Quy chế đào tạo mới, ĐHQGHN dùng chứng chỉ VSTEP để xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ
Quy chế mới cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Mới đây, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 3626/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành Quy chế đào tạo bậc Đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi.
Quy chế mới bao gồm 9 chương, 51 điều quy định về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, được áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo bậc đại học theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban đào tạo, Tổ trưởng Tổ biên soạn Quy chế của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU
Video đang HOT
Đáng chú ý, quy chế mới quy định đối với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo.
Theo đó, Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức cho biết, chứng chỉ VSTEP sẽ được Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuẩn đầu ra của sinh viên, bên cạnh các chứng chỉ có giá trị tương đương khác.
Trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết thêm:
“Khác với Quy chế trước, Quy chế này quy định học phần ngoại ngữ trong chương trình đào tạo là học phần sinh viên bắt buộc phải học và lấy điểm tích lũy, và do đó được tính vào điểm trung bình chung trong kết quả học tập của toàn khóa”.
Đánh giá về quy chế mới ban hành, Giáo sư Nguyễn Đình Đức khẳng định:
“Quy chế về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành đã cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho người học nhiều hơn trước.
Quy chế là hành lang pháp lý quan trọng để sử dụng và huy động nguồn lực chung của toàn Đại học Quốc gia. Quy chế mới đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị; giao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị đào tạo, đồng thời duy trì được những cơ chế và giá trị cốt lõi để vận hành và phát huy, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giữ vững thương hiệu và chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Với Quy chế mới này, sau Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã chính thức sử dụng chứng chỉ Việt (chứng chỉ VSTEP) vào đánh giá chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Độ phủ sóng của chứng chỉ VSTEP đang ngày càng được nhân rộng khi đã có một số trường sẽ sử dụng chứng chỉ VSTEP không chỉ trong xét đầu ra mà còn sử dụng cho cả tuyển sinh đầu vào đại học, điều kiện học Thạc sĩ, Tiến sĩ,…
Trước đó, hồi đầu tháng 11, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chính thức thông báo việc sử dụng chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP) trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.
ĐH Quốc gia Hà Nội dùng chứng chỉ ngoại ngữ Việt làm chuẩn đầu ra
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quy chế đào tạo bậc đại học mới áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi.
Cụ thể, theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, đối với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo. Khác với quy chế trước, quy chế này quy định học phần ngoại ngữ trong chương trình đào tạo là học phần sinh viên bắt buộc phải học và lấy điểm tích lũy, và do đó được tính vào điểm trung bình chung trong kết quả học tập của toàn khóa.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết thêm, một điểm mới trong quy chế đào tạo đại học năm 2022 so với trước đó là cho phép sinh viên có thể được chuyển ngành học. Cụ thể, sinh viên hoàn thành năm học thứ nhất được xem xét chuyển sang học một ngành học khác nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Đáp ứng điều kiện trúng tuyển của ngành muốn chuyển sang học; Có số tín chỉ tích lũy tối thiểu bằng khối lượng thiết kế theo kế hoạch học tập chuẩn của chương trình đào tạo; Điểm trung bình chung các học phần tính đến thời điểm xét đạt từ 2,50 trở lên. Sinh viên không bị cảnh báo học tập hoặc bị xét thi hành kỷ luật; Đơn vị đào tạo còn chỉ tiêu đối với ngành sinh viên muốn chuyển đến; Được sự đồng ý của Chủ nhiệm Khoa/Bộ môn (đơn vị chuyên môn phụ trách ngành đào tạo) và thủ trưởng đơn vị đào tạo (đối với các trường thành viên), Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (đối với các đơn vị đào tạo trực thuộc).
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là quy chế mới ban hành không xem xét chuyển ngành học đối với sinh viên đã học từ năm thứ hai. Kết quả học tập của các học phần đã tích lũy của sinh viên chuyển ngành hoặc chuyển hình thức đào tạo sẽ được xem xét để bảo lưu và công nhận tương đương theo các học phần trong ngành mới.
"Quy chế về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành đã cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho người học nhiều hơn trước", GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thông tin./.
Để VSTEP phổ quát hơn, các trường top cần đưa chứng chỉ vào ưu tiên xét tuyển ĐH Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Phùng, để áp dụng chứng chỉ VSTEP là quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ bắt buộc đối với sinh viên cần phải có thời gian và lộ trình. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có một số cơ sở giáo dục đại học dự kiến áp dụng chứng chỉ VSTEP cho xét tuyển sinh đầu vào...