Rạn da và 7 cách ngăn ngừa hiệu quả
Rạn da không có hại cho sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của chị em phụ nữ. Do đó, phòng tránh rạn da là cách tốt nhất giúp bạn không phải đối mặt với tình trạng này.
Rạn da là vấn đề có thể gặp ở bất cứ ai nhưng thường xuất hiện khi cơ thể trải qua các sự thay đổi lớn như tăng cân, dậy thì và đặc biệt là mang thai. Và vì vậy mà nó trở thành một trong những nỗi lo của hầu hết chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn nên biết vẫn có rất nhiều cách ngăn ngừa và hạn chế các vết rạn hiệu quả mà mà chúng ta có thể dễ dàng áp dụng tại nhà.
Cách ngăn ngừa rạn da 1: Kiểm soát cân nặng
Tăng cân nhanh, giảm cân nhanh và không có sự kiểm soát là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng rạn da dễ dàng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Do đó, nếu bạn muốn ngăn ngừa các vết rạn thì phải biết cách kiểm soát cân nặng của mình và không gây ra những sự thay đổi đột ngột cho cơ thể. Với những người mang thai hay bước vào độ tuổi dậy thì thì việc này sẽ hơi khó nhưng nếu có thể bạn hãy cố gắng tăng cân một cách lành mạnh bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Nhờ đó, làn da sẽ phần nào có thời gian để thích ứng và tình trạng rạn da có thể gặp phải cũng sẽ nhẹ và dễ điều trị hơn.
Cách ngăn ngừa rạn da 2: Uống đủ nước
Uống đủ nước không chỉ giúp bạn đảm bảo các chức năng của cơ thể mà còn là cách giữ cho làn da được mềm mại và ngậm nước. Điều này rất quan trọng vì da khô thì khả năng phát triển các vết rạn da cũng sẽ nhanh và nhiều hơn. Ngoài việc cung cấp đủ nước, bạn cũng nên tránh các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị rạn da.
Cách ngăn ngừa rạn da 3: Chế độ ăn uống
Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng thì tình trạng rạn da cũng có thể xảy ra ở một số khu vực. Vì vậy, hãy đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm đầy đủ các loại thực phẩm, đặc biệt là:
Vitamin C: collagen đóng vai trò duy trì sự căng mịn và đàn hồi cho làn da và vì vậy mà nó là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa các vết rạn da. Trong khi đó, vitamin C lại rất cần thiết cho sự sản xuất collagen nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C chính là cách giúp bạn vừa phòng tránh vừa cải thiện hiệu quả vấn đề da này.
Video đang HOT
Vitamin D: muốn có làn da khỏe mạnh bạn cần phải có vitamin D. Tuy nhiên, việc phơi nắng nhận vitamin D quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt cho làn da nên thay vào đó bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn hàng ngày. Khi mức vitamin D của cơ thể được duy trì ở ngưỡng lành mạnh thì nguy cơ bị rạn da của bạn cũng sẽ giảm xuống một cách tối đa.
Axit béo omega-3: cải thiện độ ẩm, sự dẻo dai cho làn da để ngăn ngừa các vết rạn.
Vitamin E: dưỡng ẩm, kích thích sản sinh collagen để duy trì và tăng cường độ đàn hồi cho da từ đó làm giảm thiểu nguy cơ bị rạn da.
Cách ngăn ngừa rạn da 4: Dưỡng ẩm đầy đủ và massage cho da
Bên cạnh việc uống đủ nước để dưỡng ẩm cho da từ bên trong bạn cần phải thoa kem dưỡng ẩm đầy đủ mới có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng rạn da. Với phụ nữ mang thai, việc sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa cũng rất có lợi nên bạn có thể sớm dùng chúng cho các vùng da có nguy cơ bị rạn cao như bụng, lưng, đùi, chân… Đặc biệt, các thao tác massage cũng có thể cải thiện lưu thông máu và giúp các chất dưỡng ẩm thẩm thấu sâu hơn nên bạn hãy áp dụng chúng để có được hiệu quả chăm sóc và ngăn ngừa rạn da tốt hơn.
Cách ngăn ngừa rạn da 5: Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết là bước chăm sóc da quan trọng không hề kém dưỡng ẩm bởi nó sẽ giúp bạn loại bỏ lớp da chết xỉn màu, thô ráp và tạo điều kiện cho các tế bào mới phát triển. Hiệu quả kích thích tái tạo tế bào từ hoạt động này có thể góp phần ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rạn da khá hiệu quả nên bạn nhớ thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ tuần. Ngoài ra, đừng quên thoa kem dưỡng ẩm để khôi phục lại độ ẩm và làm dịu da.
Cách ngăn ngừa rạn da 6: Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe, cân nặng (tránh tăng cân quá nhanh) mà còn làm tăng lưu lượng máu đến da và duy trì sự đàn hồi giúp ngăn ngừa tối đa tình trạng rạn da. Chính vì vậy, nếu muốn vừa bảo vệ da vừa hưởng những lợi ích làm đẹp và sức khỏe thì bạn đừng quên duy trì việc tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Cách ngăn ngừa rạn da 7: Điều trị rạn da ngay khi chúng xuất hiện
Nếu không thể ngăn ngừa một cách triệt để rạn da thì bạn nên sớm có các phương pháp điều trị ngay khi chúng vừa mới xuất hiện bởi để càng lâu thì các vết rạn càng rõ, nhiều và khó loại bỏ. Việc thăm khám kịp thời với bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn xác định được chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng rạn da để có phương hướng giải quyết nhanh và hiệu quả nhất.
