Sai lầm nhiều người mắc: Triệt tiêu tinh bột khiến não bị đơ
Ám ảnh với cân nặng và mong muốn giảm cân cấp tốc, nhiều người ăn kiêng bằng cách cắt bỏ thực phẩm chứa tinh bột, đường, thay bằng rau quả nhưng chỉ được vài ngày họ đều chào thua vì đầu óc cứ đơ đơ.
Đến khám tư vấn điều trị béo phì tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, anh Nguyễn Hữu H. (36 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) chia sẻ về cân nặng quá khổ của mình. Anh H. cho biết anh béo khoảng 10 năm nay, ban đầu cân nặng từ 70 kg lên 80 kg và chỉ trong 3 năm trở lại đây anh H. tăng lên 105 kg.
Vì quá béo, bản thân anh đã áp dụng rất nhiều chế độ ăn giảm cân từ keto tới nhịn ăn gián đoạn. Nhưng mỗi lần áp dụng ăn kiêng anh H. thấy tim đập nhanh hơn, người mệt, đầu đơ đơ thậm chí tay chân bủn rủn, vã mồ hôi nên anh lại vội vàng ăn.
Quyết tâm giảm cân nhưng chế độ ăn kiêng khem quá khó khiến anh H. không thể vượt qua được hành trình giảm béo của mình.
Không riêng gì anh H., chị Thái Ngọc M. (28 tuổi, Hà Nội) cũng tương tự. Kết hôn được hơn 1 năm nhưng chưa có con, đi khám bác sĩ cho rằng chị cần phải giảm cân để có con. Chị M. chọn ăn kiêng một cách khắc khổ. Mỗi ngày, chị chỉ ăn salat trộn với trứng hoặc ít thịt.
Từ cân nặng 74kg, 4 ngày đầu chị giảm được 3kg nên càng hăng say ăn khắc khổ hơn nhưng chỉ được 1 tuần, chị thấy dấu hiệu đánh trống ngực, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn.
Tư vấn cho các trường hợp này, GS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng chế độ ăn low-carb hay keto để giảm cân đều khiến cơ thể mất cân đối về dinh dưỡng và họ đều thất bại vì sau khi giảm được số cân (kg) họ mong muốn nhưng dừng ăn kiêng thì cân nặng lại tăng lên.
Bệnh nhân đến tư vấn béo phì tại BV Việt Đức.
GS Giang cho rằng, giảm cân ở người béo là y khoa không phải là tư vấn chia sẻ trên mạng là đủ. Hàng ngày, cơ thể con người đều cần ba chất sinh năng lượng gồm đạm, chất béo, bột đường. Khi đó, não không được cung cấp đủ chất bột đường để làm việc, từ đó gây mệt mỏi, kém tập trung. Chế độ ăn như vậy kéo dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới cơ thể.
Theo TS.BS Lưu Ngân Tâm – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Chợ Rẫy, triệt tiêu luôn tinh bột thực ra đây là quan điểm sai hoàn toàn. Tinh bột khi ăn vào hấp thụ vào máu chuyển thành gluco cung cấp cho nhiều cơ quan của cơ thể từ não, tim, gan. Cơ thể cần nguồn tinh bột này để cung cấp cho cơ quan đó hoạt động. Nếu bạn triệt tiêu tinh bột hoàn toàn thì cơ thể không có năng lượng hoạt động.
Vì cơ thể không thể ngừng hoạt động nên khi thiếu gluco cơ thể phải chuyển hóa từ protein vào hoặc đốt từ cơ vào để chuyển thành đường. Chỉ riêng não mỗi ngày cần 100 gam đường, nếu bạn thiếu đường thì đôi khi não bị ảnh hưởng. Hơn nữa, những người nhậu nhẹt thì càng phải ăn thêm đường bởi vì giảm áp lực cho gan chuyển hóa đường.
Khi ăn đường, bạn cần ăn như thế nào cho đủ. TS Tâm cho rằng ăn đủ để không bị béo mà cơ thể vẫn hoạt động được chứ không phải là cắt bỏ hoàn toàn.
Video đang HOT
PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng – Trưởng phân môn Tiêu hóa – Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, không có chất nào là tuyệt đối và các chất đều cần cho cơ thể. Nhiều người ăn kiêng tuyệt đối rồi lại tự bổ sung vitamin cho cơ thể nhưng thực chất nhịn ăn rồi bổ sung vitamin liều cao là không đúng. Nếu bạn ăn thừa vitamin nó cũng sẽ đào thải ra ngoài hết mà không hề hấp thụ vào cơ thể như bạn mong muốn.
Một chế độ ăn triệt tiêu thành phần nào đó đều sai và mất đi cân đối. Theo PGS Hoàng, mỗi thực phẩm đều có vai trò khác nhau với cơ thể. Khi bạn bỏ một thành phần có thể gây thiếu chất. Đặc biệt là cắt tinh bột càng nguy hiểm. Tinh bột là năng lượng để cơ thể hoạt động. Thành phần gluco là dinh dưỡng cần thiết cho não bộ và các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Còn mỡ, đạm là chất cấu tạo tế bào của cơ, xương… nên không thể bỏ chất gì.
