Sáng 30/3: Hơn 7,15 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi; Theo dõi sức khoẻ F0 mang thai điều trị tại nhà thế nào?
Theo Bộ Y tế đến nay hơn 7,15 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; tỷ lệ ca COVID-19 nặng, tử vong liên tục giảm sâu; đến nay tỷ lệ tử vong ở nước ta ở mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; Theo dõi sức khoẻ F0 mang thai điều trị tại nhà thế nào?
Hơn 7,15 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi bệnh
Ngày 29/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 88.378 ca mắc COVID-19 mới, tăng 5.003 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (có 61.258 ca trong cộng đồng). Hà Nội cùng 32 tỉnh, thành phố khác ghi nhận ca mắc mới từ 1.000 đến gần 9.000 ca/ ngày.
Trung bình số ca mắc COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 103.374 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.386.489 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.021 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.378.773 ca, trong đó có 7.151.029 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Theo Bộ Y tế tỷ lệ người mắc COVID-19 nặng, tử vong tại Việt Nam liên tục giảm sâu trong thời gian qua và đến nay tỷ lệ tử vong ở mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.458.587), TP. Hồ Chí Minh (592.677), Nghệ An (384.741), Bình Dương (374.529), Hải Dương (339.411).
Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam được điều trị khỏi là 7.153.846 trường hợp.
Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nặng, tử vong liên tục giảm sâu trong thời gian qua
Về công tác điều trị cho thấy, trong số các ca COVID-19 đang điều trị hiện có 3.639 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.920 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 322 ca; Thở máy không xâm lấn: 96 ca; Thở máy xâm lấn: 296 ca; ECMO: 5 ca
Số bệnh nhân tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 57 ca/ ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.306 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Theo Bộ Y tế dù dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam đến nay đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tỷ lệ mắc bệnh nặng, tử vong liên tục giảm sâu trong thời gian qua và đến nay tỷ lệ tử vong ở mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tiếp tục nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ F0 điều trị, theo dõi sức khỏe tại nhà
Hiện nay đang điều trị, giám sát hơn 2,19 triệu trường hợp mắc COVID-19, trong đó đa phần là điều trị, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Ngành y tế trên toàn tuyến tiếp tục nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.
Phân bổ đủ thuốc kháng virus để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19. Khuyến khích thành lập các mô hình đội tình nguyện; huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, tình nguyện viên… để tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; về cơ bản chuyển điều trị tại cộng đồng.
Theo dõi tình trạng sức khỏe đối với phụ nữ có thai mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà thế nào?
Theo Quyết định 775/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19. Bộ Y tế hướng dẫn cách theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà đối với phụ nữ có thai mắc COVID-19 như sau:
- Đo thân nhiệt ít nhất 02 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hàng ngày;
- Các dấu hiệu của thai kỳ: cử động thai; các dấu hiệu bất thường về sản khoa.
- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường hoặc có một trong bất cứ dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa.
Về quản lý thai, chăm sóc thai nghén
- Duy trì khám thai định kỳ và khám thai vào bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc khi có chỉ định của nhân viên y tế;
- Nếu thai phụ đến ngày hẹn khám thai và không có các dấu hiệu bất thường về sản khoa, có thể khám thai từ xa hoặc tư vấn thai phụ đợi đến ngày hết cách ly;
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động và tập thể dục, bổ sung vi chất dinh dưỡng, không sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, chất gây nghiện khác;
- Duy trì bổ sung sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế (tạm dừng khi có các triệu chứng nôn, tiêu chảy).
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 30/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 484.833.728 ca COVID-19, trong đó có 6.155.295 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.430.300 và 3.556 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục là 418.791.942 người, 59.886.491 bệnh nhân đang điều trị tích cực và 58.336 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 347.374 ca; Đức đứng thứ hai với 237.858 ca; tiếp theo là Pháp (217.480 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 419 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Nga 339 ca và Đức với 331 ca.
Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.672.941 người, trong đó có 1.004.747 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.023.010 ca nhiễm, bao gồm 521.131 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 29.882.397 ca bệnh và 659.241 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 177,2 triệu ca, tiếp đến là châu Á với trên 138,1 triệu ca . Bắc Mỹ ghi nhận gần 96,4 triệu ca, Nam Mỹ là trên 56 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,7 triệu ca và châu Đại Dương gần 5,3 triệu ca.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì? Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược...