Bật báo động đỏ cứu sản phụ 18 tuổi ở Hà Nội nguy kịch
Thai phụ 18 tuổi ở Hà Nội vào viện cấp cứu vì bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm, cả 2 mẹ con đều rơi vào tình trạng nguy kịch.
Bác sĩ phải bật báo động đỏ, mời chuyên gia đầu ngành cùng hợp sức cứu bệnh nhân.
Nữ bệnh nhân quê Ba Vì, Hà Nội, mắc bệnh tim bẩm sinh, gầy yếu từ khi còn nhỏ. 18 tuổi, cô chỉ nặng 33kg, đến khi mang thai 32 tuần, cô chỉ tăng 4kg.
Sáng 30/5, cô có biểu hiện đau ngực nên gia đình đưa vào bệnh viện gần nhà. Chiều tối cùng ngày, diễn biến bệnh nặng hơn. Thai phụ nôn nhiều, đau bụng dưới, đau ngực trái tăng dần. Sáng 31/5, cô được chuyển lên Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu.
Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ type A, bị hở van hai lá nhẹ, hở van động mạch chủ vừa, hở van ba lá nhẹ, thất trái không giãn…
“Tình trạng rất nặng cho cả mẹ và con, cần cấp cứu ngay”, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Như Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, nhận định. Lập tức, các bác sĩ bệnh viện này đã bật báo động đỏ, đồng thời mời thầy thuốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng tham gia.
Video đang HOT
Thầy thuốc hai bệnh viện lớn hợp sức cứu hai mẹ con sản phụ trẻ tuổi ở Hà Nội. Ảnh: BVCC
Chiều 31/5, ngay sau khi bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiến hành mổ lấy thai để cứu bé gái 1,8kg, ê-kíp Bệnh viện Tim Hà Nội lập tức phẫu thuật cứu người mẹ trẻ.
“Bệnh nhân vừa trải qua cuộc mổ lấy con xong lại tiếp tục phải trải qua một cuộc đại phẫu thuật tim, trên nền thể trạng yếu, đó là một điều rất khó khăn”, Tiến sĩ Hùng chia sẻ.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Tim Hà Nội, người trực tiếp thực hiện ca mổ tim, cho biết thêm bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh là hội chứng Marfan (một trong các bệnh lý bất thường mô liên kết). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng nguy hiểm lóc tách động mạch chủ type A.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 tiếng, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, dự kiến có thể ra viện sau 1 tuần nữa. Bệnh nhân còn rất trẻ, ngoài giải quyết tổn thương chính ở động mạch chủ, thầy thuốc cũng cố gắng sửa chữa, bảo tồn van tim cho bệnh nhân để cô không phải uống thuốc chống đông suốt đời, tránh nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến cố do dùng thuốc kéo dài.
“Đây mới chỉ là những phẫu thuật cấp cứu, bảo toàn tính mạng của mẹ và con. Về lâu dài bệnh nhân sẽ phải trải qua 1-2 lần phẫu thuật nữa vì toàn bộ hệ thống động mạch từ trên xuống dưới đã bị tổn thương”, bác sĩ Minh nói.
Bệnh lý tim bẩm sinh khiến hệ động mạch của bệnh nhân mỏng hơn người bình thường, dễ giãn. Việc có thai, nội tiết tố thay đổi dẫn đến biến chứng nguy hiểm lóc tách động mạch chủ type A, bệnh nhân gần như chắc chắn sẽ tử vong nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Bước tiến lớn về kỹ thuật tim mạch can thiệp
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Việc Đơn vị Tim mạch can thiệp (thuộc Khoa Tim mạch) được thành lập và đi vào hoạt động đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực điều trị tim mạch tại tỉnh Gia Lai.
Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch-cho hay: Từ năm 2016 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội. Nhờ đó, đơn vị đã được Bệnh viện Tim Hà Nội hỗ trợ đào tạo chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng hiệu quả trong công tác khám-chữa bệnh. Bệnh viện Tim Hà Nội đã chuyển giao nhiều kỹ thuật trong lĩnh vực điều trị tim mạch cho tỉnh Gia Lai như: cấp cứu tim mạch, các gói siêu âm, điện tim, hỗ trợ khám-chữa bệnh từ xa...