Khi ăn, PGS Hoàng cho rằng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng như đạm bao nhiêu %, mỡ là bao nhiêu %, gluco là bao nhiêu % còn lại là khoáng chất. Nếu bạn ăn “lệch” thì hoạt động của cơ thể cũng bị ‘lệch’ theo.
Thực tế, dinh dưỡng như thế nào cho hiệu quả rất khó. Đôi khi ám ảnh về giảm cân, béo phì khiến các chế độ ăn lan truyền trên mạng được nhiều người làm theo.
Khi bạn muốn giảm cân, bác sĩ Hoàng cho rằng bạn nên tới các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ tư vấn rõ ràng một chế độ ăn với các thành phần cân bằng với nhu cầu của cơ thể.
Loại gạo tốt nhất cho người bệnh tiểu đường và cholesterol cao
Có lẽ bạn đã biết ăn cơm trắng gây bất lợi đối với người bệnh tiểu đường, vì nó chứa tinh bột, lại có chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau khi ăn.
Vậy phải làm sao?
Rất may là có một loại gạo cũng ngon miệng không kém, lại rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Đó là gạo đen, theo tờ Health Shots.
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đôi khi một sự hoán đổi đơn giản có thể cho kết quả tốt hơn! Hãy thử chuyển từ gạo trắng sang gạo đen để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Sau đây, chuyên gia Hari Lakshmi, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng ở Bệnh viện Phụ sản Chennai (Ấn Độ), giải thích lý do tại sao gạo đen là lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường.
Chuyên gia Lakshmi nói, gạo đen có chứa mầm giàu chất dinh dưỡng và lớp cám, trong khi gạo trắng chỉ giữ lại hạt gạo giàu tinh bột, điều này làm cho gạo đen trở thành lựa chọn tốt hơn.
Tại sao gạo đen tốt cho người bệnh tiểu đường?
Và đây là 5 lý do tại sao gạo đen tốt cho người bệnh tiểu đường:
1. Quản lý lượng đường trong máu
Do hàm lượng chất xơ và protein cao trong gạo đen, nó làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Hơn nữa, gạo đen có chỉ số đường huyết thấp - chỉ 42,3 so với gạo trắng là 72.
2. Hỗ trợ giảm cân
Tăng cân có thể tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh và đó là một trong những lý do chính người bệnh tiểu đường nên tránh ăn gạo trắng. Mặt khác, gạo đen có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý.
3. Siêu thực phẩm không chứa gluten
Bệnh nhân tiểu đường nên tránh gluten vì nó có thể có tác dụng phụ tiêu cực trên đường tiêu hóa, như đầy hơi và đau bụng. Gạo đen không chứa gluten
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngay cả người không mắc bệnh tiểu đường, ăn gạo đen vẫn tốt hơn. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách duy trì lượng đường trong máu vì chứa nhiều chất xơ và magiê, theo Health Shots.
5. Giàu chất dinh dưỡng
Gạo đen có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nó rất giàu protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và một số loại vitamin và khoáng chất.
Tại sao gạo đen tốt cho người có mức cholesterol cao?
Ngoài ra, gạo đen còn là vũ khí chống lại cholesterol cao, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Gạo đen có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch. Nó cũng hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu LDL - nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh tim mạch. Vì vậy, nó đã được chứng minh để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, theo nhật báo India.
Những lợi ích sức khỏe khác của gạo đen
Cải thiện sức khỏe gan: Sự tích tụ chất béo trong gan gây ra gan nhiễm mỡ. Các chất chống oxy hóa trong gạo đen giảm chất béo và phục hồi các chức năng bình thường của gan.
Hỗ trợ sức khỏe của mắt do có chứa vitamin E và carotenoid. Nó cũng có lợi cho người cao tuổi vì ngăn ngừa các vấn đề về mắt có thể dẫn đến mù lòa. Gạo đen cũng làm giảm tác hại của tia UV đối với mắt.
Rất may là có một loại gạo cũng ngon miệng không kém, nhưng lại rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Đó là gạo đen. Ảnh SHUTTERSTOCK
Là nguồn chất xơ tốt, nó giúp hỗ trợ nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, đầy hơi và tiêu chảy và ngăn ngừa béo phì, theo India.
Cách nấu cơm với gạo đen
Vo gạo 2 - 3 lần
Ngâm gạo trong nước qua đêm
Nấu cơm: Lượng nước luôn gấp đôi lượng gạo.
Nghiên cứu tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường Một nghiên cứu mới đã tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người mới mắc bệnh tiểu đường và người bị tiền tiểu đường. Đó là cắt giảm lượng tinh bột còn một nửa, và tăng lượng đạm thêm 20%. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ Diabetes Care, đã giải đáp...