Theo dõi chặt diễn biến dịch sởi ở tỉnh Thái Bình
Ghi nhận từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, dịch sởi có chiều hướng tăng hơn cùng kỳ năm 2024, xuất hiện nhỏ lẻ, rải rác tại các huyện, thành phố và nằm trong tầm kiểm soát của y tế địa phương.
Kiểm tra tiêm phòng vaccine sởi tại Trạm Y tế Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Theo đó, từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Bình ghi nhận 87 trường hợp, riêng trong tuần từ ngày 17/3 đến 23/3 ghi nhận 9 trường hợp mắc sởi. Triệu chứng chung của bệnh nhân là sốt, mệt mỏi, đau đầu và đỏ mắt. Xuất hiện ban đỏ trên da, bắt đầu từ khu vực sau tai và lan rộng xuống cổ, mặt, thân và chi.
Tại Bệnh viện Nhi Thái Bình, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận, điều trị cho gần 100 trẻ em mắc bệnh sởi (có cả bệnh nhân từ địa phương khác đến). Hiện còn 17 trường hợp đang tiếp tục nằm viện điều trị.
Đến nay, tại địa phương chưa có ca tử vong do bệnh sởi. Các ca bệnh, ổ dịch được phát hiện, xử lý theo đúng quy định.
Một trẻ em bị bệnh sởi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình.
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus sởi (virus Polinosa morbillorum) gây ra. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Virus này ảnh hưởng đến hệ hô hấp và lan truyền nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt nước bắn ra từ mũi hoặc miệng của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi, cũng như qua tiếp xúc với các bề mặt mà virus đã lưu lại.
Video đang HOT
Bệnh sởi thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và đặc biệt là những người chưa được tiêm phòng hoặc không có miễn dịch đối với virus sởi. Vì vậy, việc hiểu và nhận thức về bệnh sởi là rất quan trọng để có thể phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả, bảo đảm sức khỏe và an toàn cho cộng đồng.
Trước tình hình này, Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã ban hành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng dịch sởi từ ngày 20 đến 27/3 với mục tiêu 95% trẻ em chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi được tiêm 1 mũi.
Bộ Y tế: Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh sởi, xử lý triệt để ổ dịch
Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh sởi; chủ động công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch và thường xuyên đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả...
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi
Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai công tác phòng chống bệnh sởi.
Theo Bộ Y tế từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Cùng đó, mới đây nhất, ngày 27/8, UBND TP HCM đã chính thức công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại phòng tiêm chủng của CDC Nghệ An.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trong cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung, cụ thể:
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện công văn số 4847/BYT-DP ngày 19/8/2024 của Bộ Y tế về việc chủ động triển khai phòng chống dịch mùa tựu trường; công văn số 4992/BYT-DP ngày 23/8/2024 về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi và các khuyến cáo, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh sởi.
Chỉ đạo Sở Y tế và chính quyền các địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch và thường xuyên đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả;
Cùng đó, chủ động phối hợp với TPHCM và các địa phương lân cận để chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các phương tiện thông tin trên địa bàn phối hợp với ngành y tế thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để người dân chủ động các biện pháp phòng bệnh và không để tình trạng hoang mang, lo lắng trong dư luận.
Đồng thời tăng cường truyền thông, tuyên truyền vận động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch và khuyến cáo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tụ tập đông người và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đến nơi tập trung đông người và các địa điểm công cộng.
Sởi dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh
Theo Cục Y tế dự phòng, sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.
Bệnh sởi hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt>95%.
Sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra.
Trước đó, trao đổi với báo chí bên lề hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024" với chủ đề "Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh" và phát động triển khai chiến dịch tiêm vaccine Sởi do Bộ Y tế; Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) phối hợp tổ chức mới đây, TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay cuối năm 2023, WHO đã phát đi thông báo về nhiều nước trên thế giới có số ca mắc sởi gia tăng và cảnh báo Việt Nam về dịch sởi có thể bùng phát.
Vì vậy, ngay từ đầu năm 2024, Bộ Y tế đã có kế hoạch tiêm bù, tiêm vét các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có sởi.
Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc, trong đó tại TPHCM ghi nhận hơn 500 ca mắc.
"Đặc biệt, mùa tựu trường đang đến gần, nguy cơ mắc sởi, lây truyền bệnh là rất lớn. Chủ yếu tỉ lệ nặng, tử vong nằm ở nhóm trẻ chưa được tiêm chủng. Vì vậy, Bộ Y tế phối hợp với WHO và UNICEF tổ chức chiến dịch tiêm chủng 1.134.200 liều vaccine phòng sởi nhằm bao phủ vaccine cho trẻ, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và chuyển nặng" - ông Đức nói.
Ông Đức cũng nêu rõ chiến dịch tiêm chủng sởi khác với kế hoạch tiêm bù, tiêm vét đã được thực hiện là đối tượng tiêm chủng được mở rộng. Cụ thể, trước đây chỉ tiêm cho trẻ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.
Tuy nhiên, trong chiến dịch thêm này đối tượng tiêm chủng là trẻ từ 1 đến 10 tuổi, trừ những trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Bộ Y tế đã đánh giá nguy cơ dịch theo bộ công cụ do WHO cung cấp và xác định 18 tỉnh, thành phố với khoảng 100 huyện nằm trong khu vực có nguy cơ. Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng này. Dự kiến sẽ tiêm từ tháng 9/2024.
Thái Bình: Nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm Chiều 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình (thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình) có thông tin ban đầu về vụ việc nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình). Theo thông tin ban đầu, ngày 1-2/5 tại gia đình ông H, bà H (tổ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Nguyên tắc quan trọng khi uống nước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ngừng ăn thịt?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 18/4: Tăng Thanh Hà lần đầu hé lộ ảnh sinh con đầu lòng 10 năm trước
Nhân dịp sinh nhật con trai cả tròn 10 tuổi, Tăng Thanh Hà lần đầu hé lộ những hình ảnh khi mới sinh. Diễn viên cho biết đây là "những bức ảnh gia đình đầu tiên" của cô sau khi lên chức mẹ.
Bộ phim 18+ gây tranh cãi suốt 20 năm vì cảnh nóng thật của nữ chính và đạo diễn, 1 tên tuổi bị hủy hoại đáng tiếc
Hậu trường phim
08:00:21 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025
Google tìm cách trị ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' pin
Thế giới số
07:10:28 18/04/2025
Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người
Tin nổi bật
07:03:18 18/04/2025
Ông Biden tái xuất, lần đầu phát biểu từ khi mãn nhiệm
Thế giới
06:58:35 18/04/2025
10 cặp đôi phim Hàn đỉnh nhất 10 năm qua: Nhìn nhau đã thấy yêu, ngọt ngào đến phát hờn
Phim châu á
06:43:24 18/04/2025