Sản phụ 21 tuổi ở TPHCM đông đặc phổi khi sắp sinh, hai mẹ con nguy kịch
Các bác sĩ phát hiện thai phụ 21 tuổi tổn thương đông đặc phổi 80% sau khi mắc căn bệnh nguy hiểm, oxy máu quá thấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
Ngày 10/12, đại diện Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) cho biết, các bác sĩ nơi này vừa cứu sống một trường hợp sản phụ nguy kịch do nhiễm cúm A.
Sản phụ là chị H.N. (21 tuổi, ngụ TPHCM). Theo bệnh sử, chị N. mang thai lần đầu hoàn toàn khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh lý tim mạch hay hô hấp. Khi thai được gần 33 tuần tuổi, chị N. và các thành viên trong gia đình có triệu chứng sốt nhẹ, ho, chảy mũi, đau họng.
Tưởng chỉ là cảm lạnh thông thường, ban đầu thai phụ không quan tâm. Tuy nhiên 4 ngày sau đó, bệnh nhân cảm thấy khó thở, sốt cao nên đã đến bệnh viện khám và nhập viện.
Chưa đến 12 giờ sau khi nhập Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thai phụ suy hô hấp tiến triển rất nhanh, tổn thương đông đặc gần 80% nhu mô phổi khiến bệnh nhân phải đặt nội khí quản và thông khí xâm lấn.
Bệnh nhân tổn thương phổi nặng do cúm lúc nhập viện (Ảnh: BV).
Mặc dù được các bác sĩ hỗ trợ thở máy tối đa, nhưng oxy máu của người bệnh quá thấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé. Lúc này, các bác sĩ sản khoa và hồi sức tim mạch vừa mổ lấy thai cấp cứu, vừa can thiệp oxy hóa máu màng ngoài cơ thể (ECMO) cho bệnh nhân.
Sau 21 ngày can thiệp ECMO, chị N. đã phục hồi tốt, dự kiến sẽ sớm được trở về với gia đình và con mới sinh.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thanh Nam, khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết sản phụ nhập viện trong bệnh cảnh rất nặng, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp với tổn thương nhu mô phổi hai bên gần như hoàn toàn, đồng thời kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A.
Video đang HOT
Khi xác định thai kỳ phát triển bình thường, với tình trạng nguy kịch hô hấp của người mẹ, ekip điều trị đã quyết định mổ lấy thai cấp cứu để có thể đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé, đồng thời can thiệp ECMO nhằm hỗ trợ phổi và cứu tính mạng mẹ.
Ngay sau khi mổ lấy thai, ekip bác sĩ hồi sức sơ sinh cũng hỗ trợ tốt việc hô hấp cho bé sinh non tháng.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Vũ Như Quỳnh, khoa Hồi sức tim mạch chia sẻ thêm, mặc dù đã được can thiệp ECMO, nhưng với tổn thương nhu mô phổi quá nặng do cúm, có những thời điểm oxy máu sản phụ không được đảm bảo trong mức an toàn.
Sau 5 ngày được kiểm soát thân nhiệt cùng các biện pháp can thiệp tích cực, sản phụ bắt đầu cải thiện. Một tuần sau khi can thiệp ECMO, chị N. tỉnh táo hoàn toàn, và đến hơn 2 tuần từ khi điều trị mới cải thiện rõ rệt chức năng phổi.
Sau 21 ngày can thiệp ECMO, nữ bệnh nhân đã phục hồi tốt (Ảnh: BV).
Theo tiến sĩ, bác sĩ Võ Hồng Minh Công, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đây là trường hợp điển hình cho thấy sự nguy hiểm của cúm mùa.
Mặc dù cúm mùa thường không gây triệu chứng nguy kịch trên người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng với các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là thai phụ, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng thậm chí đe dọa tính mạng.
Phụ nữ mang thai mắc cúm có thể còn gặp các biến chứng trong thai kỳ như sinh non, thai chết lưu, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Vì vậy, việc phòng ngừa cúm mùa ở phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng.
Để phòng ngừa cúm hiệu quả, ngoài việc tiêm phòng cúm, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tuân thủ các biện pháp như: rửa tay thường xuyên, đúng cách; che miệng khi ho, hắt hơi; tránh tiếp xúc với người bệnh; vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát; ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu có các triệu chứng nghi ngờ cúm, phụ nữ mang thai không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Những bệnh trẻ rất dễ gặp khi thời tiết chuyển lạnh cha mẹ cần biết
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh.
Dưới đây là những bệnh cha mẹ cần lưu ý:
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi, biểu hiện qua sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, hoặc đau đầu. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong giai đoạn đầu. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng thường nặng hơn trong 3-5 ngày đầu và có thể mất khoảng 7-10 ngày để hết hoàn toàn.
Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các vùng tay, chân, ngực, đầu và cổ; cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ lạnh và bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả và rau xanh.
(Ảnh minh họa).
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) / Viêm phế quản
Viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù các virus khác cũng có thể gây bệnh. Triệu chứng bệnh thường giống cảm lạnh trong giai đoạn đầu, sau đó có thể tiến triển thành khó thở, khò khè và mất nước.
Hầu hết các trẻ có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu trẻ khó thở hoặc mất nước, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện.
Cảm cúm
Cúm thường khởi phát đột ngột với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ. Sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Hiện có các thuốc kháng virus giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh, nhưng cần được sử dụng sớm và chủ yếu dành cho trẻ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học, biểu hiện bằng đau họng, đau đầu và đau dạ dày, kèm theo sốt cao hoặc nôn mửa. Bệnh thường không đi kèm với triệu chứng như cảm lạnh hoặc ho và có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Trẻ cần ở nhà cho đến khi hết sốt 24 giờ và đã sử dụng kháng sinh.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, kèm theo tiếng thở khò khè. Trẻ bị ho nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Để làm giảm triệu chứng, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với không khí khô mát hoặc không khí nóng ẩm. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khí dung và dùng steroid.
Viêm phổi
Không giống các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra và có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể bắt đầu từ một cơn cảm lạnh nhưng sau đó diễn tiến xấu hơn, hoặc ban đầu có vẻ như đã thuyên giảm nhưng sau đó lại nặng trở lại. Nếu trẻ cảm thấy sốt cao và ho nặng hơn sau vài ngày cảm lạnh, có thể đây là dấu hiệu của viêm phổi và cần đưa trẻ đi khám.
Cha mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong những tháng lạnh và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị.
Nhận biết viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh đường hô hấp dễ xảy ra nhất vào thời điểm giao mùa. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm...