Quyết định kịp thời của nhóm bác sĩ ở Hà Nội cấp cứu nam sinh nguy kịch
Bé trai 10 tuổi được chuyển đến viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, thầy thuốc đánh giá tình trạng bệnh nhân rất nặng.
Bệnh nhi là bé T.M.D (10 tuổi, quê Thái Bình), đang trong kỳ nghỉ hè nên ở chơi nhà người thân tại Long Biên, Hà Nội.
Gia đình cho biết khởi đầu, bé D. nôn 3 lần, sau đó sốt 38,5 độ C, đi ngoài phân lỏng. Khi tình trạng nôn tăng lên, bệnh nhi được đưa đến bệnh viện gần nhà. Tại đây, bệnh nhi được điều trị tích cực theo phác đồ nhiễm khuẩn và tiêu chảy cấp, mất nước nặng nhưng tình trạng lâm sàng không cải thiện.
Tối 27/6, bệnh nhi được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), trong tình trạng rất nặng với biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn. Ngay lập tức, ê-kíp trực tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân, đồng thời hội chẩn đánh giá ngay ca bệnh nguy kịch này.
“Trẻ được đặt nội khí quản thở máy, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, dùng thuốc vận mạch kết hợp kháng sinh sớm và tốt nhất”, Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết. Song song với đó, thầy thuốc cũng chỉ định cấy máu làm xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Video đang HOT
Bệnh nhi trong khi được nội khí quản thở máy, lọc máu. Ảnh: BVCC
Tuy vậy, sau 3 giờ điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện chậm, kết quả xét nghiệm máu còn toan chuyển hóa kéo dài.
Một cuộc hội chẩn khác tiếp tục được tổ chức, kết luận chẩn đoán bệnh nhân bị toan chuyển hóa mất bù kéo dài/sốc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Chỉ định lọc máu liên tục để điều trị nâng cao cho bệnh nhân được đưa ra. Đây là ca lọc máu liên tục đầu tiên ở đối tượng trẻ em được thực hiện tại bệnh viện này.
Ê-kíp lọc máu của khoa Hồi sức tích cực nhi được huy động để nhanh chóng đặt catheter lọc máu và tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân.
“Những giây phút máy lọc chạy rút máu đầu tiên, thầy thuốc trong ê-kip như ‘thở phào’ phần nào khi quá trình lọc máu ban đầu diễn ra thuận lợi, không xảy ra biến chứng cho bệnh nhân”, bác sĩ Kết kể lại.
Sau 8 giờ lọc máu liên tục, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi cải thiện. Sau 3 ngày điều trị tích cực kết hợp lọc máu liên tục, bệnh nhân cải thiện rõ rệt tình trạng lâm sàng, hết sốt, cắt được an thần, cắt được thuốc vận mạch, dừng lọc máu và được rút ống nội khí quản để trẻ có thể tự thở.
Bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh cho tình trạng nhiễm trùng. Sau 14 ngày điều trị, sức khỏe ổn định, các chỉ số xét nghiệm máu về mức bình thường, trẻ được ra viện.
Bé gái 12 tuổi hôn mê do mắc đái tháo đường
Bé gái 12 tuổi (Hà Nội) mắc đái tháo đường type 1, do không tuân thủ điều trị, dẫn đến hôn mê, phải nhập viện cấp cứu.
Chiều 27/1, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, bệnh nhi N.T.T.G (SN 2012, trú tại Phù Đổng, Gia Lâm) vào nhập viện tại Khoa Hồi sức tích cực Nhi trong tình trạng hôn mê, thở nhanh, mất nước.
Trước đó, bệnh nhi có tiền sử đái tháo đường type I nhưng không tuân thủ điều trị. Cách vào viện 2h, bé gái có biểu hiện mệt mỏi, khát nước, nôn nhiều và đau bụng, gia đình không điều trị gì. Sau đó, bé rơi vào tình trạng mệt nhiều, lơ mơ, được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu.
Bác sĩ khuyến cáo khi trẻ mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ điều trị, khám định kỳ để tránh biến chứng nặng.
Qua thăm khám và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy đây là một trường hợp hôn mê nhiễm toan ceton trên bệnh nhân đái tháo đường không tuân thủ điều trị, với nồng độ đường máu cao 28mmol/l, khí máu có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nặng.
Bệnh nhân đã được xử trí kịp thời bằng truyền dịch qua tĩnh mạch trung tâm, duy trì insulin tĩnh mạch và điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn điện giải.
Sau 3 ngày điều trị tình trạng bệnh nhân đã dần dần cải thiện, tỉnh táo hơn, ăn uống được, đường huyết được điều chỉnh bằng insulin tiêm dưới da với phác đồ ngày 4 mũi.
Đái tháo đường type 1 ở trẻ em là bệnh lý nội tiết có tần suất ít gặp ở trẻ em, việc không tuân thủ điều trị sẽ gây ra các biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh khi có con bị bệnh tiểu đường cần tuân thủ điều trị, tái khám định kì theo hẹn để tránh các biến chứng nặng, đảm bảo duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất cho trẻ. Đồng thời, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, gầy sút cân cần được thăm khám sớm bởi các bác sĩ để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Người đàn ông phải mổ cấp cứu sau khi giấu vợ nâng cấp 'cậu nhỏ' Trong thời gian vợ ở cữ, anh P. âm thầm đi nâng cấp "cậu nhỏ". Sau một tháng, anh phải vào viện mổ cấp cứu do biến chứng nặng. Sáng 3/7, anh Đ.T.P (42 tuổi, trú tại TPHCM) tìm tới Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) "cầu cứu" bác sĩ sau một tháng phẫu thuật tăng kích thước cậu nhỏ. Kết...