thời phẫu thuật cứu sống một trẻ sơ sinh bị bệnh đặc biệt nguy kịch.
Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A ở trẻ nhỏ

06:14:51 08/02/2025
Việc chăm sóc trẻ mắc cúm A cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.
Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

06:12:53 08/02/2025
Theo bác sĩ Thúy, cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý

06:11:04 08/02/2025
Ngoài trường hợp này, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do giá rét

05:50:15 08/02/2025
Người cao tuổi và những người có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cần tránh ra ngoài khi trời quá lạnh. Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ và được đưa đi khám ngay khi có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, không nên tự ý dùng thuốc.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.

Có thể bạn quan tâm

HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

Sao việt

17:54:49 08/02/2025
Cụ thể, khi một người trong ekip nhắc đến chuyện tình cảm gần đây của Lê Hoàng Phương thì nàng hậu ngay lập tức có biểu cảm kém vui, thể hiện sự không thoải mái.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Ẩm thực

17:50:45 08/02/2025
Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon. Thỉnh thoảng hãy chế biến một bữa ăn giản dị, gần gũi như thế này hẳn cả nhà sẽ thích thú.
Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Netizen

17:15:26 08/02/2025
Đoạn video ghi lại cảnh một cô gái tham gia đấu vật cùng đối thủ nam trong lễ hội đầu xuân ở Bắc Ninh vẫn đang thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Trắc nghiệm

17:09:59 08/02/2025
Để tránh rước những điều không may mắn trong ngày đầu xuân năm mới, bữa cơm Tết nên kiêng chuẩn bị 5 món sau đây.
Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

Thế giới

17:01:59 08/02/2025
Tuy nhiên với những thông báo mới nhất được đưa ra trong ngày 7/2, giới phân tích cho rằng không rõ điều này sẽ ảnh hưởng đến những cam kết trên của ông Trump như thế nào.
Phim Việt chiếm top 1 phòng vé bị chê khắp MXH, netizen than trời "làm sao để lấy lại tiền vé?"

Phim Việt chiếm top 1 phòng vé bị chê khắp MXH, netizen than trời "làm sao để lấy lại tiền vé?"

Hậu trường phim

16:20:48 08/02/2025
Doanh thu cao, liên tục được mở thêm suất chiếu, là chủ đề cực nóng trên mạng xã hội hiện tại nhưng thực tế thì Đèn Âm Hồn lại đang phải nhận về khá nhiều phản hồi gay gắt từ cư dân mạng.
Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Nhạc quốc tế

15:55:51 08/02/2025
Vừa qua, hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện trao đổi vé của SEVENTEEN được fan truyền tay nhau trên mạng xã hội.
Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy

Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy

Sao âu mỹ

15:52:11 08/02/2025
Đoạn clip ghi lại màn xuất hiện của Taylor Swift - Miley Cyrus cũng nhanh chóng gây bão mạng xã hội trong buổi sáng 8/2.
Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

Tin nổi bật

15:27:26 08/02/2025
Anh Nguyễn Văn Gia Bảo cùng bạn gái lên Đà Lạt để chụp ảnh cưới thì bị nạn, kế hoạch của hai người hoãn lại để điều trị vết thương.
Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

15:24:08 08/02/2025
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Phương Mai để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.