Nghiên cứu tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu mới đã tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người mới mắc bệnh tiểu đường và người bị tiền tiểu đường.
Đó là cắt giảm lượng tinh bột còn một nửa, và tăng lượng đạm thêm 20%.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ Diabetes Care, đã giải đáp câu hỏi mà mọi người bệnh tiểu đường đều quan tâm. Đó là làm sao để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa – Bệnh tiểu đường của Ấn Độ thực hiện, bao gồm 18.090 người tham gia, đã đưa ra các khuyến nghị về công thức bữa ăn cho người mới mắc bệnh tiểu đường và người bị tiền tiểu đường.
Kết quả, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị về công thức bữa ăn để đẩy lùi bệnh tiểu đường như sau:
Cắt giảm lượng tinh bột còn một nửa, và tăng lượng đạm thêm 20% có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đối với người mới mắc bệnh tiểu đường
Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu để thuyên giảm bệnh tiểu đường mới phát là:
Tăng lượng đạm lên 19 – 20%
Tăng lượng chất béo lên 21 – 26%.
Chất xơ từ 5 đến 6%.
Video đang HOT
Phụ nữ cần cắt giảm carbs thêm 2% so với nam giới.
Người lớn tuổi cũng cần cắt giảm carbs thêm 1% và tăng đạm thêm 1% so với người trẻ, theo The Indian Express.
Đối với người bị tiền tiểu đường
Để thuyên giảm bệnh tiền tiểu đường, các khuyến nghị:
Giảm lượng carbs còn 50 – 56%
Tăng lượng đạm lên 18 – 20%
Tăng lượng chất béo lên 21 – 27%
Chất xơ: 3 – 5%
Những người không hoạt động thể chất nên giảm carbs thêm 4% so với những người hoạt động tích cực, theo The Indian Express.
Một trong những tác giả nghiên cứu, tiến sĩ V Mohan, Trưởng khoa Tiểu đường tại Trung tâm Chuyên khoa Tiểu đường Dr. Mohan’s Diabetes Specialities Centre (Ấn Độ), cho biết: Thông thường, trong chế độ ăn uống, carbs chiếm khoảng 60 – 75% tổng lượng calo và chỉ 10% là đạm.
Tăng lượng đạm tốt nhất là đạm thực vật. Đạm động vật nên ưu tiên cá, gà, trứng, tránh thịt đỏ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chúng tôi đã chỉ ra trong một số nghiên cứu trước đây rằng ăn quá nhiều cơm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, nghiên cứu đề xuất cắt giảm carbs và tăng lượng đạm, thì bệnh tiểu đường có thể thuyên giảm, tiến sĩ V Mohan khuyến cáo.
Cắt giảm carbs như cơm, bánh mì, bún, phở.
Tăng lượng đạm tốt nhất là đạm thực vật. Đạm động vật nên ưu tiên cá, gà, trứng, tránh thịt đỏ.
Ví dụ: Người thường ăn 2 chén cơm hoặc 2 ổ bánh mì cho bữa trưa, có thể thay thế 1 chén cơm hoặc 1 ổ bánh mì bằng đạm lành mạnh, theo The Indian Express.
Công thức bữa ăn lý tưởng
Tiến sĩ Mohan khuyến nghị như sau:
Rau: 1/2 khẩu phần, gồm rau lá xanh, như đậu, bắp cải, súp lơ – những thứ này nên thay đổi hằng ngày (tránh loại giàu tinh bột như khoai tây)
Đạm: 1/4 khẩu phần, gồm cá, gà, trứng, đậu hoặc đậu nành
Carbs: 1/4 khẩu phần, gồm một ít cơm hoặc bánh mì, theo The Indian Express.
Nghiên cứu: Một loại rau giúp giảm mạnh đường huyết chỉ sau vài phút
Đối với người bệnh tiểu đường, đường huyết sẽ tăng lên mức nguy hiểm nếu không thực hiện các bước hạn chế.
Rất may là một loại rau đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng giảm lượng đường trong máu trong vòng vài phút sau khi ăn, theo nhật báo Anh Express.
Mức đường huyết trung bình sau bữa ăn ở những người tiêu thụ xà lách - thấp hơn "đáng kể" chỉ sau vài phút. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ American Diabetes Association coi các loại rau lá xanh, trong đó có xà lách, là thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí nghiên cứu sinh y học Biomedical Reports đã một lần nữa xác nhận điều này.
Nghiên cứu bao gồm 42 người Nhật từ 21 đến 64 tuổi, có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Những người tham gia được tiêu thụ giả dược hoặc xà lách cùng với một bữa ăn giàu carbs.
Xà lách có chỉ số đường huyết GI thấp, được phân hủy chậm hơn và khiến lượng đường trong máu tăng từ từ, tránh được sự tăng vọt đường huyết nguy hiểm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vì carbs nhanh chóng phân hủy thành đường trong máu, làm tăng mức đường huyết ngay sau khi ăn. Nên các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm "ăn kèm" này để tìm hiểu xem liệu xà lách có khả năng kiềm hãm sự tăng vọt mức đường huyết hay không.
Họ đã đo mức đường huyết của người tham gia từ 30 đến 120 phút sau bữa ăn thử nghiệm.
Kết quả đã phát hiện mức đường huyết trung bình sau bữa ăn ở những người tiêu thụ xà lách - thấp hơn "đáng kể" chỉ sau vài phút, so với nhóm dùng giả dược, theo Express.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Kết quả này đã cho thấy ăn xà lách ngăn chặn sự gia tăng mức đường huyết sau ăn.
Họ cho rằng sở dĩ xà lách có tác dụng tuyệt vời này có thể là nhờ chúng chứa ít calo và ít carbs - làm chậm tốc độ tăng lượng đường trong máu.
Xà lách có chỉ số đường huyết GI thấp. Thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình được phân hủy chậm hơn, tránh được sự tăng vọt đường huyết nguy hiểm.
Chuyên gia tiết lộ điều tạo nên sức mạnh thần kỳ cho cà phê Một hợp chất trong cà phê có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Có một chất hóa học được tìm thấy trong cà phê được các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng "bảo vệ mạnh mẽ" chống lại nhiều loại ung thư. Cà phê chứa một chất chống oxy hóa có thể "bảo vệ" cơ thể khỏi...