Rạn da là một trong những tình trạng tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến nhiều chị em mất đi sự tin vào cơ thể và làn da của mình. Ngoài ra, nếu không điều trị sớm thì việc khắc phục triệt để vấn đề này cũng rất khó nên tốt nhất là bạn nên sớm hình thành cho mình những thói quen tốt để ngăn ngừa rạn da một cách hiệu quả hơn.
Phương Nga
Theo phunuvagiadinh.vn
Dùng kem chống rạn da khi mang thai cần hết sức lưu ý kẻo ảnh hưởng tới thai nhi
Để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai nhiều chị em thường sử dụng kem chống rạn da nhưng theo các bác sĩ nên thận trọng khi dùng.
Rạn da khi mang thai là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu. Tình trạng này không chỉ khiến chị em khó chịu do bị ngứa mà còn làm mất đi sự tự tin về bụng bầu của mình. Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng nhằm giúp giảm các vết rạn là bôi kem chống rạn da. Tuy nhiên, việc dùng kem chống rạn da khi mang thai liệu có tốt?
Theo một số thông kê thì có khoảng 70% chị em phụ nữ sẽ bị rạn da khi mang thai. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu của bệnh lý nên không cần lo lắng. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các sợi collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Khi mang thai, trọng lượng người phụ nữ tăng nhanh. Bên cạnh đó, kích thước vòng bụng to ra gấp nhiều lần khiến da mẹ bầu đạt tới giới hạn. Từ đó, gây ra việc đứt gãy mô liên kết dưới lớp trung bì của da và gây nên các vết rạn.
Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.
Bà bầu nên thận trọng khi dùng kem chống rạn da
Trên thực tế, không thể nói chính xác được thời điểm xuất hiện rạn da của bà bầu bởi thời gian xuất hiện rạn da của mỗi người hoàn toàn không giống nhau. Có những mẹ bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kì đã có dấu hiệu rạn da. Nhưng cũng có những chị em tới những tháng cuối thai kì mới bắt đầu bị. Hoặc thậm chí có người không hề bị rạn da trong suốt thai kỳ hoặc sau sinh mới xuất hiện.
Mặc dù rạn da bụng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nhưng lại có thể gây cho bà bầu mặc cảm tự ti vì theo thời gian các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục, không bị mất đi nên nhiều người tìm đến các loại kem dưỡng hay kem chống rạn da để sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định bôi kem chống rạn da sẽ phục hồi được làn da mà có khi còn gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Cụ thể, khi bôi kem chống rạn da, phụ nữ mang thai cần phải thực hiện xoa và massage vùng bụng. Nếu việc làm này kéo dài trong suốt thời gian mang thai dễ làm xuất hiện các cơn co tử cung, khi cơn co ngày càng nhiều, phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài càng cao, dẫn đến nguy cơ sẩy thai, động thai, sinh non.
Nhất là ở những tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu xoa bụng quá thường xuyên thì các nguy cơ này càng lớn. Do đó, nếu muốn dùng kem chống rạn da nên hỏi ý kiến của bác sĩ và cân nhắc cẩn thận từ việc lựa chọn thành phần kem bôi đến việc thoa kem hàng ngày một cách nhẹ nhàng, tránh việc massage quá nhiều.
Kem trị ran da cũng như các loại thảo dược trị rạn như dầu dừa, dầu oliu,... không thể điều trị tận gốc một khi các vết rạn đã xuất hiện mà chỉ có thể hạn chế, ngăn ngừa các vết rạn da bằng các phương pháp kết hợp với một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý. Khi mẹ sử dụng bất cứ thứ gì trị rạn da và bôi lên bụng thì cần hết sức lưu ý.
Dùng kem chống rạn da khi mang thai cần lưu ý điều gì?
Mẹ nên dùng các loại kem chống rạn da có chiết xuất từ thảo dược, thành phần từ thiên nhiên và nên dùng này từ đầu thai kỳ để việc phòng chống các vết rạn có hiệu quả.
Mẹ cần bôi kem từ 1-2 lần trong ngày, nhẹ nhàng thoa kem lên da, hạn chế việc massage bụng bầu quá nhiều khi bôi kem.
Trong lần sử dụng đầu tiên, mẹ chỉ nên xoa một lượng kem vừa phải lên vùng da nhỏ để xem có bị kích ứng da hay không. Nếu xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thì mẹ nên dừng ngay lập tức.
Thay vì sử dụng các loại kem, mẹ bầu cũng có thể trị rạn da bằng dầu dừa, dầu oliu vừa an toàn, tiết kiệm mà cũng rất hiệu quả trong việc làm mờ các vết rạn.
An Dương (T/h)
Theo vietq.vn
Làn da gặp những rắc rồi gì khi mang thai Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng sẽ ảnh hưởng đến hình dáng của mẹ đặc biệt là làn da. Vì thế, bạn cùng tìm hiểu 4 vấn đề về da hay gặp nhất khi chị em mang bầu dưới đây nhé. Khi mang thai, làn da của các mẹ bầu thường không được hồng hào và thường gặp một số...