Rửa tay thực sự có thể phòng tránh được những bệnh nào?
Khi chúng ta tiếp xúc với nhiều người, động vật, thực phẩm và các bề mặt khác nhau, tay chúng ta sẽ dính phải rất nhiều vi khuẩn, virus và các loại chất bẩn có thể khiến cơ thể bị bệnh.
Rửa tay giúp ngăn ngừa nhiều bệnh – SHUTTERSTOCK
Rửa tay có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ những rủi ro này, theo Reader’s Digest.
1. COVID-19
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Risk Analysis , rửa tay đúng cách tại các sân bay có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ 24 đến 69%.
2. Virus gây nôn mửa, tiêu chảy
Theo một nghiên cứu được công bố trên Royal Society Open Science , việc cọ rửa bề mặt chỉ làm giảm tối đa 60% khả năng lây truyền, trong khi nếu đa số người dân thực hiện rửa tay thì có thể ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh.
3. Đau mắt đỏ
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh thường dụi mắt để giảm bớt cảm giác khó chịu và sau đó chạm vào môi trường xung quanh, virus hoặc vi khuẩn gây đau mắt đỏ sẽ xuất hiện trên mọi loại bề mặt.
Cho trẻ rửa tay thường xuyên là cách để ngăn ngừa lây lan bệnh tay chân miệng – ẢNH SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Bệnh thường lây truyền qua thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn chưa được rửa kĩ hoặc nấu chín hoàn toàn, hay khi không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho em bé.
Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch, biến chứng nguy hiểm nhất là làm sưng lá lách.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh hoặc qua ho, hắt hơi.
Vì vậy những đồ vật mà người bệnh hắt hơi, ho hoặc chạm vào sau đó có thể lây nhiễm cho người khác.
6. Bệnh tay chân miệng
Bệnh lây lan bằng đường tiếp xúc với người bệnh qua giọt bắn từ mũi, miệng, mụn nước, phân. Vì vậy, rửa tay sẽ hạn chế sự lây lan của bệnh.
7. Nhiễm tụ cầu khuẩn
Tụ cầu khuẩn là những vi sinh vật gây bệnh rất phổ biến, có nhiều trên da, mũi của hầu hết mọi người.
Nếu xâm nhập vào máu, khớp, xương, phổi hoặc tim, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, và tỷ lệ này đang ngày càng tăng
Loại vi khuẩn này có trên những đồ vật như khăn tắm hoặc dụng cụ tập thể dục. Nếu không rửa tay sau khi cham vào những vật này, có thể lây nhiễm bệnh.
8. Viêm phổi
Ở một số trẻ em, đặc biệt là những trẻ sinh non và ở những người trên 65 tuổi có hệ miễn dịch suy yếu, virus gây viêm phổi có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản và tử vong.
Giống như các bệnh đường hô hấp khác, ho và hắt hơi sẽ lây các giọt nhiễm bệnh qua không khí và lên các bề mặt. Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh.
9. Viêm gan siêu vi A
Viêm gan siêu vi A gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, sốt, mệt mỏi và vàng da. Một số trường hợp thậm chí có thể gây suy gan cấp tính. Loại virus này thường lây truyền khi ăn thức ăn do người bệnh không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh chế biến, theo Reader’s Digest.
10. Viêm họng hạt
Viêm họng hạt không chỉ gây khó chịu và rất dễ lây cho người khác mà trong một số trường hợp còn có thể dẫn đến bệnh ban đỏ, sốt thấp khớp, một loại bệnh thận hiếm gặp gọi là PGSN và hội chứng PANDAS. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, ho và hắt hơi làm lây lan các giọt đường hô hấp nhỏ có chứa vi khuẩn.
11. Nhiễm trùng do E. coli
Vi khuẩn E. coli là nguyên nhân gây ra một số bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Bảo vệ Thực phẩm cho thấy rửa tay bằng nước lạnh, ấm và nóng đều có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn.
12. Cảm lạnh
Một nghiên cứu cho thấy rửa tay có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp xuống 45%, theo Reader’s Digest.
Những triệu chứng ở mắt cần gọi bác sĩ ngay
Không ai muốn phải gọi cho bác sĩ, nhưng đôi khi việc tự mình giải quyết một vấn đề sức khỏe nào đó sẽ rất khó khăn hoặc thậm chí nguy hiểm. Đôi khi, tìm sự giúp đỡ bác là hết sức cần thiết.
Dưới đây là những triệu chứng ở mắt mà bạn cần gọi ngay cho bác sĩ.
Bạn thấy "ruồi bay"
"Ruồi bay", hay những "vật thể" lạ trôi nổi bềnh bồng trước mắt, có thể không phải là vấn đề gì lớn... nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề thị lực nào đó nghiêm trọng hơn như bong võng mạc, rách võng mạc hoặc viêm trong mắt. Rách và bong võng mạc, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời - thường trong vòng 24 đến 48 giờ - có thể dẫn đến mất thị lực rõ rệt và vĩnh viễn. Vì vậy, bạn sẽ muốn được bác kiểm tra nếu bị tình trạng này.
Bạn bị đau mắt đột ngột, không rõ nguyên nhân
Đau mắt không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ), bệnh dễ lây và cần dùng thuốc. Hoặc, nó có thể là một biến chứng nghiêm trọng hơn của nhiễm trùng. Dù là gì thì bạn cũng sẽ muốn gọi bác sĩ.
Đột nhiên bạn bị nhìn mờ
Nhìn chung, giảm thị lực đột ngột ở bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp và cholesterol cao, có thể là hậu quả của bệnh lý nền diễn biến xấu đi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn khỏe mạnh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đơn kính mắt của bạn phải thay đổi hoặc bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh đái tháo đường hoặc đa xơ cứng.
Bạn đeo kính áp tròng và mắt bị đỏ, chảy nước mắt và đau
Việc đeo kính áp tròng sẽ "phóng đại" đáng kể nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn không triệt để thực hiện vệ sinh tốt và thay thế kính đúng lịch. Nếu bạn đang đối mặt với các triệu chứng cấp tính, hãy gọi bác sĩ càng sớm càng tốt. Đã có những bệnh nhân cuối cùng bị mù vì họ trì hoãn việc tìm kiếm sự chăm sóc cho những triệu chứng nhỏ ngay khi mới khởi phát.
Bạn bị nhìn đôi
Đôi khi bị song thị, như khi bạn hoàn toàn kiệt sức sau một ngày dài làm việc, là điều bình thường. Nhưng việc nhìn đôi không có lý do, diễn ra dai dẳng và chỉ hết khi bạn che hoặc nhắm mắt có nghĩa là bạn cần phải đi kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao, đột quỵ hoặc nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Bạn không thể nhìn rõ bằng một mắt
Một số tình trạng đau nửa đầu có thể gây ra hiện tượng này nhưng nếu trước đây bạn chưa từng bị đau nửa đầu, thì hãy gọi cho bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ hoặc tắc nghẽn một trong những mạch máu ở cổ. Điều này không nên xem nhẹ. Mất thị lực ở một mắt không hề bình thường chút nào.
Hiểu đúng về cách sử dụng nhiệt để diệt SARS-CoV-2 WHO cũng khẳng định cách tốt nhất để phòng ngừa sự lây lan SARS-CoV-2 vẫn là rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn ít nhất 60% bên cạnh việc đeo khẩu trang. Trang tin Insider mới đây dẫn cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay mọi người...