Bệnh viện Tim Hà Nội cũng đã chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị tim mạch, đó là chụp và can thiệp động mạch vành cho đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai. Từ tháng 10-2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Đây là hệ thống chụp hình mạch máu mới, hiển thị rõ hơn các thương tổn và bệnh lý mạch máu nhằm chẩn đoán rõ ràng và can thiệp kịp thời đối với những trường hợp mắc bệnh lý về tim mạch, mạch máu não, nhất là nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Sau Lâm Đồng và Đak Lak, Gia Lai là tỉnh thứ 3 trong khu vực Tây Nguyên được đầu tư hệ thống máy DSA, thủ thuật "vàng" trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu.
Ekip y, bác sĩ Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) chuẩn bị thực hiện chụp mạch cho một bệnh nhân. Ảnh: Như Nguyện
Bác sĩ Toán cho biết: "Từ tháng 12-2022 đến nay, Khoa Tim mạch đã triển khai chụp mạch vành cho gần 80 bệnh nhân. Trong đó có khoảng 60% bệnh nhân thực hiện kỹ thuật đặt stent động mạch vành. Các ca điều trị đều được thực hiện thành công ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; nhiều ca cấp cứu do nhồi máu cơ tim khó, phức tạp, các bác sĩ phải chạy đua với thời gian "vàng" để cứu sống tính mạng người bệnh.
Chị Võ Thị Mến (148/7 Lý Thái Tổ, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) cho biết: "Mẹ tôi bị nhồi máu cơ tim chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu và được đặt stent động mạch vành ngay tại Khoa Tim mạch. Được can thiệp kịp thời, mẹ tôi đã vượt qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần hồi phục". Còn anh Rơmah Ty (làng Tao Roong, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) thì chia sẻ: "Vợ tôi bị bệnh tim rất nặng nên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Khoa Tim mạch có thể điều trị nên không phải chuyển tuyến trên".
Mới đây, Bệnh viện tích đã thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp thuộc Khoa Tim mạch. "Đây là một bước tiến lớn trong lĩnh vực điều trị tim mạch của tỉnh. Kết quả này thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế và sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sự ra đời của Đơn vị Tim mạch can thiệp không chỉ là niềm vui của đội ngũ các y-bác sĩ mà còn là niềm vui chung của người dân trong tỉnh"-bác sĩ Toán nhấn mạnh.
Việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp giúp bệnh nhân được thuận lợi khám chữa bệnh, điều trị tim mạch ngay tại tuyến tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Với việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp, không chỉ người dân Gia Lai mà người dân tỉnh Kon Tum và các tỉnh lân cận của nước bạn Lào, Campuchia cũng có điều kiện được chăm sóc và điều trị các bệnh lý tim mạch. Đơn vị Tim mạch can thiệp được thành lập giúp bệnh nhân thuận lợi hơn khi khám-chữa bệnh, điều trị tim mạch ngay tại tuyến tỉnh, không phải chuyển tuyến, giúp giảm chi phí, thời gian điều trị cho bệnh nhân và tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Theo Tiến sĩ Hoàng Văn-Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật chụp và can thiệp động mạch vành, cứu sống nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch. "Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu. Để Khoa Tim mạch tiếp tục phát triển, tôi mong tỉnh có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục cử y-bác sĩ đào tạo chuyên sâu và cập nhật các kiến thức trong lĩnh vực điều trị, can thiệp tim mạch. Bệnh viện Tim Hà Nội cam kết đồng hành và hỗ trợ tỉnh Gia Lai về mặt chuyên môn, đào tạo theo nhu cầu. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ cử cán bộ vào Gia Lai hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật giúp các bác sĩ tim mạch Gia Lai nâng cao chuyên môn, làm chủ kỹ thuật mới, tiên tiến trong điều trị tim mạch can thiệp"-Tiến sĩ Văn cho biết.
Người phụ nữ tử vong sau khi sửa mũi tại thẩm mỹ viện Người phụ nữ đến một cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn quận 1 (TPHCM) để sửa mũi, sau đó rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong. Ngày 5/6, Công an quận 1 đang phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TPHCM lập hồ sơ làm rõ nguyên nhân vụ việc một phụ nữ tử vong sau khi sửa mũi...