Sai lầm khủng khiếp khi ăn biến cà rốt thành “độc dược”, bỏ ngay còn kịp
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều bà nội trợ yêu thích. Dù thế, không phải ai cũng biết ăn cà rốt đúng cách để tốt cho sức khoẻ.
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm giàu beta carotene. Beta carotene là một trong số ít chất carotenoid được cơ thể chuyển đổi thành vitamin A – một chất dinh dưỡng giúp bảo vệ thị lực tốt, sức khỏe mắt và khả năng miễn dịch.
Một bát nhỏ cà rốt cung cấp khoảng 430% lượng vitamin A tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng lớn cà rốt sẽ cung cấp quá nhiều carotene trong máu. Cơ thể chỉ chuyển đổi beta carotene khi cần thiết, dẫn đến dư thừa lượng carotene và gây nên chứng carotenemia (carotenemia là một khái niệm xuất phát từ carotene, một chất làm cho rau quả có màu vàng cam) hoặc gây nên bệnh vàng da. Cụ thể:
Gây táo bón: Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu.Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Gây ngộ độc: Nếu ăn nhiều cà rốt, lượng muối natri trong cao cơ thể chúng ta sẽ biến đổi hemoglobin có trong cà rốt thành methemolobine với số lượng lớn.
Nếu methemolobine trong cơ thể quá lớn vượt quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Lượng beta carotene trong cà rốt đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như khả năng phòng ngừa các chứng bệnh ung thư (Ảnh minh hoạ)
Ăn nhiều cà rốt ức chế sự rụng trứng: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày), dung nạp vào cơ thể một lượng lớn carotenoid có thể gây vô kinh và ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng bình thường. Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai nên thận trọng không nên ăn quá nhiều cà rốt.
Gây vàng da, vàng mắt: Lượng beta carotene trong cà rốt đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như khả năng phòng ngừa các chứng bệnh ung thư. Ngoài ra, khi vào cơ thể, chất này chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như can xi, ma giê, mangan, sắt, đồng… nuôi dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà rốt, cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi…
Uống nước ép cà rốt cũng là cách để cải thiện thị lực cho mắt do Vitamin A tạo ra trong cơ thể, nhưng dùng quá nhiều dễ gây ra hiện tượng vàng mắt.
Vậy nên ăn cà rốt như thế nào cho đúng?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần. Trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.
Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.
Bên cạnh đó, nhiều bà nội có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc.
Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Cà rốt rất ngon và bổ dưỡng nhưng tuyệt đối không được ăn bừa
Nếu ăn không đúng cách, không chỉ làm mất tác dụng của cà rốt còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi nhắc đến cà rốt, mọi người đều biết cà rốt có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều bậc cha mẹ thường xuyên sử dụng cà rốt làm thực phẩm bổ sung cho con mình bởi lượng lớn vitamin và carotene có trong cà rốt đặc biệt có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Có nhiều cách để ăn cà rốt, có thể luộc, xào, hầm hoặc ăn sống, món nào cũng đều ngon miệng. Thế nhưng bạn có biết rằng, dù cà rốt có giá trị dinh dưỡng cao, chúng ta vẫn cần chú ý một số điều khi ăn loại thực phẩm này. Nếu ăn không đúng cách, không chỉ làm mất tác dụng của cà rốt còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy nhớ 3 lưu ý này khi ăn cà rốt.
1. Không ăn quá nhiều
Cà rốt chứa rất nhiều vitamin A cùng một lượng lớn carotene. Nên nhớ, một lượng nhỏ vitamin A vô cùng tốt cho cơ thể chúng ta nhưng quá nhiều vitamin A sẽ gây ra điều ngược lại. Lý do là bởi vitamin A hòa tan trong chất béo, ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc. Nhẹ có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nghiêm trọng có thể gây mờ mắt và thậm chí ảnh hưởng đến sự phối hợp cơ bắp. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều cà rốt có thể khiến da vàng đi.
2. Cà rốt không nên ăn cùng củ cải trắng
Nhiều người thường nấu lẫn củ cải trắng và cà rốt với nhau. Đặc biệt là khi hầm súp, cà rốt và củ cải trắng không chỉ ngon mà phối hợp màu sắc cũng đẹp. Thực tế, cách ăn này không đúng.
Dù củ cải trắng và cà rốt đều có giá trị dinh dưỡng tương đối cao nhưng khi kết hợp, giá trị dinh dưỡng không tăng gấp đôi mà còn sụt giảm. Vì củ cải trắng rất giàu chất enzyme, giúp tiêu hóa tốt, chống lại virus và nhiễm trùng, cải thiện sức đề kháng của con người. Tuy nhiên, những chất này có một đặc điểm chung là không chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ tối đa là 80 độ. Từ 80 độ trở lên trở đi, củ cải trắng về cơ bản sẽ không còn dinh dưỡng.
Cà rốt lại khác, vitamin A và carotene có trong cà rốt chỉ được kích thích giải phóng ở nhiệt độ cao trên 80 độ. Các enzyme giải phóng vitamin C có trong cà rốt sẽ phá hủy vitamin C có trong củ cải trắng. Thực sự không khoa học khi kết hợp củ cải trắng và cà rốt.
3. Cà rốt và rượu không thể kết hợp cùng lúc
Chúng ta đều biết rằng cà rốt rất giàu carotene. Nếu kết hợp carotene và rượu, chúng sẽ tạo ra phản ứng hóa học nảy sinh độc tố trong gan. Tốt nhất không ăn cà rốt khi uống rượu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Muốn vết thương nhanh lành, không để lại sẹo xấu xí, ăn ngay những thực phẩm này Chế độ ăn uống là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương. Nếu không may có vết thương trên người, nhu cầu dinh dưỡng của bạn cũng cần thay đổi để thích nghi. Khi đó, bạn cần một lượng calo và dinh dưỡng hơn bình thường, cung cấp đủ thức ăn phù hợp để vết thương sẽ...