Đau mắt đỏ mùa mưa lũ và cách chăm sóc đúng
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, đây là bệnh dễ gặp sau những đợt mưa lớn.
Bệnh đau mắt đỏ nguy cơ lây lan và bùng phát nếu chúng ta không phòng ngừa, giữ vệ sinh cá nhân.
Đau mắt đỏ sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch. Môi trường vùng nước ngập hay trong bão lũ có độ ẩm gần như tuyệt đối, nhiệt độ môi trường từ 20 – 30 độ C khiến các vi sinh vật gây bệnh cho mắt sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, gây bệnh nhiều hơn, trong khi đó nước bẩn sẽ là môi trường lan truyền bệnh dễ dàng nhất. Do vậy phòng ngừa bệnh mắt luôn phải đi kèm vệ sinh mắt với vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, mưa lụt có thể gây bệnh viêm hắc võng mạc hoại tử do ký sinh trùng mang tên Toxoplasma Gondii, vốn rất dễ lây truyền qua nước bẩn như đã từng xảy ra ở Braxin. Lứa tuổ.i dễ mắc các bệnh mắt thuộc 2 nhóm yếu và nhạy cảm là tr.ẻ e.m dưới 15 tuổ.i, người lớn trên 65 tuổ.i.
Bệnh đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan từ người này sang người khác và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do virus đều nhẹ. Nhiễ.m trùn.g thường sẽ hết sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thế, nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa.
Khi có biểu hiện đau mắt đỏ cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Triệu chứng đau mắt đỏ
Người bệnh đau mắt đỏ có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch má.u), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.
Xử trí khi bị đau mắt đỏ và các biện pháp hỗ trợ
Video đang HOT
Cần lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Khi bị bệnh nên nghỉ học, nghỉ làm và không đến nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
Khi bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với tr.ẻ e.m). Về thuố.c nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt.
Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuố.c theo đơn của thầy thuố.c. Không tự ý mua thuố.c nhỏ mắt. Không dùng chung thuố.c nhỏ mắt của người khác.
Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu… Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi người bệnh thấy đau ở mắt hoặc có vấn đề khi nhìn.
Khi người bệnh thấy nhạy cảm với ánh sáng (thấy khó chịu khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh).
Khi có triệu chứng kéo dài cả tuần hoặc hơn, hoặc triệu chứng không bớt mà ngày càng tệ.
Khi người bệnh mắt ra rất nhiều mủ hoặc ghèn.
Khi người bệnh có triệu chứng khác của nhiễ.m trùn.g như sốt hoặc đau nhức… cần đến bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.
Lời khuyên phòng tránh lây nhiễm đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ rất dễ lây từ người sang người. Hãy làm theo những lời khuyên này để không lây nhiễm cho người khác hoặc lây nhiễm cho chính mình.
Sử dụng khăn hoặc khăn giấy sạch mỗi lần lau mặt và mắt.
Dùng khăn mặt riêng.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi ho, hắt hơi.
Cố gắng không chạm tay vào mắt. Nếu chạm, hãy rửa tay ngay lập tức.
Không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễ.m trùn.g.
Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết viêm kết mạc.
Nhìn nhau có làm lây đau mắt đỏ?
Tôi nghe nhiều người nói đừng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ kẻo bị lây. Xin hỏi điều này có đúng không?
Tôi nghe nhiều người nói đừng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ kẻo bị lây. Xin hỏi điều này có đúng không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là bệnh truyền nhiễm khiến mắt bạn bị đỏ và chảy nước. Đây là tình trạng viêm kết mạc, lớp trong suốt ngoài cùng của mắt. Tình trạng thường thuyên giảm trong vòng 7-14 ngày kể từ khi bị nhiễ.m trùn.g.
Những nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc là nhiễ.m trùn.g (virus và vi khuẩn), dị ứng và dị vật. Đôi khi, các bệnh tự miễn cũng có thể gây ra những triệu chứng này.
Hầu hết loại viêm kết mạc có thể lây lan từ tay sang mắt. Bạn cũng dễ bị lây khi chạm vào các vật thể bị nhiễm virus. Viêm kết mạc do virus cũng có thể lây lan qua các giọt hô hấp.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy căn bệnh này lây sang người khác khi nhìn trực tiếp vào mắt người bệnh.
Các triệu chứng có thể khác nhau tùy loại viêm kết mạc. Tuy nhiên, hầu hết đều có một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
Đỏ một hoặc cả hai mắt
Ngứa ở mắt
Chảy nước mắt
Mí mắt sưng tấy
Nhạy cảm với ánh sáng
Chất dịch đặc hoặc có màu từ mắt
Đóng vảy mí mắt hoặc lông mi
Mờ mắt
Khó chịu khi sử dụng kính áp tròng
Nhiễ.m trùn.g có thể xuất hiện ở một mắt trước tiên và sau đó lan sang mắt kia. Mặc dù nó thường biến mất khi dùng thuố.c và vệ sinh đúng cách, một số loại viêm kết mạc có thể kéo dài hàng tuần.
Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và điều trị thích hợp để tránh mọi biến chứng, ngăn tình trạng nhiễ.m trùn.g không trở nên nguy hiểm hơn.
Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả? Không ít người mách nhau dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ, vậy chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả? Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát trên cả nước, vì thế mà không ít người truyền tai nhau phương pháp dùng lá trầu không để rửa mắt. Vậy nhưng có nên dùng lá trầu không...