Cả rổ rau được cho vào chậu nước khuấy đều, xóc qua xóc lại rồi nhanh chóng được vảy khô và đem ra phục vụ thực khách.
Rau sống ngoài các nhà hàng quán ăn tiêu thụ mạnh nhưng độ sạch sẽ an toàn không được đảm bảo.
Trong quán bún bò trên phố Nghĩa Tân (Cầu Giấy), thực khách luôn miệng gọi rau sống để món ăn thêm đậm đà. Nhưng ngay bên cạnh nơi thực khách ngồi là những rổ rau sống được rửa qua quýt.
Theo quan sát, rau sống được nhặt nhạnh sơ sài, chủ yếu bỏ phần úa, hỏng và thông thường công đoạn này được thực hiện từ buổi tối hôm trước. Để tránh rau bị thâm, dập, mất vẻ tươi ngon, nhà hàng chỉ rửa một lượng nhất định nhằm phục vụ khách hàng sáng sớm hôm sau. Số còn lại sẽ dùng khi đông khách, nhu cầu tăng cao.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc rửa rau sống của nhân viên các quán ăn rất qua loa. Cả rổ rau được cho vào chậu nước khuấy đều, xóc qua xóc lại rồi nhanh chóng được vảy khô và đem ra phục vụ thực khách.
Chưa kể đến việc rửa không kỹ, nước rửa rau cũng không đảm bảo do chủ trương của các nhà hàng là tiết kiệm tối đa.
Nghiên cứu mới được công bố hồi tháng 9/2009 của trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau sống cao ngất ngưởng: từ 92 đến 100%!
Kết quả xét nghiệm này ra đời sau khi các bác sỹ phân tích các mẫu rau sống phổ biến lấy từ các chợ, bao gồm: xà lách, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…).
Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là: giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.
Điểm đáng lưu ý là tất cả các loại rau trước khi xét nghiệm đều đã được rửa 3 lần với nước sạch.
“Ngay cả rau sống rửa tại nhà, được ngâm cả nước muối cẩn thận để phục vụ chính gia đình mình cũng không hết nhưng giảm bớt rất đáng kể vi khuẩn. Nếu đã rửa 3 lần mà tỷ lệ nhiễm khuẩn vẫn cao như vậy thì người tiêu dùng mới hiểu hết sự nguy hiểm của các loại rau sống tràn lan trong các quán ăn”, ông Trịnh Như Hùng, chuyên gia hóa học phân tích.
Theo ông Hùng, ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn, rau sống cũng như các loại rau khác cũng tiềm ẩn các loại thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo đúng liều lượng quy định, …
“Do đặc thù là ăn thẳng không qua đun nấu nên ăn rau sống là nguyên nhân dễ dàng gây nhiều loại bệnh tiêu hóa. Vì thế, nếu muốn ăn, tốt nhất nên ăn ở nhà. Còn ai hay ăn thức ăn đường phố thì tốt nhất muốn sống thọ hơn nên ăn càng ít rau sống càng tốt”, ông Hùng khuyên.
Ngọc Anh
Tin mới nhất
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
10:08:59 24/01/2025
Các anthocyanin có trong bắp cải không chỉ giúp chống viêm. Nghiên cứu cho thấy chúng làm tăng thêm lợi ích sức khỏe của bắp cải bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Tại đây, các bác sĩ xác định trẻ bị ngộ độc thuốc diệt chuột chứa thành phần bromadiolone, đây là một chất gây rối loạn đông máu kéo dài. Sau 1 tuần điều trị và theo dõi tại khoa Cấp cứu và Chống độc, cả hai bé ổn định và được ra viện.
Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi
10:05:12 24/01/2025
Vài phút sau khi uống, bé xuất hiện tình trạng tím tái, suy hô hấp, tim đập chậm. Trẻ được đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, ngừng thở và ngừng tim.
Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?
10:00:59 24/01/2025
Đôi khi, mọi người có thể nhầm lẫn giữa cảm giác khát và cảm giác đói. Vậy nên hãy lưu ý, uống đủ nước ưu tiên nước lọc, ăn trái cây hoặc uống nước trái cây không thêm đường.
Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus
09:58:35 24/01/2025
Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ với khẩu phần ăn đủ các nhóm dinh dưỡng đạm, đường, chất béo và rau xanh, các thức ăn nên được chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa và có thể chia làm nhiều bữa hơn trong ngày.
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?
06:37:37 24/01/2025
Khi phát hiện người xung quanh bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế được các di chứng về sau.
Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất
15:13:03 23/01/2025
Những trường hợp này cần được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp giảm cân, chống béo phì.
Nguy cơ dịch cúm bùng phát dịp Tết, phòng chống thế nào?
14:16:22 23/01/2025
Hay thói quen sinh hoạt thay đổi, trong dịp Tết, nhiều người thức khuya, ăn uống không điều độ, làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng.
Lợi ích sức khỏe của trà bạc hà không phải ai cũng biết
13:24:01 23/01/2025
Bạc hà là một loại thảo mộc quen thuộc, được sử dụng từ lâu trong ẩm thực và y học cổ truyền. Trà bạc hà với hương thơm the mát, dễ chịu không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?
08:19:34 23/01/2025
Tuy vậy, việc đi bộ sớm khi chưa kịp ăn sáng không hẳn phù hợp với tất cả mọi người. Với một số người, gắng sức khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu giảm nhanh, có thể dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt
07:25:00 23/01/2025
Đối với người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ...
Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết
07:22:23 23/01/2025
Sau khi cắt lọc những chỗ tổn thương, các bác sĩ tiến hành tạo hình vạt da che phủ ngay chỗ bị mất. Theo người nhà của bệnh nhân, trong lúc thái thịt, bệnh nhân vô ý nên bị lưỡi dao cắt đứt búp ngón tay.